Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn

4.2.1. Yếu tố khách quan

4.2.1.1. Cơ chế chính sách

Yếu tố này bao gồm: Chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn), chính sách xã hội khác.

Trong những năm qua đã có nhiều sự thay đổi vể cơ chế chính sách nhà nước về đất đai, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, cũng như công tác quản lý nhà nước về đất công ích nói chung để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung của toàn huyện.

Bảng 4.14. Kết quả điều tra hộ sử dụng đất công ích về cơ chế chính sách

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

1. Chính sách đất đai 120 100,00 - Phù hợp 38 31,67 - Bình thường 67 55,83 - Không phù hợp 15 12,50 2. Chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn) 120 100,00 - Rất tốt 14 11,67 - Tốt 16 13,33 - Trung bình 75 62,50 - Kém 13 10,83 - Rất kém 2 1,67 3. Chính sách xã hội khác 120 100,00 - Rất tốt 13 10,83 - Tốt 15 12,50 - Trung bình 74 61,67 - Kém 16 13,33 - Rất kém 2 1,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2018)

Chính sách đất đai đối với đất công ích theo hướng khẳng định đất đai là chủ sở hữu của toàn dân, giao cho nhân dân quản lý và sử dụng và tìm ra định hướng phát triển cho năng suất đất đạt hiệu quả cao nhất, nhưng vẫn nằm trong

Theo kết quả điều tra về đánh giá của người dân về cơ chế chính sách của nhà nước thì chính sách nhà nước về đất đai được đánh giá ở mức từ trung bình đến tốt ở mức cao. Đánh giá ở mức trung bình chiếm 55,83%, đánh giá ở mức phù hợp 31,67% tổng số phiếu được điều tra. Các chính sách hỗ trợ và chính sách khác đều được đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ số phiếu lần lượt là 62,5% và 61,67% tổng số phiếu được điều tra.

Qua bảng kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 4.17 kết quả điều tra về cơ chế chính sách. Ta thấy nhóm yếu tố cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất công ích được đánh giá khá cao ở mức trung bình đến tốt. Như vậy, cơ chế chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện đang được tiến hành theo hướng cơ bản thuận lợi và phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc đưa ra quá nhiều chính sách cũng có mặt trái của nó tạo ra ảnh hưởng tiêu cực. Các chính sách đưa ra nhiều nhưng không đồng bộ, còn nhiều chồng chéo gây ra khó thực hiện về quản lý, sử dụng đất công ích một cách hiệu quả. Tiêu cực hơn nữa là các chính sách đưa ra chưa kịp đưa vào phổ biến đã phải sửa đổi bổ sung. Thêm nữa, có quá nhiều chính sách thì các thông tư hướng dẫn không được đưa xuống phổ biến kịp thời gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

4.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ hiểu biết của người dân, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Bảng 4.15. Kết quả sử dụng đất công ích của các hộ nông dân điều tra năm 2017

Các tiêu chí đánh giá Số tiền (nghìn đồng)

1. Chi phí vật chất bình quân 1 sào đất công ích 1.078,11 2. Giá trị sản xuất bình quân 1 sào đất công ích 3.059,19 3. Thu nhập bình quân 1 sào đất công ích 1.981,08 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2018)

Giá trị sản xuất bình quân 1 sào đất công ích là 3,059 triệu đồng, chi phí vật chất bình quân 1 sào đất công ích là 1,078 triệu đồng. Thu nhập các hộ thu được từ việc sản xuất trên 1 sào đất công ích thuê của xã là 1,981 triệu đồng.

Theo đánh giá của các cán bộ quản lý đất đai qua bảng 4.19, kinh tế phát triển nhanh hiện nay là nhu cầu đất đai tăng. Tuy nhiên giá cho thuê đất công ích hiện nay khá thấp nên nhiều đối tượng thuê lại hoặc mua lại đất công ích để chuyển đổi mục đích trái phép. Nhu cầu đất đai chính là một trong các yếu tố khiến các vụ vi phạm về đất công ích trên địa bàn vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của phát triển kinh tế xã hội đến công tác quản lý Nhà nước về đất công ích

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

1. Nhu cầu về đất đai khi kinh tế phát triển nhanh 40 100,00

- Tăng 28 70,00

- Không thay đổi 12 30,00

- Giảm 0 0,00

2. Mức độ thay đổi mục đích sử dụng đất công ích

khi sản xuất phát triển 40 100,00

- Nhiều 24 60,00

- Không thay đổi 12 30,00

- Ít 4 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2018) Ngoài ra, sự phát triển sản xuất cũng tạo ra sự thay đổi về mục đích sử dụng đất. Theo nhiều cán bộ, trong thời gian tới khi kinh tế tiếp tục phát triển, công tác quản lý Nhà nước về đất công ích cần phải được chú trọng hơn nữa trong việc kiểm soát mục đích sử dụng đất công ích của các hộ gia đình và các tổ chức đang sử dụng đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế.

4.2.1.4. Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật

Yếu tố nữa ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế hiện nay là nhóm yếu tố tự nhiên, kỹ thuât. Theo bảng 4.20 đánh giá các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật tới công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay, có thể thấy hai yếu tố chính. Bao gồm phân bổ tự nhiên của các

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của tự nhiên và kỹ thuật đến công tác quản lý Nhà nước về đất công ích

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

1. Mức độ ảnh hưởng của sự phân bố các loại đất

đến công tác quản lý đất công ích 40 100,00

- Nhiều 26 65,00

- Ít 14 35,00

- Không ảnh hưởng 0 0,00

2. Mức độ ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến

công tác quản lý đất công ích 40 100,00

- Nhiều 28 70,00

- Ít 12 30,00

- Không ảnh hưởng 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2018)

Khoa học công nghệ còn hạn chế hiện cũng gây thiếu hiệu quả trong sử dụng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế hiện nay, vẫn chủ yếu là sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, tính cơ giới hóa không cao, chưa có các mô hình mang lại năng suất lợi nhuận cao. Từ đó, không phát huy được hết sức mạnh nguồn lực đất đai, thậm chí dẫn tới lãng phí. Do vậy trong thời gian tới, cần có những giải pháp mang tính đột phá trong ứng dụng khoa học công nghệ để sử dụng hiệu quả nguồn đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích công ích của huyện.

4.2.1.4. Sự tác động của người dân trong vấn đề quản lý nhà nước về đất công ích

Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý sử dụng đất ở huyện Yên Thế vẫn còn nhiều phức tạp. Hầu hết quy định điều chỉnh quy hoạch chủ yếu chú trọng công tác quản lý nhà nước, chưa thực sự đề cao quyền lợi của người sử dụng đất hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức, thiếu cơ chế thực thi. Do đó, những quyền lợi nêu trên của người sử dụng đất vẫn chưa thực sự được tôn trọng.

- Quyền đóng góp ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất: Theo quy định tại điều 25 Luật đất đai, một dự án quy hoạch sử dụng đất trước khi được phê duyệt, bắt buộc phải được đưa ra để nhân dân đóng góp ý kiến. Việc tham vấn tiến hành tại cấp xã. Nhưng thực tế khi lập quy hoạch, tham vấn duy nhất được tiến hành lại

là tại cấp huyện và cấp tỉnh, với người được tham vấn là đại diện của hàng loạt các sở, ngành (giao thông, nông nghiệp, xây dựng…v.v). Còn người dân ở các xã khảo sát ở huyện Yên Thế, hầu như mờ mịt về việc khu vực mình sống có bị quy hoạch hay không. Nếu có sự rò rỉ thông tin mà biết được thì cũng chẳng biết phải thể hiện ý chí của mình như thế nào và tại đâu. Hiện nay trong quản lý đất công ích ở huyện Yên Thế đã áp dụng các chính sách của nhà nước liên quan đến việc nâng cao vai trò của người dân trong quản lý đất công ích: cụ thể là Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (ngày 20/4/2007), Luật Quy hoạch đô thị về quyền tham gia ý kiến (điều 8), trách nhiệm lấy ý kiến (điều 20) và hình thức, thời gian lấy kiến ý (điều 21) đối với quy hoạch đô thị.

Tuy nhiên, việc thực hiện những chính sách này ở huyện Yên Thế vẫn còn mang tính chung chung. Sự tham gia và vai trò của người dân, nhất là những người có đất nằm trong khu vực quy hoạch, vẫn còn mờ nhạt. Dù quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề phức tạp, mang tính chuyên môn, kỹ thuật và mỗi người dân đều có một trình độ nhất định khác nhau, nhưng không có quy định về việc hướng dẫn hay định hướng cho người dân tham gia ý kiến. Thiếu những quy định đặt ra các tiêu chí hay thang bậc giá trị để giúp người dân có thể hiểu và đánh giá về quy hoạch sử dụng đất, dù quy hoạch đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cuộc sống của họ. Vì vậy, sẽ là khó khăn để mọi người có thể hiểu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng chung, lớn lao của quy hoạch sử dụng đất so với lợi ích thiết thực của bản thân họ.

- Quyền được thông tin về quy hoạch sử dụng đất: Đây là vấn đề đương nhiên vì nó liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân. Họ là người bị ảnh hưởng bởi quy hoạch, phải tuân thủ và thực hiện theo quy hoạch mà các cấp chính quyền lập ra. Mỗi địa phương có những cách làm riêng của mình: hoặc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoặc thể hiện trên các bản vẽ phóng to đặt tại trụ sở cơ quan hay tại khu vực đất quy hoạch. Tuy nhiên, như đã đề cập, không phải người dân nào cũng có kiến thức về quy hoạch, nên dù đồ án quy hoạch có được công khai nơi công cộng thì cũng khó để người dân hiểu rõ và hiểu hết.

Bên cạnh đó, vẫn còn có những địa phương không tuân thủ quy định của pháp luật, không công bố công khai hoặc công bố chậm, hoặc thông tin không đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

công ích: Trong những trường hợp quyền lợi bị xâm phạm hoặc không được đảm bảo nêu trên, để bảo vệ quyền lợi của mình, người sử dụng đất thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất và những vấn đề liên quan bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo đó, việc đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong công tác quy hoạch, quản lý đất công ích ở huyện Yên Thế thực sự chưa được quan tâm đúng mức, cần có những thay đổi trong nhận thức và hành động của cơ quan, cán bộ có thẩm quyền liên quan và từ những chủ đầu tư triển khai dự án, cũng như cần có sự điều chỉnh hợp lý đối với các quy định pháp luật trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)