Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 39 - 40)

Thực tiễn cho thấy có sự khác biệt về cách quản lý chi ngân sách ở một số quốc gia trên thế giới. Các nước phương tây chi ngân sách nhà nước để cứu các tập đoàn tư bản kếch xù, còn các nước như Trung Quốc và Việt Nam hay các nước XHCN khác chi ngân sách để tăng cường phúc lợi an sinh xã hội.

2.2.1.1. Quản lý chi ngân sách tại Mỹ, Đức, Canada, Thụy sĩ…

Tại các nước này tồn tại mô hình tổ chức hành chính theo thể chế Nhà nước liên bang, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức theo 3 cấp:

+ Ngân sách liên bang. + Ngân sách bang + Ngân sách địa phương

Đặc điểm của mô hình tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước liên bang là tính độc lập tương đối của các cấp ngân sách trong việc thực hiện các khoản chi được đề cao. Mối quan hệ chủ yếu giữa các cấp ngân sách trong mô hình này chủ yếu là mối quan hệ qua biện pháp trợ cấp giữa ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

2.2.1.2. Quản lý chi ngân sách tại Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản

Hệ thống ngân sách Nhà nước ở các nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế Nhà nước thống nhất hay phi liên bang, hệ thống ngân sách này bao gồm 2 cấp:

+ Ngân sách trung ương. + Ngân sách địa phương.

Mô hình tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước phi liên bang thì mối quan hệ giữa các cấp ngân sách thường chặt chẽ hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi. Mối liên hệ chủ yếu giữa các cấp ngân sách trong mô hình này chủ yếu là qua biện pháp điều tiết giữa ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương.

2.2.1.3. Quản lý chi ngân sách tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, từ năm 1961, Luật Quản lý tài chính đã có những quy định để điều chỉnh vấn đề này. Đến nay, Luật Quản lý tài chính của Hàn Quốc đã được sửa đổi, bổ sung 25 lần nhằm cụ thể hoá hơn các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám

sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính Hàn Quốc đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các cơ quan nhà nước phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp, đồng thời được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự toán cho cơ quan, đơn vị mình. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí Ngân sách Nhà nước cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí Ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 39 - 40)