Khái quát về tình hình các DN do Chi cục thuế huyện Đông Anh quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

quản lý

Đóng góp chung vào nền kinh tế của huyện Đông Anh, không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn. Do có sự thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách có nhiều thay đổi, nhất là Luật Doanh nghiệp được thông qua tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 và được sửa đổi bổ sung tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa 12 ngày 19/6/2009, Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã tháo gỡ bỏ nhiều thủ tục rườm rà, xóa bỏ cơ chế cũ, lạc hậu, thay vào đó là những thủ tục hành chính đơn giản hóa, tạo động lực phát triển các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ở huyện Đông Anh nói riêng phát triển cả về số lượng và chất lượng với ngành nghề kinh doanh phong phú và đa dạng. Số lượng doanh nghiệp tại thời điểm năm 2013 của huyện Đông Anh là 3.130 công ty và 2015 đã tăng lên đạt 3.703 công ty (Theo tra cứu hệ thống quản lý đăng ký mã số thuế cấp Chi cục năm 2013 và 2015).

Nhưng trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông… Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và huyện Đông Anh nói riêng. Với những khó khăn đó trên địa bàn huyện Đông Anh vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ do thị trường bị thu hẹp, tiêu thụ hàng hóa chậm, bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh do chính sách thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước dẫn đến một số doanh nghiệp phải ngừng nghỉ, thậm chí có những doanh nghiệp xin giải thể, và cũng không ít doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa bàn do sức ép nợ nần.

Bảng 3.3. Số lượng DN hoạt động và ngừng hoạt động qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân 1. Số lượng DN đã được cấp mã số DN 3.130 3.414 3.703 109,1 108,5 108,8 2. Số lượng DN đang hoạt động DN 2.045 2.305 2.371 112,7 102,9 107,7 3. Tỷ lệ DN đang hoạt động/ DN được cấp MST % 65 68 64 - - - 4. Số lượng DN ngừng hoạt động DN 644 882 1.173 137 133 135 5. Tỷ lệ DN ngừng hoạt động/DN được cấp MST % 21 26 32 - - -

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đông Anh Ta có thể thấy năm 2013, số lượng doanh nghiệp do Chi cục Thuế huyện Đông Anh quản lý là 3.130 đơn vị, đến năm 2014 là 3.414, năm 2015 là 3.703, cho thấy số doanh nghiệp hàng năm tăng không quá nhiều do địa bàn huyện Đông Anh chủ yếu là mặt nước và đất ngoài đê sông Hồng, số lượng công ty không nhiều nhìn chung các công ty quy mô còn nhỏ bé. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, thu nhập của đại bộ phận người lao động còn thấp, nhận thức và việc chấp hành chính sách Pháp luật thuế chưa cao…

Tuy nhiên một thực trạng là số lượng các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động nhỏ hơn so với số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế. Hàng năm, lượng công ty ngừng hoạt động không hề nhỏ, năm 2013 là 644 công ty tương ứng với 21% tổng số lượng công ty được cấp mã số trên địa bàn, năm 2014 tăng lên 882 công ty tương ứng với 26% và đến năm vừa qua con số này là 1.173 công ty, chiếm tới 32% tổng số lượng công ty được cấp mã số thuế trên địa bàn. Qua đó ta thấy sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn mới chỉ đạt được về số lượng, còn khi đi vào hoạt động thì lại bộc lộ những khó khăn nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này có thể giải thích là những năm qua,

tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, để có thể tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thì buộc các công ty phải tự mình thích ứng với những thay đổi của thị trường, song đây không phải là một điều dễ dàng, vì thế mà rất nhiều công ty đã lâm vào tình trạng phá sản, giải thể,… phải ngừng hoạt động, doanh nghiệp không còn hoạt động kéo theo nhiều ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN, đặc biệt còn kéo theo một con số nợ thuế khó thu cao.

Mặt khác, chính vì số lượng doanh nghiệp lớn trong khi lực lượng cán bộ ở đội kiểm tra thuế lại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, trung bình 1 cán bộ theo dõi hơn 200 doanh nghiệp nên việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế công tác chống thất thu thuế đặc biệt là thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)