Định hướng quản lý thu thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Nghị quyết đại hội Đảng đã khẳng định “Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất…”. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ổn định duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn thu đảm bảo, nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng quản lý thu thuế TNDN đến năm 2020:

- Hoàn thiện khung pháp lý về thuế TNDN đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần thúc đẩy cải cách cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi Ngân sách trên địa bản. - Nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật Thuế. Người nộp thuế thấy rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

- Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Trên cơ sở định hướng của Đảng, định hướng quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD tại Chi cục thuế huyện Đông Anh là:

Thứ nhất, quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD phải gắn liền với hiệu

quả quản lý thuế nói chung: Theo quan điểm này, nếu cơ quan thuế không quản lý được người nộp thuế sẽ làm cho việc quản lý thuế TNDN gặp khó khăn, đồng thời nếu không làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác kê khai và kế toán thuế nói riêng thì sẽ không có cơ sở dữ liệu để quản lý thuế TNDN,... Chính vì thế cơ quan thuế phải luôn đặt hiệu quả quản lý thuế TNDN cùng với hiệu quả quản lý thuế nói chung.

Thứ hai, quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD phải tạo điều kiện thuận

điều kiện lịch sử của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Cơ sở của quan điểm này là nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý thuế TNDN nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc sống thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn nhất là với bối cảnh kinh tế xã hội nước ta hiện nay.

Thứ ba, quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD phải được thực hiện

phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Quan điểm này xuất phát từ đòi hỏi tất yếu khi đất nước ta mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế - chính trị với các nước và tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện này, hoạt động của các thực thể kinh tế trong nước và quốc tế đan xen và chịu tác động đồng thời của hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế.

Cuối cùng, quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD phải đảm bảo tăng

thu ngân sách từ thuế nhưng vẫn phải đảm bải lợi ích cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong xã hội. Quan điểm này xuất phát từ việc thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, việc thay đổi số thu từ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNDN phải đảm bảo tăng thu cho Ngân sách nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các tổ chức sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)