Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 90 - 91)

Thứ nhất, cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và có những

bất cập nhất định, cụ thể là:

Chính sách chế độ của Nhà nước là những căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho quá trình quản lý tài chính nói chung, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được thực hiện thống nhất, theo định hướng của Nhà nước.

Nếu các chính sách, chế độ phù hợp với thực tế điều hành ngân sách hiện hành tại đơn vị sự nghiệp giáo dục sẽ giúp cho quản lý chi NSNN cho lĩnh vực thuận lợi, hạn chế những tiêu cực. Ngược lại, nếu các chính sách chế độ không phù hợp, hay thay đổi, định mức chi thấp sẽ dẫn tới những hoạt động tài chính trái pháp luật. cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là:

Tuy thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực chi thường xuyên NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân

sách, định mức kinh tế kỹ thuật, thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70- 80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên chậm được ban hành. Có thể thấy như định mức, đơn giá về, sửa chữa điện, nước, vệ sinh cơ quan… chậm được ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với

hoạt động phục vụ công việc này. Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên đối với các Cục thuế các tỉnh thành còn mang tính bình quân chung, chưa thấy hết đặc thù của các tỉnh nên thường gây khó khăn trong việc phân bổ ngân sách cho các chi cục thuế cấp huyện.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử

dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và cán bộ ngành Thuế còn hạn chế.

Thứ tư, Việc thực hiên qui chế chi tiêu nôi bộ còn gặp nhiều khó khăn: Việc tự chủ phụ thuộc vào nguồn kinh phí được cấp, có trường hợp vừa đủ chi các khoản thường xuyên, chỉ đảm bảo chi các hoạt động ở mức tối thiểu, do đó không phát huy được ưu điểm của việc khoán chi, có định mức chi tiêu theo quy định còn thấp chưa sát với giá cả thực tế thị trường, nhiều định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ được lập ra nhưng không thực hiện được.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy biên chế và tài chính theo 76/2016/TT-BTC là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần thường xuyên theo dõi thực tiễn để điều chỉnh cho phù hợp nhất, điều quan trọng là phải đảm bảo đủ kinh phí mới tạo được thế chủ động cho cơ sở, tạo được công bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Thuế trong tình hình mới.

Thứ năm, Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường tỷ trọng

chi ngân sách cho ngành Thuế có biến động các mục tăng mục giảm do nhiều yếu tố: sự biến động biên chế được giao, chế độ chính sách của nhà nước, giá cả thị trường …. Tuy nhiên cơ cấu chi chưa thực sự hợp lý có mục chi còn cao, có mục chi còn thấp so với nhu cầu thực tế. Để tìm hiểu được từng mục chi và đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên từ ngân sách của ngành Thuế Thái Bình một cách sát thực hơn và để thấy được thực trạng về nội dung, cơ cấu chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 90 - 91)