Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 76 - 80)

ngành Thuế Thái Bình

Đây là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách nhằm phản ánh, đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán chi của các đơn vị. Trong những năm qua quá trình lập báo cáo quyết toán các chi cục và văn phòng cục đã tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:

- Số liệu trong báo cáo đã đảm bảo chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính đã theo đúng các nội dung chi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước đã quy.

- Báo cáo quyết toán năm của các chi cục và văn phòng Cục (kế toán cấp 3) gửi Cục Thuế Thái Bình (kế toán cấp 2) được gửi kèm theo thông báo sau:

+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12

+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm, giải trình phải nói rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vươt dự toán được giao.

- Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho cấp có thẩm quyền xét duyệt phải có xác nhận của Kho bạc.

- Phụ biểu chi tiết F02 – 1TC chi tiết các khoản chi theo mục.

- Cục Thuế quyết toán các khoản kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách UBND tỉnh phục vụ công tác thu ngân sách vào quyết toán ngân sách tỉnh.

* Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo chi ngân sách Nhà nước năm đối với các trường quy định như sau:

Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ ngày 31/12 và hết thời gian chỉnh lý ngày 31/01 hàng năm, số liệu trên các sổ sách kế toán đã đảm bảo cân đối khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước huyện, tỉnh.

Các đơn vị lập báo cáo quyết toán chi năm gửi Phòng Hành chính Quản trị Tài Vụ Ấn chỉ để xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt chi năm cho các chi cục trong thời gian tối đa là 20 ngày. Sau 20 ngày kể từ khi các đơn vị nhận được thông báo duyệt quyết toán năm của Phòng Hành chính Quản trị Tài Vụ Ấn chỉ, các đơn vị không có ý kiến khác thì coi như đã chấp nhận thi hành.

Trình tự lập, phê chuẩn và gửi báo cáo chi ngân sách Nhà nước hàng năm của như sau:

Phòng Hành chính Quản trị Tài Vụ Ấn chỉ có trách nhiệm duyệt và thẩm tra báo cáo quyết toán chi ngân sách của các chi cục và văn phòng cục sau đó tổng hợp chi tòan ngành thuế Thái Bình trình Tổng cục Thuế duyệt quyết toán và xem xét để tổng hợp gửi Bộ Tài Chính phê duyệt. Báo cáo quyết toán được lập thành 3 bản:

- 01 bản gửi Tổng cục Thuế.

- 01 bản gửi Cục Thuế tỉnh Thái Bình .

* Thời gian gửi báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm quy định như sau:

- Báo cáo quyết toán quý.

+ Các trường gửi Phòng Hành chính chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý.

+ Phòng Hành chính lập gửi Tổng cục Thuế chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc quý.

- Báo cáo quyết toán chi năm: Báo cáo quyết toán chi năm gửi Phòng Hành chính chậm nhất là ngày 15/2 năm đối với các Chi cục và Văn phòng Cục. Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách song có một vai trò rất quan trọng nhằm giúp cho các đơn vị thấy được những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân thực tế dẫn đến việc sai lệch trong quá trình thực hiện dự toán so với kế hoạch đã đặt ra. Trong những năm qua, công tác phê duyệt quyết toán và việc lập báo cáo quyết toán chi của các chi cục đều đã đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên đội ngũ kế toán ở các Chi cục vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn thực hiện theo yêu cầu luân phiên, luân chuyển công việc nên nhiều kế toán mới chưa có kinh nghiệm, nên vẫn còn nhiều sai xót xảy ra, mặc dù vậy đã sớm được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo nộp báo cáo quyết toán về Phòng Hành chính đúng thời gian và nội dung quyết toán đúng các khoản mục như trong dự toán đã được phê duyệt. Trong những năm gần đây chưa có trường hợp nào bị Phòng Hành chính Cục Thuế Thái Bình tạm đình chỉ cấp phát kinh phí do việc gửi báo cáo quyết toán hàng quí và quyết toán năm chậm thời gian quy định.

* Phân tích tổng hợp cơ cấu và biến động chi thực tế so với dự toán

Bảng 4.9 cho thấy cơ cấu các khoản chi giảm tương đối đều trong đó một số khoản chi chiếm cơ cấu lớn như chi thanh toán cá nhân giảm theo từng năm: năm 2015 chiếm 54,5 %; năm 2016 chiếm 51%; năm 2017 chiếm 50,5% trong tổng quyết toán chi thường xuyên ngân sách cho ngành Thuế, nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng thứ 2 nhưng cũng tăng, giảm không nhiều năm 2015 chiếm 25%; năm 2016 chiếm 25%; Năm 2017 chiếm 27%. Điều này cho thấy nguồn chi cho nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều khó khăn chỉ chủ yếu đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý hành chính và các hoạt động sự nghiệp...

Nhìn chung các khoản chi cân đối ngân sách đều có xu hướng giảm dần qua 3 năm, điều đó chứng tỏ nguồn chi dành cho ngành đã giảm đi đáng kể đòi hỏi toàn ngành phải cân đối thu chi hợp lý đáp ứng được các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cho ngành Thuế tỉnh nhà.

Bảng 4.9 Tổng hợp chi và cơ cấu các khoản chi thường xuyên ngành Thuế Thái Bình giai đoạn 2015-2017

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị ( tr.đ) Cơ cấu ( %) Giá trị ( tr.đ) Cơ cấu ( %) Giá trị ( tr.đ) Cơ cấu ( %) Tổng chi 145.043,12 100 147.802,74 100 137.790,6 100

Chi thanh toán

cá nhân 78.928,19 54,5 75.372.04 51 71.803 50,5 Chi nghiệp vụ chuyên môn 36.236,93 25 36.642 25 37.189,6 27 Chi mua sắm, XDCB 23.815,2 16,5 29.180 19,5 22.496 16,3 Chi khác 6.062,80 4 6.608,70 4,5 6.313,5 6,2

Nhìn chung công tác quản lý chi ngân sách nói chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách toàn ngành nói riêng mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng ngành Thuế Thái Bình đã có những đổi mới trong việc chi ngân sách và đạt được nhiều kết quả tốt như đã bám sát được chủ trương, chế độ, chính sách của nhà nước; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương... Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn những tồn tại mà nguyên nhân chính là do nhân tố con người, cụ thể là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị cấp 3. Để thấy được thực trạng này, chúng tôi tiến hành đánh giá trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán trên các phương diện trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách. Trình độ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý chi ngân sách ở các chi cục được thể hiện cụ thể ở các bảng 4.10 cho thấy 100% công chức có trình

độ từ đại học trở lên . Mặc dù vậy có những cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán và đội ngũ kế toán trẻ mới chưa có kinh nghiệm trong công tác nên còn gặp khó khăn trong thực hiện dự toán.

Bảng 4.10. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 76 - 80)