Điểm yếu trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 85 - 88)

Thái Bình

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho ngành Thuế thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập ở cả ba khâu trong quá trình quản lý cần sớm được khắc phục trong thời gian tới:

Thứ nhất: Công tác lập dự toán của các Chi cục Thuế chưa sát với thực tế

phát sinh tại đơn vị nên chất lượng dự toán do các đơn vị lập chưa cao.

Khi xây dựng dự toán nhiều Chi cục không căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị mình để xác định cụ thể nhu cầu chi cho năm kế hoạch mà mới chỉ đánh giá được một cách qua loa, chủ yếu là dựa vào kế hoạch năm trước để xây dựng cho năm kế hoạch. Công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước cũng không được các chi cục thực hiện một cách nghiêm túc nên chưa thấy được những hạn chế cần khắc phục cho khâu lập dự toán tiếp theo. Do đó chất lượng dự toán các đơn vị lập chưa cao.

Ngoài ra còn do kinh nhiêm đội ngũ kế toán của các Chi cục ít còn chưa nghiên cứu chính sách kịp thời nên không nắm bắt kịp thời được các qui định cũng như các chính sách mới về lập dự toán nên dự toán các đơn vị lập chưa rõ ràng với qui định được đặt ra. Nhu cầu chi tiêu hàng năm của ngành Thuế còn chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường đặc biệt là tình hình giá cả. Do vậy sẽ không lường hết được những biến động xảy ra trong quá trình lập dự toán. Như trong năm 2017 tình hình lạm phát quá cao khiến cho nhu cầu chi tăng lên điều đó là không lường trước được. Mặt khác nữa khả năng phân tích, dự đoán còn kém nên ở các trường trong khi lập dự toán các chỉ tiêu đưa ra chưa thật hợp lý có thể thừa mục này và thiếu ở mục khác. Do vậy việc thực hiện và quyết toán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai: Cơ cấu chi thường xuyên ngành Thuế hiện nay chưa thật hợp lý.

Chi thanh toán cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất (tỷ trọng thực tế là 44.81% so với tổng chi thường xuyên) tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cán bộ công chức. Trước tình hình biến động về giá cả thị trường thì nhu cầu chi tiêu tăng lên môi trường làm việc nhiều cám dỗ trong khi thu nhập của cán bộ, công chức ngành Thuế ngoài lương, tiền lương tăng thêm và các khoản phụ cấp thì họ thường không có thêm khoản thu nhập nào khác. Mặc dù mức lương cơ bản đã tăng lên nhưng mức thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức chưa bù được mức tăng của giá cả nên việc chi tiêu của họ còn gặp nhiều khó

khăn. Đặc biệt năm 2017 khoản chi phúc lợi tập thể tăng lên chủ yếu là để hỗ trợ cán bộ công chức có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn. Điều này cho thấy số lượng cán bộ công chức có thu nhập thấp (cán bộ trẻ) còn khá lớn. Điều này còn do khả năng tiết kiệm các khoản chi của Chi cục còn hạn chế nên nguồn để tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ công chức là còn ít. Do đó để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc thì trong thời gian tới phải quan tâm hơn

nữa đến việc nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức tòan ngành.

Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục nhưng mức chi cho mục này còn thấp. Hiện nay để chính sách, pháp luật thuế ngày cang đơn giản dễ thực hiện mang lại sự thuận lợi cho người nộp thuế Tổng cục Thuế đang từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế, rà soát ban hành mới và sửa đổi các quy trình nghiệp vụ của Tổng cục Thuế liên quan đến người nộp thuế như: Quy trình bán lẻ, cấp hóa đơn lẻ; Quy trình kế toán thuế nội địa, quy trình đăng ký thuế; quy trình kê khai và nộp thuế, quy trình hoàn thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế .... đòi hỏi các đơn vị trong toàn ngành phải có sự nỗ lực và quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa đến chi nghiệp vụ, chuyên môn thông qua các Chi cục thì việc trang bị các điều kiện tốt hơn cho nhu cầu thực hiện chuyên môn là cần thiết để nâng cao chất lượng ngành Thuế nhưng hiện này mức chi này mặc dù đã có tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng khoản chi này chưa nhiều nên chưa đáp ứng tối đa phương tiện làm việc của cán bộ. Khoản chi khác là quan trọng đối với hoạt động thường xuyên của ngành Thuế nhưng mục chi này đang cao trong thời gian tới cần phải được giảm xuống để đảm bảo chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Điều này là do việc chi tiêu chưa thật sự tiết kiệm một số khoản chi chưa tuân theo tiêu chuẩn, định mức như: chi hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách.... . Hàng năm, chưa thực hiện việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả của các nhóm mục chi để rút ra những hạn chế và điều chỉnh các nhóm mục chi cho phù hợp hơn.

Thứ ba: Việc phân bổ theo ba nhóm mục chi của các Chi cục được thực

hiện ngay từ đầu năm điều này gây khó khăn cho hoạt động thường xuyên của các Chi cục. Việc phân bổ theo dự toán được duyệt của các đơn vị nhưng trong quá trình thực hiện do nhiều nhân tố tác động như: tình hình giá cả; sự thay đổi chính sách của Nhà nước ...nên phải có sự điều chỉnh cho phù hợp để các đơn vị có nguồn kinh phí hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn như: vào cuối năm 2015 do

sự thay đổi chính sách về mức lương cơ bản nên để đảm bảo nguồn tăng lương cho cán bộ công chức thì nguồn dự toán cấp đầu năm không đủ ngân sách Nhà nước phải cấp bổ sung. Tuy nhiên, quy trình cấp bổ sung phải lặp lại qua nhiều bước, nhiều đơn vị xét duyệt nên đẫ làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị.

Thứ tư: Cấp phát theo phương thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước (theo

quy định của thông tư số 76/2016/TT-BTC ngày 30/05/2016 ) về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế. Điều đó là do khi thực hiện theo cơ chế quản lý này thì các khoản chi của các Chi cục được thực hiện trực tiếp tại Kho bạc không cần qua sự xét duyệt của Phòng Hành Chính. Khi có nhu cầu chi tiêu thì các Chi cục lập giấy rút dự toán sau đó gửi Kho bạc Nhà nước huyện để rút chứ không cần phải qua sự xét duyệt của Phòng Hành Chính. Điều đó làm cho nhiều khoản chi Phòng Hành Chính không kiểm soát được. Do đó thường gặp

phải những khó khăn trong việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị dự toán.

Thứ năm: Báo cáo quyết toán của một Chi cục phải điều chỉnh, sửa chữa

dẫn đến tình trạng một số Chi cục còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Điều này là do trình độ nghiệp vụ kế toán của các Chi cục chưa tốt, có kế toan không được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, chưa nắm bắt kịp thời các chính sách chế độ mới về công tác quyết toán. Trong số cán bộ kế toán Chi cục, chỉ có khoảng hơn 80% cán bộ có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công tác tài chính, số cán bộ còn lại chỉ có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán đơn giản. Bên cạnh đó, có cán bộ kế toán ở các Chi cục khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán hành chnh sự nghiệp còn thấp. Công tác kế toán vẫn còn những việc thực hiện thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ còn hạn chế đó làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian. nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán.

Thứ sáu: Việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng tính tự chủ cho các

Chi cục mới đang ở giai đoạn ban đầu nên mức độ và năng lực quản lý còn tồn

tại nhiều hạn chế.Sự tự chủ của các Chi cục chủ yếu mới giới hạn trong phạm vi

trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị do cấp trên quy định. Cho đến nay, các cơ quan cấp trên vẫn có xu hướng chi phối hoạt động của ngành Thuế như về cơ cấu tổ chức biên chế cán bộ công chức hiện nay số cán bộ nghỉ hưu hàng năm nhiều mà số lượng cán bộ được tuyển dụng rất ít và còn thiếu rất nhiều so với số biên chế được giao.

Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ kế toán của các Chi cục đa phần là kế toán mới chưa hiểu hết được các qui định trong việc lập nên còn lúng túng trong việc xác định các chỉ tiêu về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản về nghiệp vụ chuyên môn...

Khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều Chi cục đã cân đối nguồn thu và chi nên tiết kiệm được chi và tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị. Tuy nhiên việc tăng thu nhập này còn chưa đồng đều giữa các Chi cục. Một trong những nguyên nhân là do khi thực hiện cấp kinh phí các Chi cục được cấp dự toán chi tương đối đồng đều theo số lượng cán bộ công chức nhưng có chi cục tiết kiệm đựoc ở các khoản chi khác, chi không thường xuyên thì chi thu nhập cho tăng thêm cho cán bộ nhiều; có Chi cục chưa tiết kiệm nên không còn nguông để chi thu nhập tăng thêm dẫn đén mức chi thu nhập trên cùng một địa bàn nhưng lại khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 85 - 88)