Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 42)

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và một số Cục Thuế cho thấy quản lý chi tiêu phụ thuộc vào chế độ chính trị, đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội để xây dựng và phát triển ngành Thuế phù hợp với từng quốc gia. Vì vậy, cách thức phân bổ, quản lý và sử dụng chi tiêu công ở mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng. Có thể tổng hợp một số kinh nghiệm chính để có thể áp dụng cho toàn ngành Thuế nói chung và của ngành Thuế Thái Bình nói riêng.

Thứ nhất: Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020, được Thủ tướng

trở thành một trong 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế tiếp tục được đẩy mạnh; đồng thời áp dụng thuế điện tử trong công tác quản lý thuế.

Thứ hai: để đạt được mục tiêu đó, cần có 2 điều kiện tiên quyết, đó là nỗ

lực vượt bậc của cơ quan thuế và sự ủng hộ của doanh nghiệp. Do vậy ngành thuế sẽ đảm bảo để toàn ngành thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phục vụ các tổ chức cá nhân, DN; công tác kiểm tra, đánh giá hiệu lực hiệu quả của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế qua đó thể hiện quyết tâm xây dựng cơ quan thuế chuyên nghiệp, hiện đại là đối tác tin cậy của mọi tổ chức cá nhân trong việc thực thi pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thứ ba: sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I (Cấp Bộ Tài chính) tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong đó có ngành thuế (Tổng cục Thuế).

Thứ tư: Việc phân bổ sử dụng Ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế ảnh

hưởng rất lớn tới sự phát triển ngành thuế.

Thứ năm: việc phân cấp mạnh chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho

ngành Thuế thực hiện theo khoán chi hành chính, khoán chi hoạt động trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức thực hiện.

Thứ sáu: Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo về công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm thành phố Thái Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Thành phố Thái Bình nằm ở trung tâm của tỉnh, phía Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương, Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km theo Quốc lộ số 10 và Quốc lộ số 1 về phía Tây Bắc, cách thành phố Nam Định 20 km về phía Tây, cách Thành phố Hải Phòng 60 km về phía Đông - Bắc theo quốc lộ số 10 và cách cảng biển Diêm Điền 30 km theo Quốc lộ 39 về phía Đông - Nam.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Thái Bình

Nguồn: www.thaibinh.gov.vn (2017) Với vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có độ cao 2,6 m, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồn lúa nước và cây rau hoa màu. Nơi đây cũng rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành

công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng (Cổng thông tin điện tử thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Trong 3 năm từ 2014-2016, tình hình kinh tế của Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 69,98%; thương mại, dịch vụ chiếm 26,77%; nông nghiệp chiếm 3,25%.

Với mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế, trọng tâm là công nghệp và thương mại, dịch vụ, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng các khu - cụm công nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cơ cấu các ngành phát triển đúng hướng. Các dự án đầu tư vào thành phố có xu hướng gia tăng. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại 2 cụm công nghiệp Phong Phú, trần lãm ổn định. Hoạt động của nghề và làng nghề được duy trì và tiếp tục phát triển ổn định.

Trong 3 năm, ngành thương mại và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 10,98%/năm đạt 6.498 tỷ đồng trong năm 2016. Số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại tăng 7,4% so với năm 2015. Trong đầu năm 2016 đã có 2 Trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động là Trung tâm thương mại Vincom và Trung tâm thương mại Trần Anh tại đường Lý Bôn, khởi công 2 dự án dịch vụ thương mại có quy mô lớn là Trung tâm thương mại số 61, phố Lê Lợi và khu vui chơi giải trú phường Hoàng Diệu. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì tốt, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Về nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng có giảm xuống từ 3,66% (2014) xuống còn 3,25% (2016) trong cơ cấu kinh tế nhưng về giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng từ 727 tỷ đồng (2104) lên 789 tỷ đồng (2016) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 là 4,18%/năm. Thành phố tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới; tổ chức thực hiện vùng sản xuất theo quy hoạch Nông thôn mới như trồng hoa (Vũ Chính); cây cảnh, cây ăn quả (Hoàng Diệu, Đông Hòa); Cây màu, cây vụ đông (Vũ Phúc, Vũ Lạc, Vũ Đông)… gắn phát triển nông nghiệp với thương mại, du lịch sinh thái.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình giai đoạn từ 2014 - 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Nông nghiệp 727 3,66 748 3,40 789 3,25 102,89 105,48 104,18

Công nghiệp, xây dựng 13.865 69,79 15.354 69,85 16.984 69,98 110,74 110,62 110,68

Thương mại, dịch vụ 5.276 26,56 5.880 26,75 6.498 26,77 111,45 110,51 110,98

Tổng giá trị sản xuất 19.868 100,00 21.982 100,00 24.271 100,00 110,64 110,41 110,53

Nguồn: UBND TP Thái Bình (2014, 2015,2016)

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn thành phố với tỷ trọng 69,98% (2016). Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm (2014 - 2016) đạt 10,68%/năm. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ưu tiên các dự án quy mô đầu tư lớn, công nghệ thiết bị hiện đại ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm tạo sự tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời tạo quỹ đất thu thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tập trung xây dựng và hoàn thành những công trình trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội như hệ thống thoát nước, đường vành đai phía Nam, đường Kỳ Đồng, đường Trần Phú kéo dài, đường Trần Lãm, cầu Vũ Phúc, nút giao thông Phúc Khánh, đường chân đê hữu Trà Lý… (Phòng Kinh tế thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới; Thực hiện tốt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có dịch bệnh lớn xẩy ra; Các chính sách xã hội đối với người và gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức sôi nổi chào mừng ngày lễ lớn. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.1.4. Dân số, lao động và việc làm

Năm 2016, dân số trung bình của Thành phố 282.914 người (trong đó thành thị 1187.618 người, chiếm 66,31%; nông thôn 95.323 người, chiếm 33,69%). Giai đoạn từ 2014 - 2016 tốc độ tăng dân số trên địa bàn tăng khá nhanh với mức tăng bình quân giai đoạn này là 1,85%/năm. Dân số của thành phố tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương khác. .

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT

2014 2015 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Dân số Người 272.779 100,00 277.798 100,00 282.941 100,00 101,84 101,85 101,85 - Thành thị Người 177.715 65,15 182.691 65,76 187.618 66,31 102,80 102,70 102,75

- Nông thôn Người 95.064 34,85 95.107 34,24 95.323 33,69 100,05 102,23 100,14

Lao động Người 171.305 62,80 174.262 62,73 175.068 61,87 101,73 100,46 101,09

Hộ gia đình Hộ 90.624 90.631 90.643 100,01 100,01 100,01

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Bình (2017)

Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố năm 2016 khoảng 175.068 người, chiếm 61,87 % dân số toàn thành phố. Số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,5%; nông nghiệp 34% và dịch vụ 28,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã giảm một cách đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,78%. Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút được số lượng đáng kể lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp (Phòng Thống Kê thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.2. Quá trình phát triển của Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Cục thuế tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ tài chính. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thuế Thái Bình cùng với ngành thuế cả nước đã từng bước lớn mạnh. Luôn làm trọn trách nhiệm của mình trong việc động viên các nguồn lực tài chính phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng, bảo vệ tổ quốc đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Cục thuế Thái Bình đã từng bước trưởng thành, liên tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách do Bộ tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh Thái Bình giao cho. Số thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 20%.

Để công tác thu ngân sách đạt kết quả cao, các quy trình quản lý được xây dựng và vận hành, đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Từ 01/7/2007 thực hiện luật Quản lý thuế, mô hình quản lý truyền thống theo đối tượng được chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng.

Từ khi thành lập đến nay ngành Thuế Thái Bình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều tập thể, cá nhân đã được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong 25 năm qua đã có 12 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, liên tục từ năm 2006 đến 2013 Cục Thuế Thái Bình được Bộ Tài chính tặng “Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc”, trong năm 2012 được tặng cờ thi đua của Bộ Tài chính; năm 2014 được tặng cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành, ngành thuế Thái Bình đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và tính chuyên nghiệp cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, ngành thuế đã đạt được những thành tựu nổi bật:

* Kết quả thu ngân sách:

Từ năm 1990 đến năm 2015 ngành Thuế luôn hoàn thành dự toán thu Ngân sách Nhà nước, với số thu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 1991 số thu là 68,2 tỷ đồng đạt 120,3% dự toán, năm 2002 là 199,3 tỷ đồng đạt 159,4% dự toán tăng gấp 03 lần so với 10 năm trước. Riêng giai đọan 2011 - 2015 ước thực hiện là 15.829,5 tỷ đồng, đạt bình quân 135,8%/năm dự toán Bộ Tài chính; nếu trừ chỉ tiêu tiền sử dụng đất thì số thu về thuế và phí thực hiện 11.304,9 tỷ đồng, đạt bình quân 122,2%/năm dự toán Bộ giao. Số thu tuyệt đối vượt dự toán Bộ Tài chính giao là 4.384,2 tỷ đồng, trong đó số thu vượt từ thuế và phí vượt 2.219,9 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2013 đã vượt qua con số 3.000 tỷ đồng, về đích trước thời hạn hai năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Năm 2014 là một trong những tỉnh đứng tốp đầu trong cả nước về tỷ lệ vượt cao so với dự toán.

Bảng 3.3. Kết quả thu ngân sách 1991 -2016

ĐVT: Tỷ đồng

1991-2000 2001-2010 2011-2016

Năm Số thu

% so với

dự toán Năm Số thu

% so với dự toán Năm Số thu % so với dự toán 1991 68.2 120,3 2001 153.2 105,3 2011 2.131.7 126,3 1992 90.5 92,3 2002 199.3 159,4 2012 2.299.2 123,9 1993 100.8 113,0 2003 252.5 166,1 2013 3.013.6 136,9 1994 108.4 107,9 2004 608.0 256,4 2014 4.323.0 153.8 1995 164.8 118,1 2005 691.2 193,6 2015 (UTH) 4.667.0 154,1 1996 185.6 103,4 2006 808.6 148,4 2016 8.245 196,6 1997 154.8 85,8 2007 882.5 118,6 1998 163.4 95,9 2008 1.066.5 119,0 1999 161.3 111,6 2009 1.376.7 127,3 2000 159.3 118,6 2010 2.081.0 174,9

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Tổng thu nội địa thực hiện 8.245 tỷ đồng, trong đó tổng thu nội địa tính cân đối là 8.000 tỷ đồng, đạt 190,8% dự toán Bộ Tài chính, bằng 176,2% so với năm 2015, về số tuyệt đối vượt dự toán Bộ Tài chính giao là 3.807 tỷ đồng. Nếu trừ tiền sử dụng đất thì số thu là 6.519 tỷ đồng đạt 189,3% dự toán Bộ Tài chính, tăng 98,4% so với năm 2015, về số tuyệt đối vượt dự toán Bộ Tài chính giao là 3.076 tỷ đồng.

* Chức năng, nhiệm vụ:

Theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Cục Thuế tỉnh Thái Bình có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật dưới sự lãnh đạo chỉ đạo song trùng của Bộ Tài chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 42)