6. Kết cấu luận văn
2.1.2. Khái quát tình hình KT – XH tại huyện Bắc Trà My
a. Lĩnh vực kinh tế:
* Giá trị sản xuất:
Giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My tăng qua các năm từ 2012-2016. Qua bảng số liệu 2.2 Ta nhìn thấy, riêng năm 2013, tốc độ tăng trƣởng cao 19,7% so với năm 2012; nguyên nhân tăng cao là do các nguồn vốn đầu tƣ phát triển chi cho các dự án giảm nghèo của Trung ƣơng kế hoạch 2012 chƣa phân bổ và phân bổ trể (vào quý 4/2012). Vì vậy, các đơn vị không thực hiện giải ngân đƣợc và chuyển sang năm 2013 để triển khai thực hiện. Số dự án đầu tƣ 2013 tăng hơn gấp đôi so với 2012 và góp phần đẩy ngành Công
nghiệp – Xây dựng tăng 39,38%. Bƣớc sang năm 2014, giảm đi 2,81% so với năm 2013. Tuy nhiên, vẫn tăng rất cao so với 2012 (tăng 36,08%).
Bảng2.2. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng GTSX theo
giá so sánh 2010 460,90 495,40 593,00 635,60 697,80 765,80
1.1 Nông lâm thủy sản 211,00 224,90 246,70 258,80 273,40 275,40
1.2 Công nghiệp - Xây
dựng 101,50 109,70 152,90 148,60 161,60 191,50
1.3 Dịch vụ 148,40 160,80 193,40 228,20 262,80 298,90
2 Theo giá hiện
hành 530,00 643,80 767,40 853,00 959,30 1.044,30
2.1 Nông lâm thủy sản 245,50 289,60 324,70 371,10 415,30 424,10
2.2 Công nghiệp - Xây
dựng 114,40 156,90 191,90 194,50 212,90 251,80
2.3 Dịch vụ 170,10 197,30 250,80 287,40 331,10 368,40
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My
Gía trị sản xuất ngành Nông lâm thủy sản tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng giảm dần, điều này phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH huyện, định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Riêng năm 2016 ngành này tăng trƣởng rất thấp (0,73%). Nguyên nhân là vụ lúa đông xuân năm 2016 trên địa bàn đã mất trắng cùng với diện tích hoa màu bị thiệt hại do thời tiết.
Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất từng ngành huyện Bắc Trà My ( 2011-2016)
Giai đoạn 2011-2016, kinh tế huyện Bắc Trà My tăng trƣởng khá, quy mô giá trị sản xuất (GTSX) liên tục tăng. Năm 2016, GTSX đạt 765,80 tỷ đồng, tăng gấp 1,66 lần so với năm 2011 (495,40 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 10,8%.
Biểu đồ 2.2. giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng huyện Bắc Trà My ( 2011-2016)
* Tăng trưởng sản xuất của huyện:
So với toàn tỉnh Quảng Nam, tốc độ tăng trƣởng bình quân của cả giai
đoạn huyện thấp hơn nhiều (Bắc Trà My:10,8%; Quảng Nam: 16,8%). Trong
cả giai đoạn, tốc độ tăng GTSX của huyện từ 7,5% đến 9,7%. Riêng năm 2013 tăng 19,7% cao hơn tốc độ tăng của tỉnh. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tƣ XDCB năm 2013 rất lớn làm tăng giá trị Công nghiệp-Xây dựng (39,4%).
Bảng 2.3. Tốc độ tăng GTSX các ngành giai đoạn ( 2012-2016)
TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ b/q 1 Huyện Bắc Trà My.
Theo giá SS 2010 7,5% 19,7% 7,2% 9,8% 9,7% 10,8%
1.1 Nông lâm thủy sản 6,6% 9,7% 4,9% 5,6% 0,7% 5,5%
1.2 C.nghiệp - Xây
dựng 8,1% 39,4% -2,8% 8,7% 18,5% 14,4%
1.3 Dịch vụ 8,4% 20,3% 18,0% 15,2% 13,7% 15,1%
2 Tỉnh Quảng Nam.
Theo giá SS 2010 11,5% 13,6% 16,6% 16,7% 25,4% 16,8%
2.1 Nông lâm thủy sản 7,6% 2,2% 7,3% 5,1% 4,6% 5,4%
2.2 C.nghiệp - Xây
dựng 11,0% 15,4% 20,6% 21,4% 36,1% 20,9%
2.3 Dịch vụ 14,1% 15,7% 13,2% 12,3% 10,8% 13,2%
Biểu đồ 2.30. Tốc độ tăng GTSX huyện và tỉnh (Theo giá SS 2010)
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Theo Nghị quyết huyện Đảng bộ, phấn đấu cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ và ngành Công nghiệp-Xây dựng, giảm ngành Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, qua số liệu bảng phân tích về cơ cấu GTSX huyện Bắc Trà My giai đoạn 2012-2016 và biểu đồ ta nhận thấy: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Dịch vụ tăng lên qua các năm (năm 2012 là 30,65% và 2016 là 35,28%), ngành Nông lâm thủy sản giảm theo đúng định hƣớng (năm 2012 là 44,98% và 2016 là 40,61%). Riêng ngành Công nghiệp-Xây dựng tăng trƣởng không ổn định và có chiều hƣớng giảm so với năm đầu và năm cuối của cả giai đoạn (năm 2012 là 24,37% và 2016 là 24,11%).
Bảng 2.4. Cơ cấu GTSX huyện Bắc Trà My giai đoạn 2012-2016
TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016
1 Theo giá SS 2010 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1.1 Nông lâm thủy sản 45,4% 41,6% 40,72% 39,18% 35,96%
1.2 Công nghiệp - Xây dựng
TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016
1.3 Dịch vụ 32,46% 32,61% 35,9% 37,66% 39,03%
2 Theo giá hiện hành 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
2.1 Nông lâm thủy sản 44,98% 42,31% 43,51% 43,29% 40,61%
2.2 Công nghiệp - Xây dựng
24,37% 25,01% 22,8% 22,19% 24,11%
2.3 Dịch vụ 30,65% 32,68% 33,69% 34,51% 35,28%
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế (Giá HH) huyện Bắc Trà My ( 2012-2016)
b. Lĩnh vực Xã hội
* Dân số và lao động
- Dân số: Trung bình năm 2016 là 39.910 ngƣời, 10.024 hộ; trong đó dân số sống ở nông thôn 33.007 ngƣời, chiếm 82,7%. Mật độ dân số 47,2 ngƣời/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thƣa của tỉnh Quảng Nam.
- Lao động: Số ngƣời trong độ tuổi lao động năm 2016 có 18.271 ngƣời đạt tỷ lệ 45,7 so với tổng dân số. Số ngƣời lao động trong các ngành kinh tế năm 2016 có 18.271 ngƣời; trong đó: lao động làm việc trong lĩnh vực Nông lâm thủy sản
15.875 ngƣời, lĩnh vực Công nghiệp 480 ngƣời, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ 1.916 ngƣời. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016: 2,67% tăng lên 3,9% năm 2010.
Biểu đồ 2.5. Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế huyện Bắc Trà My năm 2016
* Giáo dục – Đào tạo
Năm 2016, toàn huyện có 42 trƣờng học gồm: 01 trƣờng mầm non, 13 trƣờng mẫu giáo; 14 trƣờng tiểu học; 14 trƣờng trung học cơ sở; 01 trƣờng trung học phổ thông và 01 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú Nƣớc Oa có 02 cấp THCS và THPT. Trong đó:
+ Mẫu giáo, mầm non: 145 lớp (có 05 lớp nhà trẻ) - 2.791 học sinh. + Tiểu học: 266 lớp (có 66 lớp ghép) - 3.980 học sinh.
+ Trung học cơ sở: 100 lớp - 2.901 học sinh. + Trung học phổ thông: 38 lớp - 1.515 học sinh.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên hằng năm đƣợc tăng cƣờng, ổn định về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng. Năm học 2012-2013, toàn huyện có: 839 giáo viên (MG-MN: 176 GV; tiểu học: 345 GV, trung học cơ sở: 225 GV, trung học phổ thông: 93 GV), trong đó có 59 giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số. Tổng số cán bộ làm công tác quản lý là 79 ngƣời.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục:
+ Tổng số phòng học: 550 phòng (mầm non: 148; TH: 258; THCS: 116; THPT: 28). Trong đó phòng học kiên cố có 148 phòng, phòng học cấp 4 có 370 phòng, phòng học tạm là 32 phòng.
+ Tổng số phòng chức năng (hiệu bộ, bộ môn, công vụ, thƣ viện, hội trƣờng): 100 phòng
+Tổng số nhà công vụ giáo viên: 91 nhà. + Phòng ở nội trú học sinh: 93 phòng.
Số trƣờng có phòng để tổ chức giảng dạy Tin học ở cấp THCS là 14/14 trƣờng và ở cấp Tiểu học là 7/14 trƣờng.
* Y tế, chăm sóc sức khỏe
Mô hình y tế trên địa bàn huyện bao gồm:
- Phòng Y tế huyện: trực thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng
quản lý nhà nƣớc về y tế trên địa bàn huyện.
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện: trực thuộc Chi Cục DS-KHHGĐ tỉnh
(Sở Y tế), thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện.
- Trung tâm Y tế huyện gồm:
+ Hệ điều trị: 01 bệnh viện huyện với 55 giƣờng bệnh và 01 phòng khám khu vực với 05 giƣờng bệnh thực hiện công tác khám, chữa bệnh.
+ Hệ dự phòng: thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và Chƣơng trình MTQG về y tế trên địa bàn huyện.
+ Tuyến xã, thị trấn: gồm 13 trạm y tế xã, thị trấn (mỗi trạm có 05 giƣờng kê). Tỷ lệ giƣờng bệnh (không tính giƣờng trạm y tế xã là 15 giƣờng/vạn dân.
* Văn hóa
Trong 5 năm qua, lĩnh vực văn hóa ở Bắc Trà My đã có sự tập trung cao cho mục tiêu xây dựng đời sống sống văn hóa, xây dựng con ngƣời mới.
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cấp huyện cơ bản đạt chuẩn. Tại mỗi xã đều có cán bộ phụ trách việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cho ngƣời dân, đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc tại các thôn.
Các hoạt động văn hóa đƣợc tổ chức với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đảm bảo chất lƣợng . Hoạt động thông tin, tuyên tuyền, cổ động trực quan đƣợc đẩy mạnh và phục vụ tốt các nhiệm vụ ở địa phƣơng.
Địa bàn huyện hiện có khá nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu có: Di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nƣớc Oa (Trà Tân), Di tích chiến thắng Đồn xã Đốc (Trà Đốc), di tích Sơn Phòng Dƣơng Yên (Trà Dƣơng), công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị tại các khu di tích thời gian gần đây đã đƣợc chú trọng nghiên cứu thƣờng xuyên.
Bản sắc văn hóa truyền thống đƣợc giữ gìn và phát huy thông qua các lễ hội cộng đồng truyền thống tổ chức tại các thôn, làng ngƣời Cor, Ca Dong nhƣ: lễ hội đâm trâu, lễ hội tết mùa, lễ cúng mặt nƣớc , lễ mừng lúa mới, ... cùng với đó là việc xây dựng Đề án điều tra, sƣu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể (nhạc cụ, hát chèo, mùa Kđấu, kiến trúc nhà làng, trang phục thổ cẩm, ẩm thực, ...) của đồng bào dân tộc Cor, Ca Dong trên địa bàn huyện.