3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
a. Thông tin thu thập
- Thông tin số liệu liên quan đến quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD ở trong nước và thế giới để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Các số liệu về tình hình chung của huyện: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2013 đến năm 2015.
- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng quản lý thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế.
- Những định hướng của Nhà nước trong việc nâng cao quản lý thu thuế đối với đối tượng là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
b. Nguồn thu thập
Internet, sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương …vv có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế TP Hà Nội, Chi cục thuế huyện Đông Anh, Internet.
- Các thông tin số liệu của Thành phố, huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục thuế TP Hà Nội, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, UBND huyện Đông Anh, phòng thống kê, phòng tài chính, kho bạc Nhà nước, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, phòng lao động TBXH, Chi cục thuế huyện Đông Anh. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp.
- Các thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, gồm: Các thông
tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến quản lý thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn; đánh giá của các doanh nghiệp về công tác quản lý thu thuế TNDN của Chi cục thuế Đông Anh trong thời gian qua; nguyện vọng của doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế hiện nay.
- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra đối
tượng chính là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân
lớp theo từng đối tượng điều tra. Tổng số DN đang hoạt động do Chi cục quản lý năm 2015 là 2.371 DN. Do thời gian và kinh phí có hạn, nghiên cứu tiến hành điều tra 2% tổng số DN đang hoạt động. Do đó chọn 50 DN được điều tra, trong đó công ty TNHH là 20 DN, công ty cổ phần là 15 DN, DNTN là 13 DN, Hợp tác xã là: 02 HTX. Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Trong số 50 DN tham gia điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh là 20 DN ngành xây dựng, 20 DN ngành thuơng mại và 10 DN ngành nghề khác. Phiếu điều tra được thiết kế để thu thập ý kiến của DN về công tác quản lý thu thuế TNDN của Chi cục thuế TNDN của Chi cục thuế huyện Đông Anh.
3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Dùng các số liệu thống kê để mô tả quá
trình hình thành và phát triển của địa bàn nghiên cứu, các hoạt động của DN NQD. Tổng hợp, thống kê các số liệu điều tra để phân tích mô tả, đánh giá thực trạng.
b. Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác nhau về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, so sánh sự khác nhau về tình hình chấp hành các quy định về thuế TNDN.
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, để so
sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với Nhà nước.
3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
a. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý NNT đăng ký thuế.
- Số lượng NNT đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế.
- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt và không bỏ sót NNT.
Tỷ lệ đăng ký thuế (%) = Số NNT đã đăng ký thuế x 100 Số NNT phải đăng ký thuế
b. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý việc khai thuế
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế TNDN ( %): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai
thuế phải nộp.Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt và đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế có hiệu quả.
Tỷ lệ nộp hồ sơ Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được
khai thuế = x 100
Tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp
- Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nộp thuế TNDN trên tổng số người nộp thuế Chỉ tiêu này phản ánh số lượng công ty đang thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN trên tổng số NNT đang quản lý trên địa bàn. Khi xem xét và phân tích tỷ lệ này sẽ giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng NNT một cách chính xác, do đó giảm thiểu được thất thu thuế do bỏ sót NNT, đồng thời là cơ sở đánh giá mức độ quản lý NNT đã chặt chẽ và hiệu quả hay chưa?
- Tỷ trọng số thuế TNDN trên tổng số thuế
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ động viên thuế TNDN vào NSNN so với tổng
số thu NSNN từ thuế. Trong tổng thu NSNN từ thuế TNDN mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ đóng góp một tỉ lệ thuế TNDN nhất định, song tuỳ thuộc vào đặc điểm về số lượng, quy mô và tình hình kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp ta có thể đánh giá mức độ động viên thuế TNDN của loại hình doanh nghiệp đó vào NSNN là lớn hay nhỏ, là khu vực tiềm năng hay không tiềm năng?
c. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ thuế TNDN.
- Tỷ lệ nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ số tiền thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số tiền thuế TNDN phải nộp trong năm. Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
Số tiền thuế TNDN nợ
Tỷ lệ nợ thuế TNDN ( %) = x 100 Tổng số thuế TNDN phải nộp
- Tỷ lệ NNT nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ NNT còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số NNT.Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
- Số lượng các khoản nợ / người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một NNT tại thời điểm đánh giá . Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng tốt.
- Cơ cấu nợ theo thời gian (%): Là tỷ trọng các khoản thuế nợ , số tiền thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định gồm các mốc nợ trên 30 ngày và trên 90 ngày . Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng thời gian nợ thuế của các khoản nợ, số thuế nợ. Nếu tỷ trọng các khoản nợ, số thuế nợ ở dưới mức 30 ngày cáo thì mức tuân thủ càng tốt.
Số khoản nợ, số thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định Cơ cấu nợ theo thời gian = x 100 Tổng số NNT nợ thuế
d. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm tra giám sát trong quản lý thu thuế TNDN
- Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra, thanh tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp tính bình quân số học giản đơn.
- Tỷ lệ hồ sơ đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (%): là chỉ tiêu so sánh số hồ sơ thuế đã được so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của NNT, phân tích so sánh thông tin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với các biến động của ngành với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã nhận được trong năm. Chỉ tiêu phản ảnh quy mô giám sát của cơ quan thuế đối với sự tuân thủ của NNT trong việc cung cấp thông tin, chỉ tiêu càng gần tới 100 thì quy mô giám sát của cơ quan thuế càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
(%)
=
Số hồ sơ đã kiểm tra
x 100 Tổng số hồ sơ nhận được
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu nêu trên đều đóng vai trò là thước đo cơ bản và quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế TNDN, khi kết hợp xem xét và phân tích các chỉ tiêu đó cơ quan thuế có thể đánh giá một cách trung thực và toàn diện nhất về công tác quản lý thuế TNDN từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH
4.1.1. Quản lý đối tượng nộp thuế TNDN 4.1.1.1. Đăng ký và cấp mã số thuế 4.1.1.1. Đăng ký và cấp mã số thuế
Quản lý tốt người nộp thuế là bước nền tảng để quản lý tốt bất kỳ sắc thuế nào với bất kỳ thành phần kinh tế nào. Với DN NQD, bằng việc nắm vững các chỉ tiêu ban đầu trong đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh và những thay đổi của DN về địa chỉ, ngành nghề, quy mô kinh doanh, các sắc thuế mà DN phải nộp,… chi cục sẽ có cơ sở để theo dõi sát sao, kịp thời các hoạt động của DN. Đồng thời qua đó, chi cục dự toán được nghĩa vụ thuế và khả năng tài chính, hiểu biết về pháp luật thuế của NNT, chủ động hơn trong các bước quản lý tiếp theo.
Chi cục thuế Đông Anh luôn tạo cơ chế thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khi đăng ký thuế cũng như khi khai bổ sung, thay đổi các thông tin đã đăng ký, nhờ đó nhanh chóng đưa DN mới thành lập vào diện quản lý và liên tục cập nhật thông tin mới về DN.
+ Đối với tổ chức thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp thì Sở kế hoạch và đầu tư cấp mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là mã số thuế DN. Sau khi cấp mã số cho DN, đẩy thông tin sang cơ quan thuế quản lý.
+ Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh không theo luật doanh nghiệp Chi cục theo quy đúng quy trình đăng ký thuế. Đơn vị lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa. Đội TH-NV-DT-KK-KTT-TH sau khi nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa sẽ nhập tờ khai đăng ký thuế vào phần mềm. Toàn bộ thông tin được truyền lên Cục thuế TP Hà Nội, sau đó truyền lên Tổng cục thuế. Khi có kết quả trả về, Chi cục tiến hành in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho NNT.
Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ DN được chuyển vào chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai, nộp thuế của từng DN. Với việc quản lý bằng MST cấp duy nhất cho từng DN, chi cục dễ dàng thống kê được các DN theo các tiêu chí đang quản lý, đang hoạt động hay tạm nghỉ kinh doanh, giải thể...
Bảng 4.1. Số lượng các DN NQD được cấp MST theo loại hình DN tại huyện Đông Anh
Đơn vị: DN Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu CT cổ phần 1.290 41,2 1.382 40,5 1.556 42 107 113 110 CT TNHH 1.601 51,2 1.781 52,2 1.887 51 111 106 109 DN tư nhân 68 2,2 67 2 67 1,8 99 100 99 Chi nhánh 45 1,4 50 1,5 52 1,4 111 104 107 Hợp tác xã 53 1,7 53 1,6 53 1,4 100 100 100 Quỹ tín dụng 6 0,2 6 0,2 6 0,2 100 100 100 Khác 67 2,1 75 2,2 82 2,2 112 109 111 Cộng 3.130 100 3.414 100 3.703 100 109 108 109
Nguồn: Đội THNVDT-KKKKT&TH Qua bảng ta thấy, số DN NQD mà chi cục quản lý có sự tăng trưởng đáng kể. Số DN chi cục quản lý năm 2014 tăng 9% so với năm 2013 và tăng 8% năm 2015 so với năm 2014. DN NQD mà chi cục quản lý chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đây cũng là hai loại hình phát triển mạnh về số lượng (đặc biệt là công ty TNHH), đồng thời có đóng góp nhiều nhất trong thuế TNDN từ DN NQD. Hai loại hình DN này được lựa chọn nhiều khi thành lập công ty vì chúng có nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại hình còn lại. Ví dụ, với công ty TNHH hay công ty cổ phần, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp hay đã góp vào công ty. Do đó, rủi ro với chủ sở hữu được giảm thiểu khi DN mất khả năng
Các loại hình khác như DN tư nhân, hợp tác xã, chi nhánh, quỹ tín dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể và hầu như không tăng nhiều (số DN tư nhân và số hợp tác xã đang hoạt động có xu hướng giảm đi).
Loại hình công ty TNHH trên phát triển mạnh hơn công ty cổ phần có thể là do mô hình này thích hợp với phần đông các DN kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Ngoài việc có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên như trong công ty cổ phần, mô hình này còn có yếu tố