Quản lý căn cứ tính thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 58 - 74)

Quản lý căn cứ tính thuế được coi là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý thu thuế TNDN. Việc xác định chính xác các căn cứ tính thuế như doanh thu, chi phí được trừ, thu nhập chịu thuế khác, thu nhập miễn thuế, các trường hợp ưu đãi, miễn giảm thuế và các mức thuế suất tương ứng có tính quyết định đến việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời loại thuế này.

Tất cả các DN NQD trên địa bàn huyện đều thực hiện cơ chế tự khai tự tính. Về nguyên tắc, các DN phải phản ánh một cách khách quan, trung thực, kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hoá đơn chứng từ. Việc ghi nhận các căn cứ tính thuế như doanh thu, chi phí được trừ, thu nhập khác, thu nhập miễn thuế cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc mà luật thuế TNDN quy định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong đó chủ yếu là xuất phát từ đặc điểm luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, tìm mọi cách giảm số thuế phải nộp, nên DN NQD thường vi phạm các nguyên tắc trên.

Để hạn chế các vi phạm, chi cục Đông Anh thực hiện quản lý các căn cứ tính thuế thông qua việc nắm bắt thông tin NNT, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại chi cục và kiểm tra tại trụ sở DN.

4.1.2.1. Doanh thu tính thuế (DTTT)

Các DN NQD trên địa bàn huyện không chỉ có số lượng lớn, lĩnh vực hoạt động vô cùng đa dạng mà các DN chủ yếu là vừa và nhỏ, linh hoạt trong hoạt động kinh tế nên thường cùng lúc đăng ký cùng lúc nhiều ngành nghề kinh doanh. Do đó, doanh thu mà các DN có được thường đến từ rất nhiều nguồn, có thể có biến động lớn giữa các tháng, các năm phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề của DN. Do đó, công tác quản lý DTTT càng cần đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của cán bộ thuế mới có thể đạt hiệu quả tốt.

Qua các báo cáo kiểm tra quyết toán thuế tại các đơn vị cho thấy việc kê khai doanh thu còn có nhiều sai sót. Các sai sót này có một phần rất nhỏ do trình độ kế toán của DN hạn chế, còn lại đều do các DN cố tình che giấu, giảm thiểu DTTT. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý DTTT trong quản lý căn cứ tính thuế, chi cục thuế Đông Anh đã có nhiều biện pháp khả thi để quản lý căn cứ này như:

+ Sử dụng những thông tin có sẵn về DN như ngành nghề, phương thức sản xuất kinh doanh, quy mô vốn, địa bàn hoạt động để ước tính doanh thu DN có thể đạt được.

+ Hàng kỳ đội kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN sớm, kết hợp với dữ liệu từ báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế tài nguyên để dễ dàng phát hiện những sai sót hay gian lận.

+ So sánh DTTT kỳ này với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước, so sánh với DTTT của DN khác cùng ngành nghề, cùng địa bàn, cùng quy mô, trình độ để tìm ra điểm khác biệt bất hợp lý.

+ Khi xuống trụ sở DN, để kiểm tra căn cứ DTTT một cách hiệu quả, cán bộ thuế thường kết hợp với rà soát các hợp đồng, các hoá đơn đầu ra, các khoản thu tiền, nợ phải thu, sổ bán hàng, sổ xuất nhập kho,... để ước tính doanh thu của DN.

+ Trong quản lý doanh thu, chi cục cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như: quản lý thị trường, ngân hàng,.. để nắm bắt rõ hơn về giá bán, sản lượng tiêu thụ của DN cũng như các luồng tiền ra vào DN.

Năm 2015, theo số liệu kê khai của các DN, DTTT của các DN NQD trên địa bàn có tăng so với năm trước.

Bảng 4.5. Tổng hợp DTTT của DN NQD trên địa bàn (2013-2015)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2014/2013 2015/2014 2013 2014 2015 Số tuyệt đối (%) Số tuyệt đối (%) Tổng DTTT của DN NQD 9.585 9.025 10.214 (560) 94,16 1.189 113,17 Công ty cổ phần 4.541,5 4.325,5 4.887 (216) 95,24 562 112,98 Công ty TNHH 4.963 4.630 5.217 (333) 93,29 587 112,68 Các đơn vị còn lại 80,5 69,5 110 (332) 86,34 41 158,27 Nguồn: Đội THNVDT-KKKTT&TH

Ta thấy tổng DTTT của các DN NQD năm 2015 đạt 10.2014 tỷ, tăng so với năm 2015 là 1.189 tỷ, ứng với tốc độ tăng là 13,17%. DTTT của công ty TNHH và công ty cổ phần đều chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DTTT và đều tăng về số tuyệt đối. DTTT của công ty TNHH tăng 587 tỷ, tốc độ tăng 12,68%; của công ty cổ phần giảm 562 tỷ, tốc độ tăng 12,98%.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số DN tự kê khai. Để xác minh việc sụt giảm doanh thu này có thật không, cán bộ chi cục còn thực hiện nhiều công tác kiểm tra, xác minh về sau.

Những biện pháp quản lý DTTT mà chi cục áp dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng chưa ngăn chặn hoàn toàn được các hành vi gian lận về DTTT của DN NQD. Thông qua công tác kiểm tra, chi cục đã nắm bắt được các phương thức phổ biến mà DN NQD thường dùng để gian lận về DTTT:

a. Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn

Trong thời gian qua, để thực hiện các Luật thuế mới đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện đồng thời các biện pháp quản lý đồng bộ. Cùng với công tác quản lý thuế, công tác quản lý hóa đơn, đặc biệt là đối với hóa đơn đặt in và tự in hiện nay là một trong những cơ sở quan trọng góp phần vào sự thành công của các luật thuế mới. Hóa đơn là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ thuế của NNT. Do đó, quản lý hóa đơn là công cụ quan trọng để hạn chế thất thu thuế. Nhất là đối với những nước như Việt Nam thì số thuế phải nộp phụ thuộc rất nhiều vào hóa đơn chứng từ. Hiện tại đã có những quy chế phối hợp tích cực giữa cơ quan thuế và cơ quan công an nhằm tăng cường quản lý hóa đơn. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và cải tiến chính sách thuế cho phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2012/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ và Thông tư 153/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 51/2012/NĐ-CP, sau 3 năm đi vào thực tiễn ở Chi cục Thuế huyện Đông Anh, Nghị định 51 đã gặt hái được rất nhiều thành công, công tác kiểm tra hóa đơn chứng từ đã được thực hiện thường xuyên hơn, qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan đến vấn đề sử dụng hóa đơn. Những sai phạm trong vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất trên địa bàn huyện Đông Anh là hiện tượng các công ty bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá thực tế bán.

Thứ nhất, các DN bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn: Tình trạng này

phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, bán lẻ hàng hóa. Theo quy định hiện hành, các hoạt động mua bán có giá trị trên 200.000 đồng thì phải lập hóa đơn. Nhưng có một thực tế là phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức mua hàng nhận hóa đơn còn người dân khi đi mua hàng chưa có thói quen lấy hóa đơn. Một phần là do chưa hiểu biết pháp luật nhưng phần nhiều là do vấn đề này không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hay nghĩa vụ của người dân. Vì họ vẫn phải gánh chịu phần thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ. Chính tình trạng này đã tiếp tay cho các doanh nghiệp để trốn thuế. Theo quy định hiện hành thì kể cả khi khách hàng không lấy hóa đơn, cơ sở bán hàng vẫn phải viết hóa đơn bình thường. Nhưng các doanh nghiệp thường không làm vậy mà lợi dụng việc đó để không xuất hóa đơn khi bán hàng, che giấu doanh thu, tìm cách cân đối đầu ra, đầu vào, hạch toán hàng tồn kho không đúng thực tế, làm giả sổ sách, chứng từ để “qua mắt” cơ quan thuế.

Trên địa bàn huyện Đông Anh, các DN chủ yếu là kinh doanh thương mại. Và có thể khẳng định, đối tượng khách hàng chủ yếu là người dân. Điển hình như các doanh nghiệp kinh doanh đồ điện tử, đồ nội thất, đồ dùng gia dụng… đối tượng khách hành chủ yếu là người dân. Trong khi người dân chưa có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng. Do đó, việc các đơn vị bán hàng không xuất hóa đơn xảy ra rất phổ biến. Hơn nữa vấn đề này lại rất khó kiểm soát. Hiện nay, qui trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn rất nhiều thủ tục rườm rà. Ví dụ như trước khi tiến hành kiểm tra doanh nghiệp phải lập kế hoạch kiểm tra, duyệt kế hoạch kiểm tra, phải thông báo trước cho doanh nghiệp 3 ngày… Do đó nên chỉ có thể tiến hành kiểm tra từng vụ việc, từng doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thực tế kiểm tra được không nhiều. Trong khi đó thì sai phạm loại này xảy ra trên diện rộng, ở hầu hết các doanh nghiệp, chỉ là mức độ sai phạm khác nhau. Trong điều kiện mà Chi cục Thuế còn thiếu nhiều về lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý khu vực doanh nghiệp, các cán bộ không thể kiểm tra được hết các doanh nghiệp để có thể phát hiện sai phạm. Hơn nữa kể cả khi phát hiện ra thì mức độ xử phạt cũng không quá nặng. Theo quy định tại Nghị định số Số: 109/2013/NĐ- CP ngày 24/9/2013, doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn (đối với những hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng) thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức xử phạt này có thể nói là chưa đủ nặng để răn đe các doanh nghiệp. Do đó phải xem xét lại mức độ xử phạt, có

những biện pháp tác động từ hai phía cả phía doanh nghiệp cũng như người dân để khắc phục tình trạng trên.

Việc kiểm tra phát hiện đối với sai phạm này chủ yếu là thông qua kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ sách và kiểm tra tồn kho thực tế và yêu cầu doanh nghiệp giải trình nếu có chênh lệch.

Thứ hai, là việc các doanh nghiệp xuất hóa đơn không đúng với giá bán

thực tế. Tình trạng này phổ biến nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán ô tô, xe máy. Trong số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, các công ty kinh doanh, buôn bán xe là các công ty có vốn đầu tư lớn, doanh thu lớn. Điển hình như công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hùng Cường, DNTN Đại Hiệp…

Lĩnh vực kinh doanh ô tô, xe máy là lĩnh vực khá nhạy cảm, khó quản lý nhưng nếu quản lý tốt thì số thu thuế sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện nay có một thực tế là các doanh nghiệp này xuất hóa đơn bán hàng thấp hơn giá bán thực tế rất nhiều. Đây là thực trạng xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước và Đông Anh cũng không nằm ngoài số đó. Thực tế là giữa “giá bán lẻ đề xuất” và giá bán xe thực tế có chênh lệch rất lớn, giá ghi trên hóa đơn bán hàng và giá bán thực tế cũng chênh lệch rất lớn. Thường thì giá ghi trên hóa đơn của các doanh nghiệp chỉ bằng hoặc thấp hơn mức “giá bán lẻ đề xuất”. “Giá bán lẻ đề xuất” của xe Honda AirBlade là khoảng 30 triệu đồng nhưng trên thực tế những chiếc xe này được bán với giá khoảng 38-39 triệu đồng, nhất là trong dịp gần tết, giá bán có những cơ sở lên đến 40-41 triệu đồng. Xe Lead có “giá bán đề xuất” khoảng 31 triệu đồng nhưng thường được bán với giá 37 triệu đồng. Trong khi đó, hóa đơn thường chỉ ghi theo “giá bán đề xuất”. Những chiếc xe nhập khẩu cũng xảy ra tình trạng tương tự… Trong khi đó, cán bộ kiểm tra lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh mua bán xe máy. Việc kiểm soát giá nhập thực tế của những chiếc xe này cũng rất khó khăn. Giá bán thực tế lại chênh lệch rất nhiều so với hóa đơn. Việc thanh toán lại chủ yếu là dùng tiền mặt do vậy các cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe 02 bánh gắn máy bán hàng và kê khai thuế theo giá thấp hơn so với giá thực tế thanh toán, cơ quan Thuế không thể kiểm soát triệt để. Trong khi đó, số xe máy tiêu tụ hàng năm trên địa bàn huyện Đông Anh là rất lớn.

Phương pháp quản lý giá bán đối với các doanh nghiệp này là kiểm tra chọn mẫu đối với mặt hàng xe máy so sánh giữa giá bán lẻ đề xuất (giá tính thuế trước bạ) và giá bán tham khảo hoặc báo giá của các DN khác cùng hệ thống. Trường hợp này cán bộ thuế đóng vai là người mua hàng. Đối với mặt hàng ô tô thì kiểm tra toàn diện tất cả các ô tô bán ra đối với giá bán ghi trên hóa đơn với giá bán lẻ đề xuất hay là giá tính thuế trước bạ.

Thứ ba, là xuất phát từ quy định thông thoáng cho phép thành lập doanh

nghiệp mới để tự in hóa đơn một số doanh nghiệp lợi dụng việc cho phép tự in hóa đơn để trốn thuế, chiếm đoạt thuế. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế được phép tự in hóa đơn để gian lận thương mại và có những doanh nghiệp bỏ trốn ngay trong tháng đầu sau khi mới thành lập. Ví dụ như Công ty TNHH NetcoFoot, ngày 18/7/2014 công ty gửi thông báo phát hành 200 số hóa đơn đến chi cục thuế, đến ngày 25/7/2015 chi cục thuế xuống đơn vị kiểm tra trụ sở thì phát hiện công ty không hoạt động đóng tại địa chỉ đã đăng kí với cơ quan thuế, chi cục thuế đã tiến hành đóng MST, CA kinh tế cho biết trước thời điểm công ty bị đóng MST thì công ty đã xuất 50 hóa đơn giá gần 30 tỷ đồng.

Đối với trường hợp này để quản lý tốt nhất, Chi cục thường tổ chức kiểm tra thực tế trụ sở DN trong vòng 5 ngày tính từ ngày DN có đơn đề nghị được sử dụng hóa đơn đặt in hay tự in. Khi xuống kiểm tra thực tế, để chứng minh hoạt động kinh doanh của DN, cán bộ Chi cục thường yêu cầu DN cung cấp và kiểm tra: trụ sở văn phòng làm việc là của DN hay đi thuê. Nếu của DN thì yêu cầu xuất trình và photo giấy tờ chứng minh, nếu thuê thì thuê của ai, cung cấp hợp đồng thuê; máy móc thiết bị, số lượng lao động, hoạt động ngành nghề gì, nguồn nguyên liệu mua ở đâu, địa bàn tiêu thụ… Sau khi DN cung cấp đầy đủ thông tin cán bộ thuế lập biên bản làm việc ghi nhận các nội dung kiểm tra trên có sự chứng kiến của trưởng thôn hoặc công an xã và xác nhận của chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã.

b. Doanh nghiệp bỏ sót những khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu

Đây là tình trạng khá phổ biến trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng này phần nào xuất phát từ hiểu biết của NNT về các quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu của kế toán và thuế có rất nhiều điểm khác nhau. Do đó, nếu kế toán không nắm đầy đủ những sự khác biệt này thì không thể kê khai doanh thu tính thuế chính xác. Nhưng nguyên nhân đó chỉ là phần nhỏ. Nếu đi

sâu tìm hiểu ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ ý thức của NNT. Việc bỏ sót những khoản doanh thu tính thuế trong kì, không hạch toán trong kì này mà hạch toán trong những kì tính thuế tiếp theo, chuyển số thuế phải nộp sang kì sau, thực chất là một việc trì hoãn nộp thuế của các doanh nghiệp. Vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 58 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)