4.3.2.1. Giải pháp về quản lý người nộp thuế
Để quản lý NNT hiệu quả hơn, bên cạnh các biện pháp đã và đang thực hiện, Đội kiểm tra thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Đông Anh nói chung cần tập trung vào một số biện pháp sau:
+ Lập sổ để theo dõi và quản lý các NNT thường xuyên, chi tiết hơn. Ngoài sổ theo dõi của cả Đội thì từng cán bộ nên lập một số riêng, theo dõi những doanh nghiệp mình quản lý. Trong đó, nên có sự phân loại NNT để quản lý hiệu quả hơn. Có thể phân loại NNT theo nhiều tiêu chí khác nhau để tiện quản lý: theo tình hình hoạt động, theo loại hình, theo ngành nghề, theo số thu,
theo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN... Với những sự phân loại như vậy, có thể dễ dàng tập trung quản lý những NNT có rủi ro về thuế cao, nâng cao hiệu quả quản lý.
+ Bên cạnh đó, cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong quản lý các doanh nghiệp để công tác quản lý NNT hiệu quả hơn. Sự liên kết này không chỉ là trong nội bộ ngành thuế mà còn cả với các cơ quan, ban ngành liên quan. Trong nội bộ ngành thuế thì cần thường xuyên phối hợp với Đội kê khai và kế toán thuế để cập nhật tình hình đăng kí thuế của các doanh nghiệp; cần phối hợp với các Chi cục thuế để quản lý toàn diện. Ngoài ra, cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với Sở kế hoạch và đầu tư để nắm bắt, đối chiếu số liệu về các doanh nghiệp đăng kí kinh doanh mới, thay đổi thông tin trong đăng kí kinh doanh...Có như vậy mới có thể quản lý NNT một cách toàn diện nhất, tránh bỏ sót đối tượng. + Cần quản lý NNT một cách toàn diện nhưng vẫn phải có trọng tâm, trọng điểm: Trong điều kiện thiếu lực lượng, Chi cục Thuế huyện Đông Anh không thể quản lý NNT một cách dàn trải mà cần quản lý có trọng tâm. Điều đó có nghĩa là phải tập trung vào những khu vực chủ yếu, tập trung vào những đối tượng có số thu về thuế lớn, đối tượng có rủi ro thuế cao, đối tượng mới thành lập... Do đó, để sử dụng hiệu quả nguồn lực đang có, nên tập trung vào những khu vực trọng điểm.
+ Tăng cường công tác ứng dụng tin học vào quản lý NNT: Hiện nay công tác ứng dụng tin học trong quản lý NNT đã được Chi cục Thuế huyện Đông Anh ứng dụng và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hồ sơ của doanh nghiệp được lưu trữ còn chưa đầy đủ nên rất khó để quản lý, hầu như Chi cục mới chỉ dừng lại ở việc quản lý doanh nghiệp trên sổ sách, giấy tờ, BCTC doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan thuế cần hoàn thiện hơn nữa công tác ứng dụng tin học vào quản lý NNT, đặc biệt là thường xuyên cập nhật các doanh nghiệp mới ĐKKD, đăng kí thuế để đưa vào quản lý.
Kết hợp với hệ thống quản lý hồ sơ doanh nghiệp, cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay việc đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ thuế, điều này giúp tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm, khả năng đánh giá của cán bộ thuế nhưng đôi khi nó không chính xác và còn mang tính chủ quan. Do đó, phải xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin về NNT và các thông tin cơ quan thuế có được từ
tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, thông tin có được từ bên thứ ba... xây dựng một hệ thống đánh giá, tính điểm NNT chứ không nên chỉ đánh giá NNT theo kinh nghiệm. Từ đó phân loại các NNT theo mức độ rủi ro về thuế khác nhau để công tác quản lý có trọng tâm trọng điểm và đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng chung phần mềm quản lý thông tin các doanh nghiệp giữa các cơ quan liên quan. Phần mềm phải thể hiện được các thông tin: Doanh nghiệp đã đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp đã được cấp mẫu con dấu; doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế; doanh nghiệp ngừng hoạt động; doanh nghiệp chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh để từ đó các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sở Kế hoạch đầu tư), cơ quan cấp đăng ký mẫu con dấu (cơ quan công an); cơ quan Thuế để từ các thông tin đó xác định một cách nhanh chóng những doanh nghiệp chậm đăng ký kê khai, doanh nghiệp không hoạt động, doanh nghiệp chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh… Từ đó đưa ra các bước quản lý tiếp theo.
Từ phần mềm kết quả xác định các doanh nghiệp mới đã đăng ký trên cơ quan thuế tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cũng như làm thủ tục đóng mã số thuế với doanh nghiệp không đến cơ quan thuế đăng ký kê khai thuế. Ngoài ra cơ quan thuế còn xác định được các trường hợp sát nhập, chia tách, chi nhánh, cửa hàng để quản lý thu thuế được tốt.
Từ phần mềm Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan Công an xác định các doanh nghiệp không hoạt động, giải thể để làm thủ tục thu hồi giấp phép, con dấu.
4.3.2.2 Giải pháp về quản lý căn cứ tính thuế a. Giải pháp về quản lý doanh thu tính thuế
+ Để quản lý doanh thu tính thuế của các DN NQD một cách hiệu quả nhất thì trước hết bản thân các cán bộ thuế phải hiểu rõ về các điều kiện, thời điểm ghi nhận doanh thu cũng như qui trình, biện pháp kiểm tra doanh thu của doanh nghiệp: đối chiếu sổ nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ chi tiết phải thu của khách hàng (TK 131), kiểm tra tính liên tục của số thứ tự hoá đơn bán hàng, đối chiếu các bút toán trên sổ nhật ký bán hàng, so sánh bảng giá hiện hành với giá ghi trên hoá đơn hay với các hợp đồng, xem số liệu trên hoá đơn bán hàng có phù hợp với chứng từ vận chuyển, bảng giá bán và các đơn đặt hàng của khách, so sánh số lượng, số tiền trên hoá đơn bán hàng với sổ giao hàng, kiểm tra việc quy đổi tỷ
giá ngoại tệ (nếu bán hàng thu bằng ngoại tệ)... Tất cả những biện pháp đó có thể giúp cán bộ thuế phát hiện ra hành vi che giấu doanh thu của doanh nghiệp.
+ Ngoài ra, khi kiểm tra doanh thu của doanh nghiệp cũng cần có sự so sánh, đối chiếu với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề. Mặc dù có thể nói điều kiện sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là rất khác nhau, nhưng vẫn có thể dựa vào những số liệu này làm căn cứ đối chiếu để đưa ra kết luận. Vì hiện nay có một thực tế là có những doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thì doanh thu rất thấp. Trong khi đó, những doanh nghiệp khác thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ thì doanh thu rất cao mặc dù cùng ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh doanh không khác nhau nhiều.
+ Cần phải tăng cường công tác quản lý hóa đơn. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý doanh thu tính thuế của DN NQD, nhất là trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp đã thực hiện tự in, tự đặt in hóa đơn để sử dụng, vì vậy những sai phạm trong quá trình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Để giải quyết những thực trạng về công tác quản lý hóa đơn ảnh hưởng đến doanh thu tính thuế, Chi cục cần tập trung vào một số giải pháp như sau:
Một là, phải sử dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
hoá đơn. Không phủ nhận trong những năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát của Chi cục Thuế huyện Đông Anh đã thực hiện thường xuyên, liên tục và thông qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm về sử dụng hóa đơn. Sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chức năng tự động kiểm tra chéo hoá đơn chứng từ bằng cách tổ chức hướng dẫn cho tất cả cán bộ trong Chi cục và có kiểm tra đánh giá.
Hai là, tuyên truyền, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng cho DN. Đây là
phương thức thanh toán tiên tiến nhất, đang được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới, theo đó một mặt, Nhà nước sẽ quản lý được lượng tiền lưu thông trên thị trường, mặt khác sẽ tạo điều kiện để cơ quan thuế chống thất thu hiệu quả. Bởi vì doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế hay hoàn thuế đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó, hoá đơn chứng từ trở thành công cụ thứ yếu, chỉ để ghi nhận hoạt động giao dịch kinh doanh và phục vụ cho việc hạch toán kế toán
của doanh nghiệp. Hoá đơn sẽ trở về với bản chất thực của nó là chứng từ kế toán và việc gian lận ghi trên hoá đơn sẽ dần được hạn chế và đẩy lùi.
Ba là, cần tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm và thống nhất biện pháp
xử lý nghiêm hơn đối với những trường hợp vi phạm về sử dụng hóa đơn, chứng từ. Có thể áp dụng ấn định thuế đối với các doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá bán thực tế. Cũng có thể áp dụng biện pháp không cho những doanh nghiệp vi phạm nhiều lần phát hành hóa đơn, thông báo các doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng... Mức độ xử phạt nặng thì mới có thể răn đe các doanh nghiệp.
Bốn là, để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất, Chi cục cần tác động vào cả
hai phía là doanh nghiệp và người dân bằng việc tích cực tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của huyện.. Phải để người dân nhận thức được việc kê khai hóa đơn như vậy là vi phạm pháp luật và không chấp nhận nó như một thực tế. Tiếp đó, phải có biện pháp xử phạt nặng với những trường hợp phát hiện ra gian lận; sử dụng các phương tiện truyền thông, thành lập kênh thu thập ý kiến của người dân để có thể nhanh chóng phát hiện ra sai phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xe máy.
Ngoài ra, nếu như những biện pháp trên không thể khắc phục được tình trạng “down giá” này thì cơ quan thuế nên xem xét áp dụng ấn định thuế đối với hoạt động kinh doanh xe máy thay vì cho các doanh nghiệp tự kê khai như hiện nay. Có thể thực hiện ấn định giá bán hoặc ấn định thuế TNDN. Nhưng có lẽ ấn định giá bán là hợp lý hơn. Hàng tháng, các cơ sở kinh doanh phải kê khai số lượng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy bán ra gửi cơ quan thuế cùng với tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Căn cứ số liệu trên bảng kê, số lượng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy bán ra cơ quan thuế đối chiếu, xác định số lượng xe thuộc diện phải ấn định thuế trên cơ sở giá trị trường và mức thuế ấn định. Khi đó, hóa đơn của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị khi tính thuế và doanh nghiệp sẽ không tiếp tục gian lận qua hóa đơn.
+ Đối với một số ngành đặc thù càng cần có sự quản lý giám sát chặt chẽ hơn nữa. Như trong hoạt động xây dựng cơ bản các công trình được ký kết trên cơ sở đấu thầu, giá xây dựng phải được cơ sở bên giao thầu thanh toán theo tiến độ hợp đồng. Số tiền ứng theo hợp đồng phải được coi là doanh thu của bên giao xây dựng và phải được kê khai, tính thuế và nộp thuế kịp thời, không nhất thiết phải
có đầy đủ khối lượng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao từng phần hay phiếu giá công trình có xác nhận của hai bên. Khi có biên bản bàn giao khối lượng hay ứng vốn công trình, bên nhận thầu bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT cho bên giao thầu. Các cơ quan có thẩm quyền khi duyệt hồ sơ khối lượng đều phải coi hóa đơn GTGT là một chứng từ bắt buộc không thể thiếu được, có như vậy mới giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ được doanh thu đối với doanh nghiệp xây lắp. Ngoài ra thời gian, tính chất và quy mô của hoạt động xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi, việc bán thầu hay nhượng thầu tương đối phổ biến trong quá trình thi công. Tuy nhiên, việc hạch toán doanh thu đối với các hoạt động trên vẫn chưa thống nhất, nhiều doanh nghiệp ký toàn bộ công trình nhưng chỉ hạch toán phần gói thầu do mình chỉ thi công phần nhượng lại cho nhà thầu phụ không được phản ánh vào doanh thu nhà thầu chính. Một số nhà thầu phụ thực hiện các gói thầu nhỏ, nên cho rằng việc kê khai thuế GTGT, TNDN là do nhà thầu chính cho nên nhà thầu phụ không có nghĩa gì với NSNN.
b. Giải pháp tăng cường quản lý chi phí được trừ
Quản lý chi phí được trừ là nội dung khó khăn và phức tạp của công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD. Cũng chính vì lẽ đó mà công tác quản lý chi phí được trừ trên địa bàn huyện Đông Anh vẫn còn nhiều tồn tại. Để khắc phục những tồn tại này, có thể xem xét áp dụng một số biện pháp quản lý đối với từng khoản chi phí hợp lý:
- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Cần phải kiểm tra cẩn thận với khoản
chi phí khấu hao. Phải xem xét xem tài sản cố định mà doanh nghiệp đang thực đưa vào sử dụng có chứng từ hợp pháp chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh hay không, xem tài sản cố định đó có phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và việc trích khấu hao tài sản cố định có đúng quy định hay không, nguyên giá của tài sản cố định có phù hợp với giá thị trường tại thời điểm doanh nghiệp có tài sản cố định, doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp gì, phương pháp có nhất quán với niên độ trước đó hay không, xem có tài sản cố định nào bỏ sót không trích khấu hao hay không, tài sản cố định có còn sử dụng nữa hay không…Thống nhất trong toàn Chi cục cách thức kiểm tra, trình tự kiểm tra đối với từng khoản mục, từng loại TSCĐ.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng: Phải thống nhất trong toàn Chi cục xây dựng phương pháp kiểm tra khoản mục chi phí này: Ví
dụ: xem xét các chứng từ hoá đơn hợp lệ, xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với các chi phí vật liệu ở các bộ phận bằng cách đối chiếu số liệu vật tư xuất dùng cho phân xưởng với báo cáo sử dụng vật tư ở các phân xưởng, xác định số lượng đơn vị vật liệu tiêu hao cho một sản phẩm có hợp lý hay không bằng cách so sánh đối chiếu với định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm để phát hiện những chênh lệch bất hợp lý, so sánh giá cả đầu vào với giá thị trường tại thời điểm mua hàng hoá để tránh tình trạng nâng giá đầu vào…
Với chi phí tiền lương: Cần xem xét qui mô hoạt động cụ thể của doanh
nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thông qua các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để xác định số lượng lao động hợp đồng lao động và tiền lương tương ứng bằng cách đối chiếu xem xét bảng tính và phân bổ tiền lương, chứng từ chi trả tiền của doanh nghiệp với người lao động, vấn đề tiền ăn giữa ca, tiền làm thêm giờ phải xem xét kĩ. Đồng thời xử lý nghiêm việc vi phạm qui định liên quan đến hợp đồng lao động không rõ ràng,