Đặc điểm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 52)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên 30.306,61 ha, bằng 7,88% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là huyện lớn thứ 4 của tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; có khoảng 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu….: Có các phía tiếp giáp với các tỉnh, huyện (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Phía Tây giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai – Thái Nguyên Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

b. Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng

Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3 dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình vùng núi:

Diện tích 9200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này đất đai có độ phì khá, thích hợp với các loại cây lâm

nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2017).

- Địa hình đồi thấp:

Diện tích 8.255 ha (chiếm 27,42% tổng diện tích tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-150 (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...), cây công nghiệp (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2017).

- Địa hình đồng bằng:

Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (chiếm 35,32% tổng diện tích tự nhiên). Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-80. Vùng này chủ yếu là đất thuần, có khả năng phát triển cây lương thực, rau màu (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2017).

c. Đặc điểm về khí hậu thời tiết

Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40c. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 10C) (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

Huyện Yên Thế nằm ở khu vực có địa hình đồi núi thấp, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với Sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Tình hình sử dụng đất đai

Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 28,63% năm 2017 (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

Đây là là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa toàn diện. Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện (Phòng TN&MT huyện Yên Thế,, 2017), đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện ngày càng phong phú đa rạng. Đây cũng là cơ hội tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu như cây lâm nghiệp, Vải Thiều, Chè, các loại cây có múi và Gà đồi Yên Thế,... (Phòng TN&MT huyện Yên Thế, 2017).

Với tổng diện tích đất tự nhiên là trên 30.000 ha được chia làm 5 loại đất chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư và đất chưa sử dụng. Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Yên Thế các năm 2015, 2016 và năm 2017 được thể hiện qua bảng 3.1.

Trong các năm từ 2015 đến 2017, diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Yên Thế có sự thay đổi theo hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm tăng tốc độ phát triển KT-XH. Cụ thể, đất nông nghiệp có giảm nhưng giảm ít để đảm bảo an ninh lương thực (bình quân 3 năm giảm 0,3%), tăng diện tích đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất SXKD (bình quân tăng 6,5%), đất khu công nghiệp (bình quân tăng 54,2%). Diện tích đất cho hoạt động khoáng sản tăng bình quân 21,8% năm. Điều này phù hợp với việc dân số tăng, nhu cầu khai thác, sử dụng các TNKS ngày càng tăng.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Yên Thế

STT Loại đất Diện tich (ha) So sánh (%)

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Bình quân

TỔNG DIỆN TÍCH 30.308,6 30.308,6 30.308,6 100,00 100,00 100,00

1 Đất nông nghiệp 23.332,7 23.319,0 23.173,9 99,90 99,40 99,700

1.1 Đất trồng lúa nước 4.302,9 4.273,0 4.228,4 99,30 99,00 99,10

1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.826,8 4.768,9 4.726,4 98,80 99,10 99,00

1.3 Đất rừng sản xuất 13.816,2 13.891,0 13.833,1 100,50 99,60 100,10

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 369,8 369,1 369,0 99,80 100,00 99,90

1.5 Đất nông nghiệp khác 17,0 17,0 17,0 100,00 100,00 100,00

2 Đất phi nông nghiệp 3.806,4 3.846,9 4.014,3 101,10 104,40 102,70

3 Đất chưa sử dụng 228,5 192,6 149,1 84,30 75,30 79,70

4 Đất đô thị 305,0 307,5 311,8 100,80 101,40 101,10

5 Đất khu dân cư nông thôn 2.636,0 2.642,6 2.659,5 100,30 100,60 100,40

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Thế, (2017)

b. Đặc điểm về dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện tại bảng 3.2.

Tổng dân số của huyện năm 2017 là 95.241 người, tăng 0,82 % so với năm 2016 và 1,59 % so với năm 2015. Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 0,79 %. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 0,27%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng nhanh (bình quân tăng 5,42 %/năm). Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 79,94 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2017.

Cùng với sự gia tăng nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 0,88 %. Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (81,12 % năm 2017) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm bình quân tăng 5,63 %. Tỷ lệ nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1,93 năm 2017, bình quân 3 năm giảm 0,08%. Cũng qua bảng 3.2 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 4 năm 2015 xuống còn 3,79 năm 2017. Cùng với đó, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt bình quân 3 năm giảm. Lý giải cho sự giảm xuống này là vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn đã chuyển vào làm trong các khu công nghiệp, di cư đến các thành phố lớn, một số vùng kinh tế mới ở Miền Nam và Tây Nguyên, xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015 - 2017

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Thế, (2017)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 16/15 17/16 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 93.748 100,00 94.465 100,00 95.241 100,00 100,76 100,82 100,79

1.Khẩu nông nghiệp Khẩu 76.552 81,66 76.208 80,67 76.132 79,94 99,55 99,90 99,73 2. Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 17.196 18,34 18.257 19,33 19.109 20,06 106,17 104,67 105,42

II. Tổng số hộ Hộ 23.412 100,00 24.371 100,00 25.136 100,00 104,10 103,14 103,62

1. Hộ nông nghiệp Hộ 19.029 81,28 19.589 80,38 19.642 78,14 102,94 100,27 101,60 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.383 18,72 4.782 19,62 5.494 21,86 109,10 114,89 111,96

III. Tổng số lao động Lao động 48.397 100,00 48.829 100,00 49.249 100,00 100,89 100,86 100,88

1. Lao động nông nghiệp Lao động 40.063 82,78 39.732 81,37 39.950 81,12 99,17 100,55 99,86 2. Lao động phi nông nghiệp Lao động 8.334 17,22 9.097 18,63 9.299 18,88 109,16 102,22 105,63

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,00 3,88 3,79 96,80 97,75 97,28

2. Lao động/hộ Lao động/hộ 2,07 2,00 1,96 96,92 97,79 97,36

3.Nhân khẩu/lao động Khẩu/lao động 1,94 1,93 1,93 99,87 99,96 99,92

c. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng của huyện

* Hệ thống đường giao thông

Hệ thống giao thông từ huyện đến xã, thị trấn đảm bảo thông suốt trong cả mùa mưa.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Kép- Lưu Xá đã góp phần không nhỏ vào việc giao lưu hàng hoá phát triển kinh tế địa phương và đi lại của nhân dân.

- Đường thuỷ: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sông: Tuyến sông Thuơng có chiều dài qua huyện là 10km, tuyến Sông Sỏi có chiều dài qua huyện là 14 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá giữa huyện với các huyện lân cận.

Đất giao thông trong huyện chiếm một tỷ lệ khá lớn (3,76% diện tích tự nhiên). Qua đó cho thấy mạng lưới giao thông trong huyện đã phát triển ở mức khá, đáp ứng cơ bản sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng trong huyện, là tuyến giao lưu với các huyện trong tỉnh Bắc Giang (Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Thế, 2017).

Đây là điều kiện quan trọng giúp Yên Thế đi lên phát triển kinh tế xã hội bền vững, giao lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vài năm tới.

*Về điện lực

Yên Thế đã hoàn chỉnh quy hoạch phát triển điện lực huyện giai đoạn 2009 - 2015. Bàn giao đưa vào sử dụng các công trình thuộc dự án năng lượng nông thôn II ở 05 xã; phối hợp đầu tư để xây dựng mới 24 trạm biến áp và một số tuyến đường dây hạ áp tại 11 xã, thị trấn, nâng tổng số trạm biến áp toàn huyện lên 194 trạm với công suất 35.325 KVA. Đến nay, 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia (Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Thế, 2017).

* Công trình thủy lợi

Huyện Yên Thế có 65 hồ, đập chứa nước, hệ thống kè chống sạt lở kết hợp đê ngăn lũ 04 xã vùng sông Thương, sông Sỏi. Hệ thống kênh mương kiên cố hóa 27 km, đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho khoảng 90% diện tích đất canh tác lúa. các công trình thủy lợi trong những năm gần đây được các cấp,

các ngành quan tâm đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Dự án hệ thống thuỷ lợi sông Sỏi được triển khai từ năm 2009 có tổng mức đầu tư hơn 438 tỷ đồng, với mục tiêu cung cấp nước tưới cho 2.806 ha đất nông nghiệp, phòng chống lũ quét; góp phần thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, kinh tê - xã hội trên địa bàn huyện và các vùng lân cận (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2017).

d. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua.

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của thành phần kinh tế trên địa bàn huyện theo các ngành nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, CN-TTCN và thương mại dịch vụ qua 3 năm (2015-2017) được thể hiện tại bảng 3.3.

Qua bảng 3.3 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Yên Thế đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện là tăng dần tỷ trọng ngành CN-TTCN và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được năm 2017 là 4.315,01 tỷ đồng.

Yên Thế là huyện miền núi nên hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chính vì vậy giá trị và cơ cấu ngành nông – lâm - thủy sản trong toàn nền kinh tế vẫn là chủ yếu. Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.514,45 tỷ đồng, năm 2017 là 2.384,41 tỷ đồng, chiếm 55,26 % tổng giá trị sản xuất. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất do đây là thế mạnh của địa phương. Năm 2015, giá trị sản xuất chăn nuôi là 970,90 tỷ đồng, chiếm 64,11 % giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản, năm 2017 là 1.541,11 tỷ đồng, chiếm 64,63% giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản.

Bên cạnh đó, ngành CN-TTCN - xây dựng hiện nay đang được chú trọng phát triển ở huyện Yên Thế, giá trị sản xuất ngành CN-TTCN - xây dựng năm 2015 là 678,00 tỷ đồng, chiếm 24,32 %, năm 2017 giá trị sản xuất là 1.106,60 tỷ đồng, chiếm 25,65 %. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành CN-TTCN - xây dựng, lại có sự thay đổi tăng dần tỷ trọng CN-TTCN, giảm dần tỷ trọng xây dựng.

Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015 - 2017

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Thế, (2017)

STT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 2.787,45 100,00 3.655,40 100,00 4.315,01 100,00 131,14 118,04 124,42 I Ngành nông – lâm - thủy sản 1.514,45 54,33 2.205,40 60,33 2.384,41 55,26 145,62 108,12 125,48 1 Nông nghiệp 1.414,80 93,42 2.040,68 92,53 2.192,40 91,95 144,24 107,43 124,48 1.1 Trồng trọt 418,40 27,63 599,148 27,17 623,39 26,14 143,20 104,05 122,06 1.2 Chăn nuôi 970,90 64,11 1.417,542 64,28 1.541,11 64,63 146,00 108,72 125,99 1.3 Dịch vụ 25,50 0,91 23,987 0,66 27,89 0,65 94,07 116,27 104,58 2 Lâm nghiệp 57,81 3,82 102,88 4,66 112,22 4,71 177,96 109,08 139,33 3 Thủy sản 41,84 2,76 61,85 2,80 79,79 3,35 147,83 129,01 138,10 II Ngành CN-TTCN- Xây dựng 678,00 24,32 830,00 22,71 1.106,60 25,65 122,42 133,33 127,76 1 Công nghiệp 78,80 11,62 104,00 19,10 335,35 30,30 131,98 322,45 206,29

2 Tiểu thủ công nghiệp 146,00 21,53 176,40 21,25 240,00 21,69 120,82 136,05 128,21

3 Xây dựng 453,20 66,85 549,60 66,22 531,25 48,01 121,27 96,66 108,27

III Ngành thương mại,

dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,10 104,20 132,90 117,68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)