a. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý NNT đăng ký thuế.
- Số lượng NNT đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế.
- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt và không bỏ sót NNT.
Tỷ lệ đăng ký thuế (%) = Số NNT đã đăng ký thuế x 100 Số NNT phải đăng ký thuế
b. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý việc khai thuế
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế TNDN ( %): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai
thuế phải nộp.Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt và đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế có hiệu quả.
Tỷ lệ nộp hồ sơ Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được
khai thuế = x 100
Tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp
- Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nộp thuế TNDN trên tổng số người nộp thuế Chỉ tiêu này phản ánh số lượng công ty đang thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN trên tổng số NNT đang quản lý trên địa bàn. Khi xem xét và phân tích tỷ lệ này sẽ giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng NNT một cách chính xác, do đó giảm thiểu được thất thu thuế do bỏ sót NNT, đồng thời là cơ sở đánh giá mức độ quản lý NNT đã chặt chẽ và hiệu quả hay chưa?
- Tỷ trọng số thuế TNDN trên tổng số thuế
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ động viên thuế TNDN vào NSNN so với tổng
số thu NSNN từ thuế. Trong tổng thu NSNN từ thuế TNDN mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ đóng góp một tỉ lệ thuế TNDN nhất định, song tuỳ thuộc vào đặc điểm về số lượng, quy mô và tình hình kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp ta có thể đánh giá mức độ động viên thuế TNDN của loại hình doanh nghiệp đó vào NSNN là lớn hay nhỏ, là khu vực tiềm năng hay không tiềm năng?
c. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ thuế TNDN.
- Tỷ lệ nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ số tiền thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số tiền thuế TNDN phải nộp trong năm. Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
Số tiền thuế TNDN nợ
Tỷ lệ nợ thuế TNDN ( %) = x 100 Tổng số thuế TNDN phải nộp
- Tỷ lệ NNT nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ NNT còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số NNT.Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
- Số lượng các khoản nợ / người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một NNT tại thời điểm đánh giá . Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng tốt.
- Cơ cấu nợ theo thời gian (%): Là tỷ trọng các khoản thuế nợ , số tiền thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định gồm các mốc nợ trên 30 ngày và trên 90 ngày . Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng thời gian nợ thuế của các khoản nợ, số thuế nợ. Nếu tỷ trọng các khoản nợ, số thuế nợ ở dưới mức 30 ngày cáo thì mức tuân thủ càng tốt.
Số khoản nợ, số thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định Cơ cấu nợ theo thời gian = x 100 Tổng số NNT nợ thuế
d. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm tra giám sát trong quản lý thu thuế TNDN
- Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra, thanh tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp tính bình quân số học giản đơn.
- Tỷ lệ hồ sơ đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (%): là chỉ tiêu so sánh số hồ sơ thuế đã được so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của NNT, phân tích so sánh thông tin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với các biến động của ngành với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã nhận được trong năm. Chỉ tiêu phản ảnh quy mô giám sát của cơ quan thuế đối với sự tuân thủ của NNT trong việc cung cấp thông tin, chỉ tiêu càng gần tới 100 thì quy mô giám sát của cơ quan thuế càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
(%)
=
Số hồ sơ đã kiểm tra
x 100 Tổng số hồ sơ nhận được
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu nêu trên đều đóng vai trò là thước đo cơ bản và quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế TNDN, khi kết hợp xem xét và phân tích các chỉ tiêu đó cơ quan thuế có thể đánh giá một cách trung thực và toàn diện nhất về công tác quản lý thuế TNDN từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN