Thực hành chấp hành dự toán cục thuế thái bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 64 - 76)

Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế Thái Bình, thực hiện chi theo cơ cấu ba nhóm mục sau: Nhóm chi thường xuyên, nhóm chi mua sắm sửa chữa, nhóm chi xây dựng cơ bản. Do nguồn ngân sách cấp vẫn còn giới hạn trong khi nhu cầu chi tiêu thì ngày càng tăng. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo cơ cấu chi một cách hợp lý và có hiệu quả. Nếu muốn ngành Thuế phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi Cục Thuế Thái Bình phải có chính sách chi cho phù hợp để thự hiện mục tiêu phát triển ngành Thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

4.1.4.1. Chi thường xuyên

a. Đánh giá tình hình chi thanh toán cho cá nhân

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của đơn vị và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ công chức cơ quan. Nhóm chi này bao gồm: Chi lương; phụ cấp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; tiền công; tiền lương tăng thêm; thưởng và phúc lợi tập thể. Hiện nay Nhà nước có những chính sách quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công chức thể hiện bằng việc ngành Thuế được chi tiền lương tăng thêm của đơn vị bình quân tối đa 0,8 lần tiền lương do Nhà nước quy định (bao gồm lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp). Số chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tình hình chi cho con người qua các năm được thể hiện chi tiết trong (bảng 4.4).

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đối với nhóm chi cho con người thì chi lương vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, so với dự toán năm 2015 là 28.910,23 triệu đồng thì trong năm 2016 đã chi 27.501,54 triệu đồng và dự toán đưa ra năm 2017 là 27.509 triệu đồng. Mặc dù Nhà nước đã có sự điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức qua các năm từ 830.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng nhưng số tiền chi lương cho cán bộ ngày càng giảm. Việc giảm lương này chủ yếu là do số lượng cán bộ nghỉ hưu qua các năm khá nhiều mà số cán bộ biên chế mới được tuyển dụng chưa có cụ thể: Số lượng cán bộ nghỉ hưu năm 2015 là 15 người, năm 2016 là 16 người, năm 2017 là 20 người. Điều này đã làm cho khoản chi lương từ năm 2015 đến năm 2017 giảm đáng kể. Điều này cho thấy số lượng cán bộ ngành Thuế hiện đang thiếu nhiều khối lượng công việc lớn nên hiện nay cán bộ kiêm nhiệm thêm nhiều nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc. Vì vậy, việc tăng nguồn chi lương là cần thiết và hợp lý để góp phần nâng cao cuộc sống hàng ngày của cán bộ trong ngành.

Bảng 4.4. Tình hình chi cho con người Cục Thuế tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2015 - 2017

Nhóm

Mục Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH %

1 Chi thanh toán cá nhân 79.042,14 78.928,19 99,86 75.110,30 75.372,04 100,35 71.296,20 71.803,00 100,71

6001 Tiền lương 28.900,23 28.910,23 100,03 27.509,00 27.501,54 99,97 26.765,00 26.760,00 99,98

Phụ cấp chức vụ, VK 1.739,10 1.740,06 100,06 1.631,00 1.630,30 99,96 740,00 738,00 99,73

6040 Tiền lương tăng thêm 24.520,20 24.595,80 100,31 23.305,40 23.470,90 100,71 21.998,40 22.629,40 102,87

6404 Bổ sung thu nhập 5.830,00 5.677,12 97,38 5.806,00 5.798,00 99,86 5.449,60 5.553,70 101,91

6249 Tiền thưởng và PL tập thể 11.309,61 11.261,98 99,58 10.858,90 10.853,70 99,95 10.343,20 10.347,40 100,04

7799 Các khoản đóng góp 6.743,00 6.743,00 100,00 6.000,00 6.117,60 101,96 6.000,00 5.774,50 96,24

Nguồn: Phòng Hành chính - Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Trong quá trình thực hiện dự toán thì năm 2016 và năm 2017 đã vượt dự toán đề ra (Cụ thể năm 2016 vượt về số tương đối là 100,35% còn năm 2017 đã vượt 100,71% ). Điều này có thể được lý giải là do trong khâu lập dự toán đã không lường hết được những phát sinh xảy ra sự biến động thực tế tương đối lớn. Ngoài lương cán bộ còn được hưởng tiền lương tăng thêm. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và cũng tương đối ổn định, là khoản chi hỗ trợ nguồn thu nhập cho cán bộ công chức ngành Thuế. Mặc dù lương của cán bộ những năm gần đây đã có nhiều cải cách nhưng để có thể đảm bảo cuộc sống của họ thì lương vẫn chưa đủ nên khoản chi tiền lương tăng thêm sẽ là bổ sung thêm để giúp cán bộ công chức có đời sống tốt hơn và yên tâm công tác. Trong các năm qua tình hình thực hiện dự toán các khoản chi này đều được đảm bảo, năm 2015 đạt 100,31%; năm 2016 đạt 100,71%; năm 2017 đạt 102.87%. Chi tiền lương tăng thêm chệnh lệch thay đổi theo tiền lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung của cán bộ là khoản chi trả phụ thuộc vào tính chất công việc, khối lượng cũng như bị ảnh hưởng của biến động về con người nên khoản chi này có sự tăng lên đáng kể và vượt dự toán là điều không tránh khỏi.

Khoản chi BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định cuộc sống cán bộ công chức khi đau ốm, khi gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động. Trong những năm qua khoản này cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của lương.

Khoản chi bổ sung thu nhập đây là khoản chi chiếm tỷ lệ tương đối lớn và thường xuyên có sự thay đổi nhằm động viên khuyến khích cán bộ công chức và người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao; đảm bảo số ngày công lao động theo quy định; chấp hành nội quy, quy định của cơ quan được hưởng tối đa 100% bổ sung thu nhập và phải căn cứ vào tình hình kinh phí sử dụng tiết kiệm chi và kết quả bình xét thi đua cuối năm hoàn thành nhiệm vụ được giao mới được hưởng. Trong các năm qua số tiền chi bổ sung thu nhập đều có và tương đối đảm bảo chứng tỏ việc thực hiện dự toán và chi tiêu có tiết kiệm đảm bảo phần nào thu nhập cho cán bộ trong toàn ngành.

Khoản chi về thưởng và phúc lợi tập thể cho cán bộ công chức: Khoản này nhằm khuyến khích cho cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao; tâm huyết với nghề và luôn luôn thay đổi trau dồi kiến thức cho phù hợp với điều kiện mới. Năm 2015 số chi Ngân sách cho lĩnh vực này là: 11.261,98 triệu đồng đạt 99.58 % so với kế hoạch; năm 2016 số chi là 10.853,70

triệu đồng đạt 99,95% so với kế hoạch và tới năm 2017 là 10.347,40 triệu đồng đạt 100,04%. Khoản chi cho thưởng cán bộ giáo viên về số tuyệt đối giảm nhưng về số tương đối tăng lên qua các năm do lượng cán bộ nghỉ hưu nhiều và điều này đáng khích lệ. Đây có thể coi là nguồn lực để động viên cán bộ cán bộ công chức tích cực hơn trong công tác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành Thuế.

Nhìn chung nhóm mục chi cho con người không những không tăng mà còn giảm mặc dù tiền lương cơ sở qua các năm tăng. Điều này do trong những năm qua số cán bộ biên chế giảm nhanh số lượng cán bộ nghỉ hưu nhiều nhưng số lượng cán bộ được tuyển dụng rất ít cụ thể: Số lượng cán bộ biên chế được giao năm 2017: 562 cán bộ số lượng cán bộ biên chế hiện có mặt đến 31/12/2017: 442 cán bộ thiếu 120 cán bộ. Đây cũng đang là một khó khăn tương đối lớn với ngành Thuế hiện nay số lượng cán bộ công chức đang phải kiêm nhiệm với khối lượng công việc tương đối lớn song thu nhập cũng chỉ một phần nào đáp ứng được đời sống vật chất của cán bộ công chức chứ chưa thực sự đảm bảo được chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ chuyên tâm với nghề nghiệp. Do vậy Nhà nước ta cần có những chính sách mới để đảm bảo cuộc sống của cán bộ ngành Thuế tốt hơn nữa.

b. Đánh giá tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn

Khoản chi này bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi về vật tư văn phòng; công tác phí, hội nghị phí, công vụ phí; chi đào tạo, chi hỗ trợ người nộp thuế; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn ngành… khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thường xuyên của ngân sách cho ngành Thuế. Điều này cần được phát huy trong những năm tiếp theo.

Tình hình chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho nhóm mục chi này được thể hiện cụ thể trong (bảng 4.5). Đối với khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ từng ngành (bao gồm chi mua vật tư, hàng hoá dùng cho công tác chuyên môn; chi trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng; chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn của ngành; chi đồng phục, trang phục; sách tài liệu dùng cho công tác chuyên môn…Đây là khoản chi lớn nhất trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành cho (chiếm khoảng trên 85.69% tổng chi nghiệp vụ chuyên môn). Trong 3 năm qua khoản chi này có sự tăng lên đáng kể năm 2015 là 24.031,80 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 24.057 triệu đồng và tới năm 2017 đã tăng lên là 26.647,10 triệu đồng. Đạt được mức tăng thêm này là do các nguyên nhân sau:

Do quy mô ngành Thuế có sự thay đổi, đối tượng nộp thuế ngày càng được mở rộng và tăng thêm, kéo theo đó là số lượng cán bộ, công chức có nhiều biến động thì nhu cầu về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động của ngành cũng tăng lên. Mặt khác, yếu tố giá cả hàng hóa, vật tư biến động có chiều hướng tăng lên cũng là một nguyên nhân góp phần làm gia tăng khoản chi này.

Do yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế vừa là mục tiêu vừa là động lực hỗ trợ cải cách thuế đồng bộ và phải tập trung vào giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế nên đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác Thuế.

Từ các nguyên nhân trên dẫn tới tình hình chi ngân cho nhóm này tăng lên, số chi đó tăng lên đó cũng là tất yếu. Song mức chi ngân sách hàng năm cho nhóm chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Bảng 4.5. Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho Cục Thuế Thái Bình giai đoạn từ năm 2015 – 2017

Nhóm Mục

Nội dung chi theo mục lục NSNN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KH TH (Trđ) TH/KH KH TH (Trđ) TH/KH KH TH (Trđ) TH/KH

II Chi nghiệp vụ chuyên môn 36.324,34 36.236,93 99,76 35.746 36.642 100,01 37.191 37.190 100,00

110 Vật tư văn phòng 6.312,00 6.327,00 100,24 6.820 6.821 100,01 6.090 6.095 100,08

111 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 1.596,32 1.564,25 97,99 1.475,20 1.473,70 99,90 1.240,00 1.239,40 99,95

112 Hội nghị 1.595,21 1.528,41 95,81 1.502,00 1.502,10 100,01 1.320,00 1.318,30 99,87

113 Công tác phí 2.130,51 2.135,44 100,23 1.245,00 2.136,50 171,61 1.240,00 1.237,30 99,78

114 Chi phí thuê mướn 658,30 650,03 98,74 652,05 651,30 99,88 653,00 652,50 99,92

119 Chi phí chuyên môn NV ngành 24.032 24.031,80 100,00 24.052 24.057 100,02 26.648,00 26.647,10 100,00

Nguồn: Phòng Hành chính QT TVAC - Cục Thuế Thái Bình

Đối với khoản chi về vật tư văn phòng bao gồm chi văn phòng phẩm; chi mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ và thường giảm đi qua các năm. Năm 2015 khoản chi này là 6.327,00 triệu đồng tới năm 2016 là 6.821 triệu đồng và đến năm 2017 là 6.095 triệu đồng. Điều này được xem là hợp lý vì chi văn phòng chủ yếu là chi mua các loại sách báo, tài liệu, vật tư thay thế. Đó là những khoản chi rất nhỏ thường gây lãng phí. Vì vậy, trong khâu quản lý chi ngân sách cần phải chú trọng đến khoản chi này sao cho đảm bảo chi tiêu hiệu quả nhất.

Đối với các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng như thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường…Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn nhưng là khoản chi không thể thiếu trong hoạt động của ngành. So sánh năm 2015 với năm 2016 thì khoản chi này đã giảm đi 6,8% và đến năm 2017 đã giảm đi xấp xỉ 11% so với năm 2015. Khoản chi này giảm đi liên tục qua các năm là tốt vì cho thấy việc tiêu dùng các hàng hoá công cộng tại ngành Thuế đã thực hiện tiết kiệm. Từ bảng trên thấy được tình hình thực hiện dự toán trong ba năm 2015, năm 2016 và năm 2017 thực hiện luôn thấp hơn so với kế hoạch). Điều này cho thấy công tác quản lý các khoản chi này đã chặt chẽ hơn do ngành Thuế đã thực hiện khoán chi cho từng phòng, ban trong việc sử dụng các dịch vụ công cộng trên và luôn phát động phong trào thực hiện tiết kiệm đến từng cán bộ trong toàn ngành. Và khoản chi này cần đảm bảo tiết kiệm hơn nữa để tăng nguồn lực cho công tác đào tạo chất lượng cao.

Ngoài ra trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn còn có khoản chi cho công tác phí : Mục chi này bao gồm chi về phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú... Đây là khoản chi mang tính chất gián tiếp cho nên việc cắt giảm tỷ trọng xuống là cần thiết. Chi cho hội nghị phí: Đây là khoản chi cho các hội nghị như sơ kết, tổng kết, kỷ niệm ngày thành lập ngành, tiếp đoàn ra đoàn vào... Khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và quy mô mỗi lần hội nghị. Khoản chi này đòi hỏi phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Nên ưu tiên việc sử dụng cho các cuộc hội thảo chuyên môn góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công chức. Chi cho thông tin, tuyên truyền, liên lạc gồm chi trả cước phí điện thoại trong nước; chi quảng cáo; sách báo, tạp trí, thư viện…Chi thuê mướn: gồm thuê phương tiện vận chuyển; thuê thiết bị các loại…Hai khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi nghiệp nhưng nó là khoản chi cần thiết không thể thiếu.

Các khoản chi này chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường, trong năm 2017 giá cả thị trường có sự biến động mạnh nên tổng chi cho hai mục này có sự tăng lên.

Ngoài chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn cũng đóng vai trò thiết yếu không thể thiếu được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhằm đáp ứng phương tiện làm việc, tài liệu giúp cho quá trình thực hiện công việc chuyên đạt hiệu quả cao hơn. Nhóm chi này đáp ứng kinh phí cho việc mua tư liệu, tài liệu, tập huấn các chính sách chế độ, triển khai nhiệm vụ thu của ngành... nhưng mức độ chi thì phụ thuộc vào cơ sở vật chất, quy mô của từng đơn vị trong ngành. Trên thực tế khoản chi này còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên ngân sách.

c. Đánh giá tình hình chi khác

Trong hoạt động của ngành Thuế nhóm chi này không thể thiếu được. Đây là khoản chi được xếp vào các nhóm mục chi trên nên được đưa vào mục chi khác. Ngành Thuế cũng như mọi hoạt động ngành khác đều có nhu cầu về công tác quản lý Nhà nước, nó là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngành Thuế vì khoản này đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho các hoạt động thuộc về các ngày lễ kỷ niệm, các khoản chi về phí, lệ phí; các khoản để trích lập quĩ phúc lợi… Khoản chi này cần chi đúng, chi đủ, chi kịp thời nhằm hạn chế tối đa việc lãng phí; đem lại hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý Nhà nước. Thực tế chi cho nhóm mục chi khác được thể hiện trong (bảng 4.6).

Qua bảng số liệu cho ta thấy số chi khác so với tổng chi thường xuyên cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 64 - 76)