Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)

6. Kết cấu luận văn

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50 km về hƣớng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trƣờng Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu-chia và ngƣợc lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

- Phía Bắc: giáp huyện Tiên Phƣớc, Hiệp Đức, Phú Ninh.

- Phía Nam: giáp huyện Nam Trà My.

- Phía Đông: giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngãi.

- Phía Tây: giáp huyện Phƣớc Sơn.

Bắc Trà My đƣợc định hƣớng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phƣớc - Bắc Trà My - Nam Trà My) thuộc Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ nhƣ sau:

+ Kết nối về hƣớng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ-Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Nam Quảng Nam và ĐT 616.

+ Kết nối về hƣớng Tây Bắc với các huyện Phƣớc Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,… và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trƣờng Sơn, đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D.

+ Kết nối về hƣớng Tây Nam với khu vực Tây Nguyên và xa hơn là Lào, Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Nam Quảng Nam.

+ Kết nối về hƣớng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My-Trà Bồng và ĐT622.

b. Khí hậu

Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mƣa nhiều và mƣa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông.

Khu vực Bắc Trà My chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau) và mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8); là một trong 2 vùng có lƣợng mƣa lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Theo số liệu của Đài khí tƣợng thuỷ văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố

thời tiết huyện Bắc Trà My nhƣ sau: Nhiệt độ trung bình: 240

C; Độ ẩm trung bình: 92%; Lƣợng mƣa trung bình năm: 5.626 mm; Số giờ nắng trung bình cả năm: 1.616 giờ. Bão: thƣờng xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, đặc biệt có sƣơng muối thƣờng xuất hiện từ tháng 1, 2.

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trƣởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, vào mùa mƣa lƣợng mƣa lớn, tập trung cao nên thƣờng có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khô thƣờng bị hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

c. Thủy văn

Dòng chảy chính của huyện là Sông Tranh dài 43 km, đây là hợp lƣu của thƣợng nguồn Sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía Tây chảy qua địa phận Bắc Trà My, đoạn chảy qua huyện khoảng 20 km. Ngoài ra trên địa bàn huyện

có các nhánh sông: Sông Bui, Sông Tam Lang, Sông Trƣờng... và nhiều khe suối, hồ chứa khác.

Sông suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân bố chằng chịt, không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng về giao thông, thủy lợi ...

Mạng thủy văn trong khu vực cung cấp nguồn nƣớc mặt khá dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

d. Tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Theo số kiệu đất đai đƣợc điều tra và công bố bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My có các loại đất sau:

+ Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.410ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 410ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dãi hẹp. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb): Diện tích 972ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, ít dốc cộng thêm vào đó là các quá trình ngoại sinh (bào mòn, xâm thực nên địa hình đồi càng đƣợc rõ nét hơn).

+ Đất dốc tụ (D): Diện tích 479ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 33.500ha, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên.

+ Đất mùn vàng đỏ trên Macma axit (Ha): Diện tích 360ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp.

+ Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa): Diện tích 45.174ha, chiếm 54,89% tổng diện tích tự nhiên. Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Bắc Trà My năm 2016 STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3) 84.699,40

1 Nhóm đất nông nghiệp 75.792,36 89,48

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.624,84 20,81

1.2 Đất lâm nghiệp 58.139,15 68,64

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,37 0,03

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 4.047,26 4,78

2.1 Đất ở 348,08 0,41

2.2 Đất chuyên dùng (AN-QP, trụ sở cơ

quan…) 2.615,68 3,09

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 1,10 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngƣỡng 0,06 0,00

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng 68,80 0,08

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.013,10 1,20

2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 0,43 0,00

2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00

3 Nhóm đất chƣa sử dụng 4.859,78 5,74

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 266,13 0,31

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 4.593,65 5,42

- Tài nguyên nƣớc:

Ngoài nguồn nƣớc mặt từ mạng lƣới các sông suối trên địa bàn huyện còn có nhiều ao hồ, đập chứa nƣớc phân bố ở các xã. Qua thực tế sử dụng, nguồn nƣớc có chất lƣợng tƣơng đối tốt; do ở điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên chế độ và trữ lƣợng nƣớc thay đổi nhiều theo mùa; tác động trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân trong khu vực.

Nguồn nƣớc mặt là tài nguyên quý giá, có tác động lớn mạnh đến cuộc sống nông nghiệp nông thôn, dân trí khu vực miền núi. Tại đây hầu hết ngƣời dân sử dụng nguồn nƣớc này cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi.

- Tài nguyên rừng:

Trƣớc đây, Bắc Trà My là vùng rừng rậm nguyên sinh. Trải qua các thời kỳ chiến tranh, rừng bị tàn phá nhiều cùng với tình trạng du canh du cƣ, phá rừng làm nƣơng rẫy, ... đã làm cho rừng bị thu hẹp và nghèo đi. Trong những năm gần đây, hoạt động trồng rừng đi đôi với công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc đƣợc chú trọng đã làm tăng vốn rừng một cách đáng kể.

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Trà My là 58.108,85 ha, chiếm 70,4% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là 37.895,24 ha, đất rừng phòng hộ là 20.213,61 ha.

Rừng Bắc Trà My khá phong phú về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, lác, dỗi, chò chỉ, chò nâu,...), các loại lâm sản phụ (mây, tre, ƣơi,...), cây dƣợc liệu (quế, sâm Ngọc Linh, sa nhân,...). Trữ lƣợng gỗ đạt

trên 7 triệu m3. Rừng ở đây có sự phân tầng, tán rõ: tầng trên là cây thân gỗ,

tầng dƣới có các loại cây leo, cây hỗn tạp và cây bụi. Hệ động vật cũng rất phong phú đa dạng với nhiều loài thú quý hiếm nhƣ hổ, voi, gấu, vọc, mang, nai,... Nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam.

- Tài nguyên khoáng sản:

Hiện nay vẫn chƣa có tài liệu chính thức công bố về khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lƣợng một cách đầy đủ. Qua một số tài liệu và đánh giá ban đầu, trên địa bàn huyện hiện có các loại khoáng sản: vàng sa khoáng có ở các xã Trà Đông, Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc..., một số loại quặng có giá trị kinh tế nhƣ thiếc, titan ở Trà Đốc, Trà Tân, kẽm ở Trà Sơn, Trà Giác, Trà Tân, Trà Giang.

- Tài nguyên hệ sinh thái

Bắc Trà My là một huyện miền núi vùng cao có khí hậu mát mẻ, môi trƣờng trong lành và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú. Hệ thống sông, suối có nhiều thác nƣớc cao và đẹp nằm trong rừng nguyên sinh nhƣ Hố Nai (Trà Bui), thác Bà Bình (Trà Kót), ...

Hiện nay, huyện Bắc Trà My đang tận dụng diện tích mặt nƣớc để dƣa vào khai thác du lịch sinh thái, trong đó lòng hồ thủy điện Sông Tranh (Trà Tân), lòng hồ Nƣớc Rôn (Trà Dƣơng) đang trong quá trình xây dựng đề án phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)