Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước của ngành thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 35 - 39)

ngành Thuế

2.1.3.1. Nhân tố bên ngoài

Quản lý chi Ngân sách Nhà nước đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối Ngân sách Nhà nước: Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân thấp một điều tất yếu là mức độ động viên vào Ngân sách Nhà nước sẽ thấp. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà nguồn tài chính đảm bảo cho chi tiêu lại bị hạn chế dẫn tới nguồn tài chính cung cấp cho ngành Thuế cũng bị hạn chế. Ngược lại, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào Ngân sách Nhà nước lớn và thuận lợi thì nguồn kinh phí dành cho ngành Thuế sẽ cao hơn.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước trong quản lý chi thường xuyên nói riêng. Chính sách chế độ của Nhà nước là những căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho quá trình quản lý tài chính nói chung, quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế được thực hiện thống nhất, theo định hướng của Nhà nước.

Nếu các chính sách, chế độ phù hợp với thực tế điều hành ngân sách hiện hành tại đơn vị sẽ giúp cho quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực thuận lợi, hạn chế những tiêu cực. Ngược lại, nếu các chính sách chế độ không phù hợp, hay thay đổi, định mức chi thấp sẽ dẫn tới những hoạt động tài chính trái pháp luật.

- Hệ thống hoá các văn bản, chế độ, chính sách, pháp luật: Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội một cách nhanh nhất, đồng bộ và hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Chức năng chủ yếu của hệ thống các văn bản, chế độ chính sách pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo phát triển xã hội theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý kinh tế,

quản lý xã hội, nhà nước không thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động cụ thể mà thông qua hệ thống văn bản, chế độ, chính sách pháp luật thực hiện mang tầm quản lý vĩ mô để tác động vào đối tượng quản lý để đạt được kết quả theo hướng đã định.

Khi nguồn lực tài chính tập trung trong tay nhà nước, hình thành nên Ngân sách Nhà nước thì nguồn lực này sẽ được phân phối cho các lĩnh vực. Tuỳ vào từng thời kỳ mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước. Thực tế là, với một lượng tài chính nhất định nếu ta tăng chi quá cao cho lĩnh vực này thì tất yếu sẽ phải giảm chi cho lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu tăng chi cho lĩnh vực khác mà phần Ngân sách Nhà nước dành ngành Thuế dục không đảm bảo nhu cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công tác toàn ngành. Vì vậy, tuỳ theo tình hình thực tế và thực trạng của từng ngành mà nhà nước sẽ xác định một phần Ngân sách Nhà nước hợp lý dành cho từng ngành trong đó có ngành Thuế.

- Phân cấp quản lý chi Ngân sách Nhà nước: Phân cấp quản lý chi Ngân sách Nhà nước là xác định trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc điều hành và quản lý thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của Ngân sách Nhà nước với các hoạt động kinh tế xã hội ở từng địa phương nhằm tạo chủ động, nâng cao tính tự chủ của từng địa phương bởi mục đích tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn lực tài chính của mỗi địa phương và phân phối công bằng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, nhanh chóng phục vụ các mục tiêu được hoạch định. Việc phân cấp quản lý chi Ngân sách Nhà nước góp phần khuyến khích các cấp chính quyền địa phương chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

- Chu trình ngân sách (Lập, chấp hành , quyết toán ngân sách): Mỗi một quốc gia chu trình ngân sách thường được quy định trên cơ sở các quy định Luật pháp. để có một chu trình ngân sách hợp lý, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động của Ngân sách Nhà nước cần phải coi trọng và không ngừng cải tiến các khâu trong chu trình đó, nhằm hoạt động của ngân sách ngày càng lành mạnh. Một chu trình ngân sách không rõ ràng dễ dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, chồng chéo dẫn đến nhiều sai phạm, lãng phí.

2.1.3.2. Nhân tố bên trong

- Bộ máy tổ chức quản lý chi ngân sách: Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn đơn vị. Hoạt động chi thường xuyên có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm cảu từng khâu, từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyêncó tác động rất lớn đến quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi thường xuyên của đơn vị.

- Môi trường làm việc: đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc của đội ngũ kế toán ngành Thuế. Hiện nay, nhiều đơn vị chỗ làm việc và trang thiết bị ( Máy tính, máy Fax,…) phục vụ cho công việc của cán bộ kế toán hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế.

- Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý: Có thể nói con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội. Cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng nó đối với đơn vị trực tiếp sử dụng các nguồn tài chính thì yếu tố con người, trình độ chuyên môn, kinh nghệm thực tế càng đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Người sử dụng ngân sách từ cán bộ quản lý đến kế toán là những người trực tiếp cần phải có trình độ quản lý, có chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn tài chính.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các chiến lược triển khai công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn giữa các nhân viên cũng như giữa các khâu các bộ phận của bộ máy quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại cơ quan đơn vị. Năng lực quản lý của

người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi thường xuyên không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá dự toán được giao, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội ….

Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp và phân tích thông tin về hoạt động kinh tế diễn ra trong đơn vị. Một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả sẽ phản ánh trung thực nhất qua những kết quả, số liệu của công tác kế toán, thống kê. Cơ chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có tác động qua lại lẫn nhau. Từ kết quả công tác kế toán, cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm để quản lý tài chính tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh thông tin trên báo cáo tài chính.

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi là yếu tố quyết định hiệu quả chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Cán bộ làm công tác tài chính ngành Thuế đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vôn Ngân sách Nhà nước. Khi trình độ của người cán bộ quản lý kế toán, thủ quỹ trong ngành tốt sẽ giúp cho quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tiết kiệm, đáp ứng đúng yêu cầu của quản lý tài chính. Ngược lại khi trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong nghiệp vụ tài chính kế toán sẽ dẫn đến những sai sót, thất thoát, làm giảm hiệu quả chi từ Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực. Các cán bộ làm công tác kế toán trong ngành Thuế chủ yếu đã qua học chuyên ngành kế toán nên công tác quản lý chi có nhiều thuận lợi giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước, kiểm soát dễ dàng hơn nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước theo dự toán đã xây dựng.

Tất cả các nhân tố trên đều gây ảnh hưởng tới chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong từng thời kỳ lại khác nhau. nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho toàn ngành một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu tình hình cho ngành Thuế và tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 35 - 39)