Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích
4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất công ích trên địa
4.1.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và xử lý
lý vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý sử dụng đất công ích
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; trong thời gian qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai ngày được chú trọng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai ngày một sâu rộng, nên giảm thiểu được tình trạng khếu nại, khiếu kiện kéo dài trong lĩnh vực đất đai.
Đối với đất công ích, việc thanh tra kiểm tra hầu như bị buông lỏng trong thời gian dài, nên dẫn đến một số sai phạm diễn ra khắp trên cả nước; mặt khác quỹ đất công ích phân tán, manh mún nên việc thanh tra, kiểm tra đất công ích rất khó phát hiện. Đây là một thiếu sót rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cũng là kẽ hở tạo điều kiện các tổ chức cá nhân lấn chiếm, chuyển mục đích và sử dụng trái phép đất công ích.
Vấn đề quản lý đất công ích là công việc rất khó khăn, phức tạp. Do đó, công tác thanh tra đất công ích lại càng đòi hỏi công tác chuyên môn sâu về lĩnh vực đất công ích cũng như quy định pháp luật về thanh tra. Trong khi đó, Luật đất đai cũng như Luật Thanh tra không quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra đất công ích, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra đất công ích ở địa phương.
Theo quy định pháp luật thanh tra hiện hành, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tuy nhiên trong thực tế, tiến hành một cuộc thanh tra đất công ích thường có những tồn tại như sau:
- Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất công ích phức tạp, rộng lớn, liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật đất đai qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình thanh tra chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm theo nội dung thanh tra.
hình thức, chung chung, không cụ thể, không căn cứ vào nội dụng thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh ra đã được phê duyệt.
- Trước khi ra quyết định thanh tra, chưa làm tốt khâu khảo sát để thu thập thông tin, tài liệu nhằm mục đích nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm để từ đó đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện. Do vậy, khi ra quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra thường lúng túng, không định hướng và phải thu thập thông tin, tài liệu lại từ đầu nên thời hạn cuộc thanh tra thường trễ so với quy định, chất lượng cuộc thanh tra chưa đạt yêu cầu theo nội dung thanh tra.
Thời gian vừa qua UBND huyện Yên Thế đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã tiến hành kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất công ích của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất công ích trên địa bàn huyện.
Bảng 4.13. Kết quả thanh tra nội dung liên quan đến đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số xã được thanh tra Xã 5 7 8
Số xã vi phạm Xã 4 5 6
Số hộ vi phạm Hộ 16 18 21
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, (2017)
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy số lượng xã được thanh tra ngày càng tăng lên. Năm 2015 huyện thanh tra 5 xã phát hiện ra 16 hộ vi phạm ở 4 xã, năm 2016 huyện tiến hành thanh tra 7 xã phát hiện ra 18 hộ vi phạm ở 5 xã, đến năm 2017 huyện thanh tra 8 xã và phát hiện 21 hộ vi phạm ở 6 xã.
Kiểm tra việc chấp hành pháp Luật đất đai trong công tác xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường, hoạt động kinh doanh… của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Thế là việc làm thường xuyên, định kỳ của huyện Yên Thế.
Kết quả đã rà soát, lập biểu thống kê quản lý toàn bộ quỹ đất hiện trạng của các tổ chức đang sử dụng đất vào mục đích cung ứng dịch vụ công cộng thuộc
Trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát, thống kê đã xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm, sử dụng đất công ích không đúng mục đích, diện tích được giao;
Để việc quản lý, sử dụng đất công ích đúng quy định của pháp luật, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích của các cấp có thẩm quyền đối với chính quyền đối với xã, phường; cương quyết xử lý các sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất công ích. Nhất là các cấp, các ngành phải thực hiện nghiêm túc việc tăng cường quản lý nhà nước và xử lý quỹ đất của nhà nước quản lý, sử dụng trên địa bàn huyện Yên Thế, trong đó có việc quản lý, sử dụng đất công ích.
Vấn đề quản lý đất công ích là công việc rất khó khăn, phức tạp. Do đó, công tác thanh tra đất công ích lại càng đòi hỏi công tác chuyên môn sâu về lĩnh vực đất công ích cũng như quy định pháp luật về thanh tra. Trong khi đó, Luật đất đai cũng như Luật Thanh tra không quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra đất công ích, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra đất công ích ở địa phương.
Theo quy định pháp luật thanh tra hiện hành, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tuy nhiên trong thực tế, tiến hành một cuộc thanh tra đất công ích thường có những tồn tại như sau:
- Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất công ích phức tạp, rộng lớn, liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật đất đai qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình thanh tra chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm theo nội dung thanh tra.
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo còn mang tính hình thức, chung chung, không cụ thể, không căn cứ vào nội dụng thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh ra đã được phê duyệt.
- Trước khi ra quyết định thanh tra, chưa làm tốt khâu khảo sát để thu thập thông tin, tài liệu nhằm mục đích nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm để từ đó đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện. Do vậy, khi ra quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra thường lúng túng, không định hướng và phải thu thập thông tin, tài liệu lại từ đầu nên thời hạn cuộc thanh tra thường trễ so với quy định, chất lượng cuộc thanh tra chưa đạt yêu cầu theo nội dung thanh tra.