4.1.4.1. Quản lý kê khai thuế
Quản lý kê khai thuế là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý thu thuế TNDN. Với cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp”, DN phải chủ động thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế và tự xác định đúng nghĩa vụ thuế của mình. Nếu như đến cuối 2013, tỷ lệ DN chi cục quản lý kê khai thuế qua mạng chỉ đạt 75% thì tính đến 31/12/2015, có 2.253 DN NQD đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng trong đó có tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý và quyết toán năm, đạt 95% số DN phải nộp tờ khai. Tất cả các DN này đều sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai của ngành thuế. Việc thực hiện khai qua mạng với hỗ trợ của phần mềm không chỉ giúp DN kê khai chính xác hơn, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, mà còn giúp cán bộ giảm tải thời gian tiếp nhận hồ sơ giấy, tập trung nhiều công sức hơn vào việc xử lý tờ khai.
Nhìn chung, đa số DN nộp tờ khai đúng hạn và đầy đủ. Do thực hiện khai hồ sơ thuế qua mạng và có sự hỗ trợ của phần mềm khai thuế HTKK nên các lỗi số học trên hồ sơ khai thuế giảm được đáng kể. Tuy nhiên nhìn chung, vẫn còn nhiều DN chậm nộp hay không nộp hồ sơ khai thuế.
Số lượng tờ đã nộp giảm dần qua các năm là do chính sách cắt giảm thủ tục hành chính kê khai thuế của Chính phủ. Tính đến năm 2015 doanh nghiệp chỉ phải khai quyết toán thuế năm mà không phải kê khai thuế TNDN hàng quý. Năm 2013, trong tổng số tờ khai thuế TNDN mà các DN NQD nộp có 97,3% số tờ khai đã nộp. Sang năm 2014, giảm chỉ đạt 96,7% nhưng đến năm 2015 đạt 98,1%. Như vậy cả hai tiêu chí thời hạn kê khai và chất lượng tờ khai đều được cải thiện, chứng tỏ công tác quản lý kê khai của chi cục nói chung và đội kê khai- kế toán thuế nói riêng đã hiệu quả hơn.
Đạt được kết quả này là do chi cục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn cụ thể các thủ tục kê khai tới các DN NQD đặc biệt là các DN mới thành lập. Các cán bộ đội kê khai hay đội kiểm tra thường xuyên rà soát trong hệ thống theo MST để lọc ra các DN chậm nộp tờ khai, nhanh chóng thông báo, đốc thúc DN. Đồng thời xử phạt kịp thời, nghiêm minh các DN có hành vi vi phạm về thời gian kê khai, làm gương cho các DN khác.
Bảng 4.7. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNDN
STT Loại hình doanh nghiệp
Hồ sơ khai thuế đã nộp So sánh
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)
1 Doanh nghiệp tư nhân 155 96,9 66 97,1 25 100 (89) 42,6 (41) 37,9
2 Công ty TNHH 4.885 97,4 4.511 96,6 1.151 97,5 (374) 92,3 (3.360) 25,5
3 Công ty cổ phần 4.583 97,2 4.129 96,7 1.091 98,7 (454) 90,1 (3.038) 26,4
4 DN khác 327 97,6 210 97,2 59 98,3 (117) 64,2 (151) 28,1
Tổng cộng 9.950 97,3 8.916 96,7 2.326 98,1 (1.034) 89,6 (6.590) 26,1
Tuy nhiên trong năm 2015, số DN không nộp báo cáo tài chính vẫn còn khá lớn với 45 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 1,9% trong tổng số tờ khai phải nộp. Đây hầu hết là các đơn vị tạm nghỉ (giữa năm) không có doanh số hoặc mới ra kinh doanh chưa có bộ phận kế toán chuyên biệt nên chưa nắm bắt rõ chính sách, thủ tục thuế.
Trong số các DN chậm nộp tờ khai, có nhiều DN mặc dù khá hiểu biết về chính sách nhưng ý thức tự giác chấp hành pháp luật chưa tốt, thường để đến khi có sự đốc thúc từ cán bộ thuế mới nộp tờ khai. Cũng có một số DN chờ đến sát thời điểm hết hạn mới thực hiện thao tác nộp tờ khai điện tử nên khi có sự cố về tin học xảy ra thì xử lý không kịp, dễ khiến tờ khai của DN trở thành nộp chậm.
4.1.4.2. Kiểm tra thuế
Cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp đang được áp dụng nhằm đề cao và phát huy tối đa tính tự giác trong việc tuân thủ pháp luật thuế của các DN NQD. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các DN khai báo không trung thực, cố tình vi phạm pháp luật thuế. Vì vậy công tác kiểm tra thuế có vai trò rất lớn trong việc phát hiện, xử lý những sai phạm trong thực thi pháp luật thuế trên địa bàn huyện.
Từ năm 2014, chi cục đã áp dụng phần mềm ứng dụng đối chiếu chéo hoá đơn do Cục thuế triển khai và xây dựng chuyên đề rà soát hoá đơn theo công văn 7275/BTC-TCT. Nhiều DN khấu trừ hay hạch toán vào chi phí những hoá đơn có dấu hiệu bất hợp pháp đã được nhận diện và cảnh báo tuy nhiên đến năm 2015 mới thực hiện thành công chuyên đề này. Cụ thể, chi cục đã thực hiện với 05 đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện có dấu hiệu hợp thức hoá hoá đơn cho các đơn vị khác. Kết quả là 41 DN (sử dụng hóa đơn của 05 DN này) phải điều chỉnh tăng số thuế phải nộp: tăng dương thuế GTGT 532.878.273 đồng, tăng dương thuế TNDN 244.092.354 đồng và chịu phạt hành chính 19.560.249 đồng.
Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở DN là các khâu quan trọng và xuyên suốt trong quy trình quản lý thuế với DN NQD tại chi cục.
Với hình thức kiểm tra tại bàn, cán bộ của hai đội kê khai và kiểm tra cùng phối hợp thực hiện. Các cán bộ sẽ giám sát chặt tình hình biến động về SXKD và kê khai thuế của các DN trọng điểm – những DN chiếm 70% tổng nguồn thu từ NQD. Đồng thời thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu phân loại DN thành: nhóm tuân thủ, ít tuân thủ, nhóm có rủi ro cao để tập trung kiểm tra những hồ sơ có nhiều nguy cơ sai phạm. Ngay tại chi cục, nhờ thanh công cụ rà soát hoá đơn của
DN đã bỏ địa chỉ kinh doanh, các cán bộ đã nhận diện được nhiều DN có dấu hiệu mua bán hoá đơn bất hợp pháp và phối hợp với Công an huyện để điều tra, hiệu mua bán hoá đơn bất hợp pháp và phối hợp với Công an huyện để điều tra, xử lý các DN này.
Kiểm tra tại trụ sở DN luôn được chi cục đặc biệt chú trọng. Đối với các DN rủi ro theo danh sách đã được Cục thuế Hà Nội phê duyệt, đội kiểm tra tham mưu với lãnh đạo phân công trưởng đoàn. Với những đơn vị ngoài kế hoạch rủi ro, khi phát hiện nghi vấn, chi cục ra thông báo giải trình, nếu DN không giải trình được thì xem xét ra quyết định kiểm tra. Chi cục thường phân công đoàn kiểm tra theo nhóm DN ngay từ đầu năm và cố định một thành viên xuyên suốt theo từng quý, đoàn có nòng cốt là cán bộ đội kiểm tra nhưng luôn có sự hỗ trợ của cán bộ các đội khác như kê khai, ấn chỉ, quản lý nợ. Trước khi xuống DN kiểm tra, các đoàn sẽ phân tích số liệu về DN theo mẫu chung: doanh thu, số thuế, số lỗ, số năm chưa được kiểm tra quyết toán... để nắm bắt tình hình chung.
Đoàn kiểm tra sẽ chủ động khai thác tối đa tính năng của phần mềm quản lý thuế để đi sâu phân tích, sàng lọc hồ sơ, chỉ ra các hồ sơ chứa nhiều rủi ro cần tập trung xác minh. Một số kỹ năng khác thường áp dụng trong kiểm tra: lập bảng tổng hợp doanh thu tính thuế TNDN và doanh thu tính thuế GTGT, rà soát thuế GTGT đầu vào của 1 nhà cung cấp liên quan tới hoá đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên, tính tỷ lệ lãi gộp từng mặt hàng và tập trung kiểm tra những mặt hàng lãi thấp hay bán lỗ, phân tích dọc và ngang các chỉ tiêu trong BCTC bằng phần mềm BCTC của ngành... để nhanh chóng phát hiện chênh lệch hay bất thường.
Cán bộ cũng căn cứ vào vào đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN, tập trung làm rõ những nội dung trọng tâm. Ví dụ, với công ty xây dựng, tập trung kiểm tra các công trình có số dư tài khoản chi phí SXKD dở dang, phải thu của khách hàng lớn, kiểm tra hồ sơ có nghiệm thu kỹ thuật, định mức nhân công, định mức NVL . Với hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn thì kết hợp đối chiếu sổ lưu trú khách ra vào có xác nhận của công an xã, huyện, so sánh số khách với quy mô phòng nghỉ, mức tiêu thụ các chi phí như điện, nước...
Các DN được kiểm tra tại trụ sở khi trả lời thư ngỏ của Cục thuế Hà Nội vể công tác này đều cho rằng: các đoàn kiểm tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không gây phiền hà, sách nhiễu DN. Hơn nữa, cán bộ thuế đã chỉ ra nhiều sai phạm mà DN thường mắc phải và nâng cao hiểu biết của DN về pháp luật thuế và ý thức tuân thủ của DN.
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở các DN NQD qua ba năm 2013-2015 STT Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 Kế hoạch Thực hiện So sánh thực hiện/kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện So sánh thực hiện/ kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện So sánh thực hiện/ kế hoạch (%) I Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
1 DNTN Hồ sơ 150 228 152 50 66 132,6 21 25 119 2 Công ty TNHH 3.580 3.772 105,4 3.401 3.816 112,2 980 1151 117,4 3 Công ty CP 3.450 3.467 100,5 3.113 3.512 112,8 929 1091 117,4 4 Khác 100 177 177 158 179 113 50 59 118 Tổng cộng 7.280 7.644 105 6.723 7.573 112,6 1.980 2.326 117,5 II Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở đối tượng nộp thuế
1 DNTN DN 4 3 75 2 2 107 5 5 100 2 Công ty TNHH 81 72 88,9 129 120 93 105 105 100 3 Công ty CP 76 59 77,6 98 92 93,9 82 82 100 4 Khác 2 2 100 6 5 84,2 6 6 100 Tổng cộng 163 136 83,4 235 219 93,3 198 198 100
Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra tại trụ sở các DN NQD qua ba năm 2013-2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Số lượng % Số lượng % 1. Số DN NQD được
kiểm tra và kết luận DN 136 219 198 83 161 -21 90,4
2. Tổng số tiền truy thu và phạt triệu đồng 17.813 24.827 24.487 7.014 139,4 (340) 98,6 - Thuế GTGT 2.349 3.219 4.756 870 137 1.537 147,7 - Thuế TNDN 10.908 14.765 12.664 3.857 135,4 (2.101) 85,8 - Thuế khác 219 244 125 25 111,4 (119) 51,2 - Phạt 4.337 6.599 6.942 2.262 152,2 343 105,2
Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế- Đội kiểm tra thuế Qua bảng ta thấy, công tác kiểm tra tại bàn năm 2015 đã có sự cải thiện đáng kể so với 2014 và 2013. Số hồ sơ được kiểm tra đạt 117,5% so với kế hoạch và đạt 100% so với số hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp. Đạt được kết quả trên, một phần là do Lãnh đạo chi cục đã có chỉ đạo sát sao, giao chỉ tiêu rà soát hồ sơ khai thuế tại chỗ đến từng cán bộ theo từng địa bàn. Nhưng phần lớn là do nỗ lực, quyết tâm của các cán bộ đội kê khai và kiểm tra trong việc tập trung phân tích hồ sơ khai thuế tại bàn để phát hiện sớm sai sót, ngăn ngừa sớm các vi phạm.
Kết quả kiểm tra tại tr`ụ sở NNT cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2013, 2014 số lượng doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở NNT không hoàn thành so với kế hoạch đề ra. Năm 2013 thực hiện kiểm tra được 136 DN, thấp hơn kế hoạch là 27DN. Năm 2014 kiểm tra thấp hơn 16 DN so với kế hoạch. Tuy không đạt chỉ tiêu về số lượng DN được kiểm tra nhưng số thuế truy thu tính trung bình trên một đơn vị thì năm 2013 có số thuế truy thu cao nhất là 131,27 triệu đồng đạt 119,3 % so với kế hoạch, năm 2014 số lượng DN được kiểm tra nhiều hơn nhưng số thuế truy thu trung bình trên một đơn vị lại thấp nhất chỉ đạt 98,6% so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ việc phân bổ thời gian kiểm tra thuế đối với từng doanh nghiệp và số lượng cán bộ chưa đáp ứng tốt cho công tác kiểm tra. Năm
2015, Chi cục đã khắc phục được tình trạng này và đã kiểm tra hoàn thành 100% so với kế hoạch về số lượng và số thuế truy thu đạt 103,1% kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả tích cực, phát hiện ra nhiều sai phạm của DN như đã dẫn chứng ở phần quản lý căn cứ tính thuế, công tác kiểm tra vẫn còn những hạn chế. Việc phân tích rủi ro tại chi cục chưa được đẩy mạnh, thu thập và phân tích hồ sơ trước khi kiểm tra kéo dài nhưng chưa sâu, số lượng các DN được kiểm tra chưa đạt kế hoạch hàng năm, một số đoàn khi kiểm tra tại DN để thời gian kéo dài cả tháng. Việc xác minh hoá đơn của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh còn chậm, có thể xác minh xong vấn đề này thì cuộc kiểm tra đã kết thúc. Đoàn kiểm tra chưa chú trọng đôn đốc DN nộp số truy thu, tiền phạt: việc đốc thúc DN nộp số thuế nợ sau kiểm tra còn mang tính “thời vụ”, chưa được các cán bộ kiểm tra coi là nhiệm vụ thường xuyên. Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc khi DN bất hợp tác, không cung cấp tài liệu hay cố tình kéo dài thời gian cung cấp tài liệu gây cản trở công tác kiểm tra...
4.1.4.3. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Thực tế cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước thì vẫn có những doanh nghiệp bất chấp thủ đoạn, tìm cách để trốn thuế, chiếm dụng tiền của nhà nước nhằm kiếm lợi riêng. Bên cạnh tình trạng trốn, lậu thuế còn xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài đã gây thất thu khá lớn cho NSNN mà cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nợ đọng thuế là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho cơ quan thuế hoặc là nộp nhưng vẫn còn thiếu. Tình trạng nợ đọng thuế xảy ra có thể là do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên không thể nộp thuế hoặc có thể là doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không nộp do vậy nhà nước không thu được kịp thời số thuế của doanh nghiệp và xảy ra tình trạng thất thu thuế. Trong những năm qua chi cục thuế đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường thu hồi nợi đọng như: Sắp hết thời hạn nộp thuế, chi cục gọi điện nhắc nhở, thông báo nộp thuế cho các doanh nghiệp; Tiến hành phân loại nợ thuế để có các biện pháp đôn đốc thu nợ thích hợp; Đẩy mạnh công tác thu thuế trong mỗi tháng hạn chế tình trọng nợ mới phát sinh; Một số doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài chi cục đã mời lên cơ quan thuế để làm việc và đôn đốc nợ đọng. Bên cạnh đó chi cục còn phối hợp với cơ quan công an để xử lý đối với một số đối tượng chây ỳ, kết hợp với ngân hàng
Mặc dù chi cục đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ đọng, cưỡng chế thuế như phối hợp với cơ quan công an, phong tỏa ngân hàng, thu qua ngân hàng, thu qua bên thứ ba. Nhưng nhiều ngân hàng không chịu hợp tác, hoặc hợp tác một cách miễn cưỡng, kéo dài thời gian và khi ngân hàng thông báo cho chi cục thì trên tài khoản của đơn vị đó số dư là không đáng kể nên việc thu hồi nợ thuế qua ngân hàng cũng rất hạn chế.
Bảng 4.10. Các biện pháp đôn đốc thu nợ đã áp dụng
Đơn vị tính: Lượt biện pháp
STT Biện pháp thực hiện 2014 2015