Điểm mạnh trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 80 - 85)

Thuế tỉnh Thái Bình

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Trong đó Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là một lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. Trong thời gian qua công tác quản lý các khoản chi cũng đạt được những thành tựu đáng kể:

Biểu 4.11. Đánh giá thực hiện chi NSNN của ngành Thuế theo nhóm mục chi giai đoạn 2015- 2017

Năm 2015 (Trđ) C.C (%) 2016 (Trđ) C.C (%) 2017 (Trđ) C.C (%) Tổng chi thường xuyên 121.227,92 83,58 118.622,74 80,26 115.306,10 83,68 Tổng chi mua sắm 5.257,60 3,62 1.242,50 0,84 1.216,40 0,88 Tổng chi xây dựng 18.557,60 12,79 27.937,50 18,90 21.268,10 15,44 Tổng cho ngân sách 145.043,12 100,00 147.802,74 100,00 137.790,60 100 Nguồn: Phòng Hành chính QTTVAC - Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Từ bảng 4.11 trên thấy rằng chi thường xuyên của ngành thuế chiếm tỷ trọng lớn và thay đổi phù hợp theo tình hình thực tế của từng năm, đảm bảo cho Cục Thuế Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cục Thuế Thái Bình đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện thuận lợi, thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối các cơ quan Tỉnh, của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, sự phối hợp của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể trong Tỉnh. Tổng thu nội địa thực hiện Cục Thuế Thái Bình luôn hoàn thành vượt mức Bộ tài chính giao năm 2014 tổng thu nội địa thực hiện 4.179,6 tỷ đồng đạt 160,6% dự toán Bộ Tài chính giao; năm 2015 tổng thu nội địa thực hiện 4.300 tỷ đồng đạt 140,1% dự toán Bộ Tài chính giao; năm 2016 tổng thu nội địa thực hiện 8.245 tỷ đồng đạt 190,8 % dự toán Bộ Tài chính giao.

Thực tế đó cho thấy Tổng chi ngân sách của ngành Thuế Thái Bình đang chấp hành rất tốt đường lối chủ trương cùng với Cục Thuế các tỉnh góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ toàn ngành.

Bảng 4.12. Đánh giá thực hiện chi theo nhóm mục chi ở Cục Thuế tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2015 – 2017

Nội dung chi theo mục lục NSNN

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH % KH (Trđ) TH (Trđ) TH/KH %

I.Tổng chi thường xuyên 121.618,63 121.227,92 99,68 117.502,75 118.622,74 100,95 114.910,80 115.306,10 100,34

1. Chi thanh toán cá nhân 79.042,14 78.928,19 75.110,30 75.372,04 71.296,20 71.803,00

2. Chi nghiệp vụ CM 36.324,34 36.236,93 35.746 36.642 37.191 37.190

3. Chi khác 6.252,15 6.062,80 6.646,20 6.608,70 6.423,60 6.313,50

II. Chi mua sắm 5.258,90 5.257,60 99,98 1.243,00 1.242,50 99,96 1.225,50 1.216,40 99,26

III. Chi xây dựng cơ bản 18.560,10 18.557,60 99,99 27.980,00 27.937,50 99,85 21.270,50 21.268,10 99,99

Nguồn: Phòng Hành chính QTTVAC - Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Trong các nhóm mục chi thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi nguồn nhân lực đã được chú trọng cả về chất lượng, số lượng và đã được cơ cấu phân bổ lại để đáp ứng yêu cầu cải cách song hiệu quả sử dụng chưa cao và cơ chế tiền lương chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2017 số chi thực tế cho ngành Thuế Thái Bình là 115.306,1 triệu đồng trong đó nhóm chi thanh toán cá nhân là 71.803 triệu đồng (chiếm 62,27% so với tổng chi thường xuyên ngành thuế). Điều này cũng dể hiểu vì đây là khoản chi đảm bảo bù đắp sức lao động cho cán bộ công chức trong ngành Thuế với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Người cán bộ Thuế phải không ngừng nâng cao về mọi mặt đúng theo phương châm chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới. Con người đóng vị trí quan trọng hàng đầu và đội ngũ cán bộ công chức là nền tảng để giúp ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao nâng cao đời sống cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng trong xử lý công việc sẽ giúp họ có một cách nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Khoản chi chuyên môn nghiệp vụ cũng tăng dần qua các năm (cụ thể năm 2015 chi là 36.324,34 triệu đồng đến năm 2017 chi 37.190 triệu đồng đã tăng thêm 865.66 triệu đồng). Do yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý thuế, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính nên việc chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thành thạo cho cán bộ công chức toàn ngành thì việc tăng chi cho mục này là hợp lý. Tuy nhiên tỷ lệ chi cho nhóm mục này còn thấp chưa thấp chưa thấy được vai trò của chi cho nhóm mục này đối với việc nâng cao chất lượng ngành thuế.

Ngành thuế muốn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao trước hết phải quan tâm đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức tạo cho họ tâm huyết với nghề, bên cạnh đó không ngừng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần hoàn thành suất sắc nhiệm vụ công tác ngành thuế. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực chi cho cán bộ công chức để động cán bộ công chức trong ngành tiếp tục xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.Trong những năm qua số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế theo các nhóm mục chi ở Cục Thuế Thái Bình luôn có sự thay đổi chi thanh toán cá nhân giảm do số lượng cán bộ nghỉ hưu ngày một nhiều mà số lượng cán bộ được tuyển dụng không đáp

ứng đủ chỉ tiêu biên chế được giao nên tổng hệ số lương và phụ cấp hàng năm giảm đi; chi cho nghiệp vụ chuyên môn ngày càng tăng lên chứng tỏ Cục Thuế Thái Bình đã tập trung nâng cao trình độ cán bộ cũng như tăng chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành đảm bảo thực hiện. Điều đó chứng tỏ các cơ quan lãnh đạo ngành dọc từ Bộ Tài chính, đến Tổng cục Thuế và các cấp chính quyền ở tỉnh Thái Bình đã quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp ngành Thuế . Số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho ngành ngày càng được quan tâm cả về kế hoạch (KH) và số thực chi (TH). Số kế hoạch được lập tương đối sát với thực tếViệc thực hiện công tác lập dự toán của các Chi cục nói chung đã đúng với trình tự quy định của Nhà nước, các khoản thu, chi phát sinh đều được phản ảnh vào dự toán của các Chi cục Thuế. Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho ngành Thuế đều dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch đảm bảo kế hoạch sát với tình hình của đơn vị. Kết quả điều tra của Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, kế toán Chi cục trên địa bàn 100% số phiếu đều đánh giá Cục Thuế công khai phân bổ dự toán cho các đơn vị. Công tác lập dự tóan chi NS của chi cục có 48,6% số phiếu trả lời rất phù hợp, 42,8% số phiếu trả lời phù hợp, 8,6% số phiếu trả lời tương đối phù hợp. Như vậy công tác lập và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách ngành Thuế Thái Bình đã được quan tâm thực hiện tốt, công tác thảo luận và giao dự toán chi thường xuyên đã được thực hiện công khai, minh bạch trong các đơn vị.

- Cán bộ kiểm soát chi: Theo kết quả điều tra đơn vị, 100% người được điều tra đều nhận được sự hướng dẫn tận tình, đúng mực của cán bộ kiểm soát chi không hề bị gây khó dễ hay bị yêu cầu khác ngoài thủ tục hồ sơ.Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cán bộ kiểm soát chi đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho đơn vị cấp 3 trong việc cập nhật các quy định mới, phối hợp tốt với kế toán các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi cũng từng bước được nâng cao về mọi mặt, tích lũy nhiều kinh nghiệm, có cách nhìn đầy đủ hơn về nhiệm vụ của mình. Nhờ vậy, có tới 54,3% số phiếu trả lời hiệu quả cao và 45,7% số phiếu trả lời hiệu quả ở nội dung đánh giá hiệu quả đối với các biện pháp kiểm soát chi. Thời gian tới cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác kiểm soát chi nhằm thực hiện tốt công tác chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 80 - 85)