Phương hướng phát triển ngành thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 91 - 94)

Cục Thuế Thái Bình trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực từ năm 1990 đến năm 2015 ngành Thuế luôn hoàn thành dự toán thu NSNN,

với số thu năm sau cao hơn năm trước. Để có được kết quả như vậy nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư là không nhỏ. Với nguồn ngân sách đó ngành đã từng bước chuẩn hóa cán bộ, công chức về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học và đạt yêu cầu về chất lượng, có tâm huyết với nghề, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu mô hình quản lý theo chức năng. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Căn cứ vào luật thuế sửa đổi; Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết 35/2016/NQ-CP; các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước tỉnh, thành phố và huyện; Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 – 2017 ngành Thuế Thái Bình đã đề ra nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán của Bộ Tài chính giao theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chỉ tiêu đặt ra là :

Năm 2017, dự toán Bộ Tài chính giao cho tỉnh Thái Bình là 6.057 tỷ đồng, nếu trừ tiền sử dụng đất thì dự toán thuế, phí và các khoản thu khác là 5.077 tỷ đồng tăng 47,4% so với dự toán năm 2016.

Thứ hai, Giảm nợ cũ, không để tăng nợ mới, xử lý cơ bản nợ chờ xử lý. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi luật thuế. Tăng cường kỷ luật kỷ cương nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế phấn đấu tiền nợ thuế giảm tuyệt đối so với năm 2016. Giám sát phân loại tiền thuế nợ theo các tiêu chí phân tích nợ thuế, đảm bảo việc phân loaịi phải đủ hồ sơ phản ánh đúng bản chất của khoản nợ thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Điện tử hóa hệ thống quy trình nợ thuế và cưỡng chế thuế ở tất cả các khâu.

Về cơ sở vật chất cho ngành Thuế cần phải tăng cường trong việc chi cho công nghệ thông tin đảm bảo đường truyền phần mềm quản lý thuế điện tử, triển khai xây dựng và sửa chữa các Chi cục chưa đủ chất lượng. Trong năm 2016 - 2017 tiến hành sửa chữa, nâng cấp các Chi cục nhằm nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu thuế.

Đồng thời triển khai thực hiện tốt việc đổi mới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong năm tới. Công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ công chức

cần được Cục thuế đặc biệt quan tâm: Năm 2017 lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho 2.561 lượt người.

Thứ ba, Đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường số lượng

và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu NSNN theo cơ chế rủi ro và yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính thuế.

Thứ tư, Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách thuế mới để đưa

chính sách vào cuộc sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Mở rộng triển khai nộp thuế điện tử. Cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân.

Về xây dựng cơ sở vật chất :Tham mưu đẩy mạnh hệ thống điện tử và cải tạo bộ phận một cửa đạt chuẩn góp phần nâng cao chất lượng giải đáp chính sách thuế , tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thứ năm, Thực hiện nghiêm túc Chương trình cải cách hiện đại hoá ngành Thuế; thực hiện tốt chương trình phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Thuế; tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, tăng cường quản lý nội bộ.

Triển khai các đề án đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế nâng cao thứ hạng đối với chỉ tiêu nộp thuế, xây dựng cơ chế cung cấp dịch vụ “ một cửa điện tử” và hỗ trợ trực tuyến người nộp thuế của cơ quan thuế. Rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế để cắt giảm những thủ tục hành chính thuế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo đề án trình Tổng cục.

Để thực hiện những mục tiêu trên, phương hướng phát triển ngành Thuế đòi hỏi ngành Thuế phải luôn phấn đấu đảm bảo về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó rất cần có sự hỗ trợ của Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ công chức để giúp họ có điều kiện yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp ngành Thuế Thái Bình.

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của ngành, do đó trong thời gian tới Cục Thuế Thái Bình cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của toàn ngành để giúp ngành Thuế Thái Bình đạt được những phương hướng đề ra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 91 - 94)