Thực trạng công tác lập dự toán chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 57 - 61)

Hàng năm, căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ của ngành Thuế Thái Bình, tình hình dự toán chi năm trước, các định mức, chế độ quy định, hàng năm các đơn vị dự toán cấp 3 tiến hành xây dựng dự toán chi của mình. Từ đó Cục Thuế Thái Bình xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành Thuế Thái Bình gửi đơn vị dự toán cấp Tổng cục Thuế để thẩm định, tổng hợp báo cáo Bộ tài chính xem xét phê duyệt.

* Quy trình lập dự toán:

Lập dự toán chi là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả.

Dự toán lập hàng năm phải đảm bảo đầy đủ các nguồn kinh phí cụ thể như sau:

a. Chi đầu tư xây dựng

Cục Thuế căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư được duyệt đơn vị lập kế hoạch chi tiết đối với từng dự án, công trình gồm: dự án công trình chuyển tiếp; dự án công trình khởi công mới; dự án công trình chuẩn bị đầu tư; dự án công trình hoàn thành gửi Tổng cục Thuế thẩm định và Tổng cục Thuế gửi thông báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng về cho Cục Thuế thực hiện.

b. Chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị

Lập chi tiết theo từng nội dung chi:

Cục Thuế lập dự toán theo phê duyệt danh mục dự toán đúng phân cấp, thẩm quyền tại quyết định số 1588/QĐ-TCT ngày 01/10/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Cụ thể: Hướng dẫn lập dự toán Lập và thảo luận dự toán Quyết định, phân bổ, giao dự toán

Tổng cục Thuế phê duyệt danh mục mua sắm tài sản theo kế hoạch của Cục Thuế: Máy phát điện, hệ thống camera giám sát.

Cục Thuế quyết định phê duyệt danh mục mua sắm tài sản còn lại thuộc phạm vi đơn vị quản lý.

Hàng năm Cục Thuế căn cứ vào danh mục mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình để lập dự toán gửi Tổng cục Thuế thẩm định, tổng hợp báo cáo Bộ tài chính.

c. Đối với chi hoạt động thường xuyên

* Lập dự toán chi thanh toán cá nhân: Cục Thuế căn cứ vào tổng số biên

chế và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP có mặt tại thời điểm lập dự toán để xây dựng dự toán chi thanh toán cá nhân. Cụ thể:

- Lập dự toán chi lương theo hệ số lương bình quân, hệ số phụ cấp bình quân (chức vụ, trách nhiệm và thâm niên vượt khung) của đơn vị dựa vào số liệu quyết toán năm trước và ước thực hện năm sau đã được Tổng cục Thuế thẩm định.

- Lập dự toán chi phụ cấp công vụ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP là 25% tổng hệ số lương, hệ số phục cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung.

- Lập dự toán các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) là 22,5% theo chế độ quy định.

- Lập dự toán tiền lương tăng thêm bình quân là 0,8 lần mức tiền lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ).

- Lập dự toán bảo đảm cho các khoản chi chế độ thanh toán nghỉ phép hàng năm đối với công chức và người lao động hợp đồng; Tiền thưởng theo chế độ quy định nghị định số 42/2010/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của luật thi đua khen thưởng; tiền lương làm thêm giờ ( tính cho 50% số công chức người lao động của đơn vị), tiền lương cán bộ làm thêm giờ của bộ phận 1 cửa tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; chi thuê khoán công việc và hợp đồng thuê ngoài.

* Lập dự toán chi quản lý hành chính và chi đảm báo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ:

- Lập dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn không mang tính tiết kiệm: Hành năm Cục Thuế chủ động lập dự toán chi ủy nhiệm thu thuế; in biên lai ấn chỉ, tem thuốc lá;

Riêng các nội dung đào tạo Cục thuế phải lập kế hoạch chi tiết nội dung chi đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, thuê tổ chức đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn, trang phục để gửi Tổng Cục Thuế phê duyệt kế hoạch trước sau đó căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để lập dự toán.

- Chi quản lý hành chính:

Căn cứ định mức phân bổ chi phí quản lý hành chính cấp trên giao (41 triệu đồng/ biên chế/năm) và căn cứ địa bàn hoạt động của từng huyện, thành phố Cục Thuế lập dự toán các khoản chi hoạt động thường xuyên ( như dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông, liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn và một số khoản chi khác theo quy định); Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm ( tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước về thuế; hỗ trợ người nộp thuế; mua vật tư, ấn chỉ thuế) đối với ấn chỉ Cục Thuế tự in theo quy định); phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác thuế để tổ chức thực hiện nhiệm vụ; hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức trong hệ thống ngành thuế và Bộ tài chính; chế độ cán bộ tự vệ, chi bảo đảm, hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể) để trình Tổng cục Thuế thẩm định và phê duyệt.

Tổng hợp các phiếu điều điều tra của Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, kế toán Chi cục trên địa bàn, về các nội dung: Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách. Kết quả tổng hợp các ý kiến, được thể hiện qua bảng 4.1 cho thấy, có 85,7% số phiếu điều trả lời phù hợp với định mức 14,3% số phiếu trả lời thấp hơn so với định mức về nội dung hàng năm định mức phân bổ dự toán chi NSNN có phù hợp với định mức không. 100% số phiếu đều đánh giá Cục Thuế công khai phân bổ dự toán cho các đơn vị. Công tác lập dự tóan chi NS của chi cục có 48,6% số phiếu trả lời rất phù hợp, 42,8% số phiếu trả lời phù hợp, 8,6% số phiếu trả lời tương đối phù hợp. Như vậy thể hiện các nội dung lập và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách ngành Thuế Thái Bình đã được các Chi cục và Phòng Hành chính đã quan tâm thực hiện tốt các nội dung này, qua đó đã thể hiện tầm quan trọng trong của việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cho ngành Thuế Thái Bình hàng năm đã được các Chi cục Thuế thực hiện tốt, công tác thảo luận và giao dự toán chi thường xuyên đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch trong các đơn vị.

Bảng 4.1. Ý kiến trả lời của Lãnh đạo và kế toán các Chi cục về lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cho ngành Thuế

Diễn giải Số ý kiến trả lời (số phiếu) Tỷ lệ % trong tổng số phiếu trả lời

1. Hàng năm định mức phân bổ dự toán chi

NSNN của Tổng cục Thuế? 35 100

- Quá cao so với định mức 0 0

-Cao so với định mức 0 0

- Phù hợp với định mức 30 85,7

- Thấp hơn so với định mức 5 14,3

2. Hàng năm Cục thuế thông báo phân bổ dự

toán cho các đơn vị như thế nào? 35 100

- Thông báo công khai cho các đơn vị 35 100

-Không công khai cho các đơn vị 0 0

-Nhận được thông báo kịp thời 0 0

- Nhận được thông báo không kịp thời 0 0

3. Công tác lập và phân bổ dự toán chi của Chi

cục hàng năm có phù hợp với thực tế không? 35 100

-Rất phù hợp 17 48,6

-Phù hợp 15 42,8

- Tương đối phù hợp 3 8,6

- Chưa phù hợp 0 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Việc thực hiện công tác lập dự toán của các Chi cục nói chung đã đúng với trình tự quy định của Nhà nước, các khoản thu, chi phát sinh đều được phản ảnh vào dự toán của các Chi cục Thuế. Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế đều dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch đảm bảo kế hoạch sát với tình hình của đơn vị.

Cơ chế tài chính mới đảm bảo tính ổn định của ngân sách nhà nước cho ngành Thuế được thực hiện giao dự toán vào đầu năm, tạo điều kiện để các đơn vị trong ngành chủ động nguồn lực đầu tư thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu

xã hội. Cùng với đó, phê duyệt phương án quan tâm đầu tư lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ngành rất được quan tâm chú trọng và có khoản mục riêng để theo dõi ngay từ khâu lập dự toán và được Tổng cục Thuế theo dõi vào khoản mục điều hành chung của ngành Thuế giúp cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ toàn ngành ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 57 - 61)