4.1.1.1. Đăng ký và cấp mã số thuế
Quản lý tốt người nộp thuế là bước nền tảng để quản lý tốt bất kỳ sắc thuế nào với bất kỳ thành phần kinh tế nào. Với DN NQD, bằng việc nắm vững các chỉ tiêu ban đầu trong đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh và những thay đổi của DN về địa chỉ, ngành nghề, quy mô kinh doanh, các sắc thuế mà DN phải nộp,… chi cục sẽ có cơ sở để theo dõi sát sao, kịp thời các hoạt động của DN. Đồng thời qua đó, chi cục dự toán được nghĩa vụ thuế và khả năng tài chính, hiểu biết về pháp luật thuế của NNT, chủ động hơn trong các bước quản lý tiếp theo.
Chi cục thuế Đông Anh luôn tạo cơ chế thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khi đăng ký thuế cũng như khi khai bổ sung, thay đổi các thông tin đã đăng ký, nhờ đó nhanh chóng đưa DN mới thành lập vào diện quản lý và liên tục cập nhật thông tin mới về DN.
+ Đối với tổ chức thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp thì Sở kế hoạch và đầu tư cấp mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là mã số thuế DN. Sau khi cấp mã số cho DN, đẩy thông tin sang cơ quan thuế quản lý.
+ Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh không theo luật doanh nghiệp Chi cục theo quy đúng quy trình đăng ký thuế. Đơn vị lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa. Đội TH-NV-DT-KK-KTT-TH sau khi nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa sẽ nhập tờ khai đăng ký thuế vào phần mềm. Toàn bộ thông tin được truyền lên Cục thuế TP Hà Nội, sau đó truyền lên Tổng cục thuế. Khi có kết quả trả về, Chi cục tiến hành in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho NNT.
Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ DN được chuyển vào chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai, nộp thuế của từng DN. Với việc quản lý bằng MST cấp duy nhất cho từng DN, chi cục dễ dàng thống kê được các DN theo các tiêu chí đang quản lý, đang hoạt động hay tạm nghỉ kinh doanh, giải thể...
Bảng 4.1. Số lượng các DN NQD được cấp MST theo loại hình DN tại huyện Đông Anh
Đơn vị: DN Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu CT cổ phần 1.290 41,2 1.382 40,5 1.556 42 107 113 110 CT TNHH 1.601 51,2 1.781 52,2 1.887 51 111 106 109 DN tư nhân 68 2,2 67 2 67 1,8 99 100 99 Chi nhánh 45 1,4 50 1,5 52 1,4 111 104 107 Hợp tác xã 53 1,7 53 1,6 53 1,4 100 100 100 Quỹ tín dụng 6 0,2 6 0,2 6 0,2 100 100 100 Khác 67 2,1 75 2,2 82 2,2 112 109 111 Cộng 3.130 100 3.414 100 3.703 100 109 108 109
Nguồn: Đội THNVDT-KKKKT&TH Qua bảng ta thấy, số DN NQD mà chi cục quản lý có sự tăng trưởng đáng kể. Số DN chi cục quản lý năm 2014 tăng 9% so với năm 2013 và tăng 8% năm 2015 so với năm 2014. DN NQD mà chi cục quản lý chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đây cũng là hai loại hình phát triển mạnh về số lượng (đặc biệt là công ty TNHH), đồng thời có đóng góp nhiều nhất trong thuế TNDN từ DN NQD. Hai loại hình DN này được lựa chọn nhiều khi thành lập công ty vì chúng có nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại hình còn lại. Ví dụ, với công ty TNHH hay công ty cổ phần, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp hay đã góp vào công ty. Do đó, rủi ro với chủ sở hữu được giảm thiểu khi DN mất khả năng
Các loại hình khác như DN tư nhân, hợp tác xã, chi nhánh, quỹ tín dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể và hầu như không tăng nhiều (số DN tư nhân và số hợp tác xã đang hoạt động có xu hướng giảm đi).
Loại hình công ty TNHH trên phát triển mạnh hơn công ty cổ phần có thể là do mô hình này thích hợp với phần đông các DN kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Ngoài việc có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên như trong công ty cổ phần, mô hình này còn có yếu tố quan hệ nhân thân giữa các thành viên như công ty đối nhân nên khá được ưa chuộng. Hơn nữa, với công ty cổ phần, việc thành lập và quản lý khá phức tạp nhất là về công tác kế toán, tài chính nên nhiều DN với nguồn lực hạn chế chưa đáp ứng được.
Để quản lý NNT, các cán bộ tại chi cục căn cứ vào số DN đã được cấp MST, theo dõi DN trên phần mềm quản lý thuế để nắm bắt sự biến động của DN một cách thường xuyên. Chi cục thực hiện cơ chế một cửa liên thông, phối kết hợp với các cơ quan chức năng liên quan như phòng kế hoạch đầu tư, công an huyện, kho bạc huyện, ngân hàng... để đôn đốc DN thực hiện nghĩa vụ thuế. Các cán bộ phụ trách mảng thuế TNDN được phân quản từng DN theo địa bàn và lĩnh vực kinh doanh chính.
Với DN đang hoạt động, cán bộ sẽ theo dõi tình hình hoạt động của DN để nắm bắt lĩnh vực và phương thức kinh doanh, quy mô vốn, quy mô lao động,..., số thuế DN đã nộp và số còn nợ.
Với DN tạm ngừng kinh doanh, đa số DN đều có công văn cụ thể gửi chi cục và chủ động làm các thủ tục quyết toán thuế, quyết toán hoá đơn. Nhưng cũng có một số tự ý nghỉ kinh doanh buộc cán bộ phải lập giấy mời DN đến khai báo và để tiến hành xử phạt. Trong số này có nhiều DN không đến kê khai, cán bộ sẽ xuống tận địa bàn để kiểm tra và kết hợp với hội đồng tư vấn thuế lập biên bản xác nhận tình trạng DN để đóng MST nếu cần.
Doanh nghiệp bỏ trốn thường có số nợ đọng thuế lớn, không khai thuế trong một thời gian dài. Đội kê khai gửi thông báo 3 lần và liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo các DN này mà họ không lên chi cục khai báo, giải trình. Khi đó đội kiểm tra sẽ phối hợp với công an sở tại xuống trụ sở DN kiểm tra, xác minh DN không còn tồn tại để đóng MST.
Vẫn còn một số ít DN không đăng ký thuế. Khi phát hiện ra nhờ phản ánh của phòng kế hoạch đầu tư huyện, các cán bộ miền hoặc công an xã, cán bộ thuế trên văn phòng sẽ tiến hành xử phạt hành chính và hướng dẫn DN làm thủ tục đăng ký thuế.
Với DN giải thể, phá sản, căn cứ vào thông báo của Sở kế hoạch đầu tư hoặc phán quyết của toà án, cán bộ đội kê khai sẽ làm thủ tục đóng MST của DN.
Bảng 4.2. Tình hình hoạt động của các DN NQD sau đăng ký thuế trên địa bàn huyện Đông Anh
Đơn vị tính: DN Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số DN bỏ trốn 593 798 1.046 205 134,6 248 131,1 Số DN giải thể 51 84 127 33 164,7 43 151,2 Số DN có đơn TNKD 466 227 149 -239 48,7 -78 65,6 Số DN đang hoạt động 2.045 2.305 2.371 260 112,7 66 102,9 Nguồn: Đội TH-NV-DT-KK-KTT-TH Số DN đang hoạt động năm 2015 tăng 66 DN so với năm 2014, với tốc độ tăng 2,9%. Tuy nhiên số DN bỏ trốn, giải thể có dấu hiệu tăng nhanh.
Năm 2015, số DN có đơn đề nghị tạm nghỉ kinh doanh là 149 DN, chỉ tiêu này có xu hướng giảm ở năm 2014 so với năm 2013 là 239 DN, tốc độ giảm 51,3%, năm 2015 so với năm 2014 giảm 78 DN, tốc độ giảm 34,4%. Do tình hình SXKD với nhiều DN thực sự khó khăn nên DN cần tạm thời ngừng hoạt động, chờ thời điểm thích hợp để quay lại thị trường hơn thế thủ tục xin ngừng nghỉ kinh doanh thời điểm 2013 đơn giảm doanh nghiệp doanh nghiệp chỉ cần gửi đơn xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lên cơ quan thuế là được chấp thuận, hàng loạt doanh nghiệp ngừng nhỉ mà thời gian ngừng nghỉ được cho
phép từ 1 đến 2 năm kéo theo một số nợ thuế khó thu không nhỏ. Doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn năm 2014 giảm so với năm 2013. Nguyên nhân là do chính sách thuế thay đổi lúc này doanh nghiệp muốn ngừng kinh doanh không chỉ đơn thuần là gửi đơn lên cơ quan thế mà phải gửi đơn, gửi công văn lên Sở Kế hoạch và Đầu tư kèm theo xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế. Nhờ chính sách này mà chi cục thuế huyện Đông Anh đã thu được 927 triệu đồng từ các doanh nghiệp xin ngừng nghỉ này. Đặc biệt, số DN bỏ trốn đang ở mức cao, năm 2015, con số này là 248 DN, tăng 31,1% so với năm 2014 và bằng khoảng 10,46% số DN đang hoạt động. Đây là một dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý NNT.
Ví dụ như trường hợp của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên niên kỷ (MST: 0101859542). Đội kê khai đã 3 lần gửi thông báo, mỗi lần cách nhau 1 tuần và liên lạc qua điện thoại để đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 02/2014 nhưng DN không có phản hồi. Khi đội kiểm tra xuống xác minh thì thấy DN không treo biển hiệu công ty, không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, không có hồ sơ thay đổi về trụ sở kinh doanh, không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không liên lạc được với giám đốc. Đội kiểm tra đã xác nhận đây là DN bỏ trốn. Tính đến thời điểm xác nhận bỏ trốn, Công ty Thiên niên kỷ còn nợ thuế 1.175.615.621 đồng trong đó có 375.265.400 đồng là thuế TNDN và còn tồn 658 số hoá đơn chưa sử dụng. Qua trường hợp này có thể thấy việc không quản lý tốt NNT không chỉ gây thất thu thuế cho NSNN ở thời điểm hiện tại mà còn gây nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý hoá đơn, chứng từ sau này.
Những trường hợp như trên vẫn xảy ra là do trong công tác quản lý NNT tại chi cục còn tồn tại một số bất cập. Quá trình trao đổi thông tin về NNT giữa chi cục và các cơ quan chức năng chưa thực sự liên tục, kịp thời. Số lượng cán bộ quản lý có hạn trong khi số DN là rất lớn và tăng nhanh dẫn đến cán bộ dù cố gắng cũng khó theo sát tình hình của từng DN. Ví dụ mỗi cán bộ phụ trách mảng thuế TNDN của đội kê khai phải nắm bắt hơn 1000 DN. Đội kiểm tra thường tiến hành kiểm tra được tại trụ sở các DN có dấu hiệu bỏ trốn còn số DN xin tạm nghỉ kinh doanh thì việc kiểm tra còn hạn chế. Vì vậy, chưa phát hiện được nhiều DN báo nghỉ giả.
Cơ quan công an sở tại còn lơ là việc kiểm tra tính liên tục trong hoạt động, sự tồn tại của các DN tại địa phương. Ngoài ra, những khó khăn trong quản lý NNT còn xuất phát từ hiểu biết hạn chế hay ý thức chấp hành pháp luật kém của bản thân kế toán hay lãnh đạo DN NQD.
Tuy nhiên, bất cập cho dù xuất phát từ phía cơ quan quản lý hay DN thì cũng cần sớm đề ra những giải pháp khắc phục để tăng tính hiệu quả trong quản lý đối tượng nộp thuế, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu của NSNN.
4.1.1.2. Tuyền truyền hỗ trợ NNT
Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, thời gian vừa qua công tác tuyên truyền của Chi cục thuế Đông Anh đã được coi trọng với các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi; phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí. Đồng thời, chi cục cũng phổ biến trang thông tin điện tử của ngành thuế (internet và intranet) để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ thuế; thông tin tham khảo về định danh, mã số thuế của NNT, …
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động tuyên truyền đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh
STT Các hoạt động tuyên truyền Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 Số tuyệt đối Số tương
đối (%) Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
1 Cung cấp văn bản cho NTT Văn bản 3.770 7.668 6.237 3.898 203,4 (1.431) 81,3
2 Cung cấp tờ rơi tuyên truyền ấn phẩm - 6.560 2.350 6.560 - (4.210) 35,8
3 Tuyên truyền trên truyền hình Buổi 2 3 5 1 150 2 166,7
4 Tuyên truyền qua sóng phát thanh Buổi 150 52 161 (98) 34,7 109 309,6
5 Tuyên truyền trên báo, tạp chí Bài 2 1 3 (1) 50 2 300
6 Biển quảng cáo, pano, áp phích
tuyên truyền về thuế Biển 10 7 10 (3) 70 3 142,9
Đồng thời với hoạt động tuyên truyền, công tác hỗ trợ NNT cũng được quan tâm thực hiện khá tốt, điển hình là các hoạt động năm 2015. Số liệu tại bảng 4.4 minh họa kết quả giải pháp này của Chi cục thuế Đông Anh.
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
năm 2013-2015
STT Các hoạt động hỗ trợ Năm So sánh (%)
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
1 Giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế 129 199 166 154,3 83,4 2 Giải đáp vướng mắc qua điện thoại 278 295 273 106,1 92,5
3 Giải đáp vướng mắc bằng văn bản 10 11 25 110 227,3
4 Tổ chức tập huấn cho NNT 2 5 7 250 140
4.1 - Số lượng NNT đến tham dự tập huấn 1.561 1.766 2.209 113,1 125,1
4.2 - Tỷ lệ % số lượng NNT đến tham dự lớp
tập huấn 76 77 93 100,4 121,6
5 Tổ chức đối thoại với NNT 2 1 2 50 200
5.1 - Số lượng NNT được mời đến dự đối thoại 1.200 700 1.500 58,3 214,3 5.2 - Số lượng NNT đến tham dự đối thoại 756 581 1.275 76,9 219,4 5.3 - Tỷ lệ % số lượt NNT đến tham dự đối thoại 63 83 85 131,7 102,4
Nguồn: báo cáo công tác tuyên truyền, hỗ trợ – CCT Đông An) Để hỗ trợ cho công tác Tuyên truyền và hỗ trợ NNT, Chi cục thuế đã ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, cụ thể:
- Ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế qua mạng (iHTKK) và hệ thống kê khai thuế bằng mã vạch (HTKK) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế nhanh chóng và chính xác, in ra tờ khai thuế có mã vạch nộp cho cơ quan thuế. Tính đến 31/12/2015, toàn huyện đã có 2.253 DN thực hiện đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, còn lại là các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế bằng phần mềm HTKK mã vạch 2 chiều chiếm 5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
- Ứng dụng nhận tờ khai mã vạch (NTK) và nhận tờ khai điện tử (iNTK) để hỗ trợ cơ quan thuế đọc tờ khai có mã vạch bằng thiết bị máy đọc mã vạch.
- Ứng dụng nhận tờ khai qua mạng (iHTKK) hỗ trợ cơ quan thuế nhận dữ liệu từ NNT khi truyển tải dữ liệu các tờ khai qua hệ thống kê khai qua mạng.
Những kết quả trên đây đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT, hạn chế dần các sai sót và vi phạm về thuế; …