Tổng quan đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 57)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Tổng quan đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế

3.1.2.1. Thực trạng về diện tích đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế

Đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế năm 2017 có tổng diện tích là 416,9 ha. Đất công ích theo đơn vị hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế năm 2017 được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Diện tích đất công ích của huyện Yên Thế năm 2017

STT Đơn vị hành chính Diện tích đất công ích

(ha) Tỷ lệ % 1 TT Cầu Gồ 1,8 0,43 2 TT Bố Hạ 1,5 0,36 3 An Thượng 61,9 14,85 4 Bố Hạ 32,0 7,68 5 Canh Nậu 15,9 3,81 6 Đông Sơn 25,8 6,19 7 Đồng Hưu 10,0 2,40 8 Đồng Kỳ 7,9 1,89 9 Đồng Lạc 32,5 7,80 10 Đồng Vương 9,7 2,33 11 Đồng Tiến 17,6 4,22 12 Hồng kỳ 1,6 0,38 13 Hương Vỹ 33,6 8,06 14 Phồn Xương 34,4 8,25 15 Tam Hiệp 19,0 4,56 16 Tam Tiến 18,1 4,34 17 Tân hiệp 27,3 6,55 18 Tân Sỏi 27,4 6,57 19 Tiến thắng 24,5 5,88 20 Xuân Lương 4,6 1,10 21 Đồng Tâm 9,6 2,30 Tổng 416,9 100,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, (2017)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng năm 2017 tổng diện tích đất công ích trên toàn huyện Yên Thế là 416,9 ha. Diện tích đất công ích ở xã An Thượng là nhiều nhất với diện tích 61,9ha chiếm 14,48% tổng diện tích đất công ích trên toàn huyện, còn thấp nhất là diện tích đất công ích tại thị trấn Bố Hạ với diện tích là 1,5 ha chỉ chiếm 0,36% tổng diện tích đất công ích trên toàn huyện Yên Thế.

3.1.2.2. Thực trạng sử dụng đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế

Huyện Yên Thế có tổng diện tích đất công ích là 416,9 ha. Hiện trạng sử dụng đất công ích của huyện Yên Thế năm 2017 được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất công ích của huyện Yên Thế năm 2017 Mục Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất công ích 416,9 100,00 1.1 Đất công ích trồng lúa 231,23 55,46

1.2 Đất công ích trồng cây hàng năm 52,37 12,56 1.3 Đất công ích trồng cây lâu năm 133,30 31,97 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (2017)

Đất công ích của huyện Yên Thế có 416,9 ha. Cơ cấu đất công ích bao gồm đất công ích trồng lúa 231,23 ha chiếm 55,46%, đất công ích trồng cây hàng năm 52,37 ha chiếm 12,56%, đất công ích trồng cây lâu năm 133,3 ha chiếm 31,97% được thể hiện tại biểu đồ 3.1 như sau:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất công ích huyện Yên Thế năm 2017

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, (2017)

Diện tích đất công ích ngày càng được sử dụng, khai thác hiệu quả. Những diện tích đất trồng lúa kém năng xuất và không trồng rau màu được dần chuyển đổi sang vùng trồng cây lâu năm để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên do nhu cầu về đất xây dựng các công trình công cộng ngày càng tăng, vì vậy diện

Bảng 3.6. Biến động đất công ích giai đoạn 2015 - 2017 STT Mục đích sử dụng đất Năm 2015 (ha) Năm 2016 (ha) Năm 2017 (ha) So sánh (+/-) 2016/ 2017 2017/ 2016 1 Đất công ích 423,72 421,05 416,9 -2,67 -4,15 1.1 Đất công ích trồng lúa 233,87 233,54 231,23 -0,33 -2,31 1.2 Đất công ích trồng cây hàng năm 54,55 54,21 52,37 -0,34 -1,84 1.3 Đất công ích trồng

cây lâu năm 135,3 133,3 133,3 -2,00 0 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, (2017)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, giai đoạn 2015 - 2017 diện tích đất công ích của huyện Yên Thế giảm 6,82 ha, năm 2016 giảm 2,67 ha so với năm 2015, năm 2017 giảm 4,15 ha so với năm 2016. Nguyên nhân do các xã, thị trấn thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.

3.1.2.3. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế

- Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Thế: Hội đồng nhân

dân và UBND huyện là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm việc thực hiện, giám sát thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất công ích trên địa bàn. Đồng thời, HĐND và UBND có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn. Mặc dù trong chức năng, nhiệm vụ quy định rất nhiều vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa tốt, vẫn còn có nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý chưa được khắc phục. Đặc biệt, việc giao quyền và phân quyền giữa thành phố, huyện và các xã thị trấn trong QLNN về đất đai hiện chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý. Phân công,

hợp tác không rõ ràng, thể hiện là trong QLNN về đất đai tại huyện Yên Thế còn hiện tượng né tránh đùn đẩy giữa các cấp chính quyền và thiếu kiểm tra kiểm soát của đơn vị cấp trên.

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên trong đó có đất công ích, thực hiện đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính. Ngoài ra phòng TN – MT còn có nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Đồng thời thẩm định hồ sơ về giao đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng. Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai, quản lý hoạt động sử dụng đất công ích, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc định giá đất công ích, xác định tiền thuê đất và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ địa chính cơ sở hoạt động ở xã, thị trấn: Giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện. Các cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1) Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật; (2) Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện; (3) Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; (4) Thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; (5) Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý (6) Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn; (7) Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; (8) Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân

cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)