Thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước cho ngành thuế ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)

2.2.2.1. Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển từ thời kỳ phong kiến, song các hoạt động của nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội. Trong thời kỳ bị thực dân pháp

cai trị Việt nam mới bắt đầu hình thành cấp ngân sách độc lập của các thành phố, tỉnh và thị xã khác, cơ chế tài chính và hệ thống ngân sách ở nước ta mới được hình thành đầy đủ và hoàn chỉnh. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước ta đã thực hiện quyền lực về Ngân sách nhà nước, đã có những chính sách mang tính cách mạng triệt để như sắc lệnh việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ thống thuế mới giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho nhân dân nghèo. Ở thời kỳ này, Ngân sách nhà nước tổ chức thành 2 cấp: Ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Hình thức phân cấp ở thời kỳ này phù hợp với mức độ phân cấp kinh tế mà mỗi chính quyền tỉnh, thành phố thuộc trung ương đảm nhận.

Từ năm 1976 vai trò vai trò kinh tế xã hội của các cấp chính quyền từng bước được nâng cao. Theo đó hệ thống ngân sách Nhà nước cũng được hoàn thiện dần cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế đòi hỏi. Luật ngân sách nhà nước năm 2012 được bố trị lại theo đơn vị hành chính bao gồm:

- Ngân sách trung ương. - Ngân sách địa phương.

Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam là tổ chức theo mô hình Nhà nước phi liên bang. Các cấp ngân sách nhà nước đều có mối liên hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua việc phân cấp quản lý ngân sách nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp.

Trong hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam, ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động của ngân sách trung ương ảnh hưởng đến các mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước, chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hôi. Ngân sách địa phương là công cụ tài chính qua trọng trong việc giúp chính quyền địa phương thực hiện điều tiết vĩ mô nên kinh tế tại địa phương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách đặc thù tại địa phương, là công cụ giúp Nhà nước thực hiện giám sát đối với hoạt động kinh tế xã hội trên địa phương quản lý. Ngân sách địa phương gồm:

+ Ngân sách tỉnh + Ngân sách huyện + Ngân sách cấp xã

2.2.2.2. Quy trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Chu trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước là quá trình từ khi hình thành ngân sách cho tới khi kết thúc ngân sách để chuyển sang Ngân sách mới, Luật Ngân sách Nhà nước quy định tru trình này là một năm. Quá trình này bao gồm các khâu lập dự toán ngân sách, phê duyệt dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và quyết quyết ngân sách.

Quy trình ngân sách, xét về mặt thời gian, là quãng thời gian từ khi bắt đầu xây dựng ngân sách cho đến khi xét duyệt và công bố quyết toán ngân sách. Xét về mặt không gian, quy trình ngân sách diễn ra ở tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức nhà nước lớn, nhỏ từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Xét về mặt nội dung công việc, bao gồm việc lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

Với ý nghĩa trên thì quy trình ngân sách không chỉ là một quá trình nghiệp vụ kỹ thuật, công nghệ đơn thuần mà còn chứa đựng mối quan hệ tài chính của các cấp chính quyền địa phương trong việc huy động, phân phối và sử dụng ngân sách cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền.

Là một quá trính phức tạp mà nội dung là giải quyết các quan hệ lợi ích không thể là một quá trình tuỳ tiện mà phải có pháp luật điều chỉnh để tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành vi xử sự các quan hệ trên dưới.

Quy trình ngân sách địa phương gồm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Lập, xét duyệt và quyết định dự toán ngân sách địa phương

* Giai đoạn hai:Chấp hành ngân sách địa phương.

*Giai đoạn ba: Quyết toán ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)