7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngânhàng Nhà nƣớc Việt Nam
a. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành, hoàn thiện các quy chế an toàn và quy định trong hoạt động ngân hàng
NHNN tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành, cũng nhƣ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của TCTD; Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD, theo hƣớng:
- Phân nhóm các ngân hàng để triển khai Basel II theo lộ trình phù hợp: có thể chia thành 3 nhóm chủ đạo với các yêu cầu khác nhau về mức độ phức tạp của phƣơng pháp tính vốn.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Basel II bao trùm các nội dung 3 Trụ cột chính của Basel II, đảm bảo tính thống nhất trong việc tuân thủ Basel II của toàn hệ thống NHTM;
- Nâng cao vai trò giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng; đào tạo kiến thức về Basel II tại các NHTM; Có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM khi triển khai Basel II;
- Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hƣớng đa dạng, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo; Nâng cao vai trò của CIC và các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập.
b. Ngân hàng Nhà nước thực hiện đổi mới cơ chế điều hành hoạt động Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Cơ quan TTGS NHTW cần xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhật tình hình từ hoạt động thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ TCTD nhằm đảm bảo đủ thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Cơ quan thanh tra, giám sát cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phƣơng thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngƣợc lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hóa về kỹ năng, thống nhất trong một công nghệ thanh tra của ngân hàng. Cơ quan thanh tra, giám sát phối hợp với Cục công nghệ tin học NHNN Việt Nam tiến hành chỉnh sửa, bổ sung phần mềm GSTX tại chi nhánh NHNN tỉnh, TP theo hƣớng tích hợp các yêu cầu trên vào hệ thống chƣơng trình.
c. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác TTNH
- NHNN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; Đầu tƣ cho công nghệ, đáp ứng nhu cầu xử lý và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức đƣợc giám sát;
- Tăng cƣờng các quy chế công bố thông tin; Nâng cao chất lƣợng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập. Đảm bảo việc kết nối thông tin thông suốt giữa các
đơn vị chức năng của Cơ quan TTGS ngân hàng, giữa thanh tra ngân hàng và các TCTD, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả giữa Cơ quan TTGS ngân hàng và các cơ quan giám sát tài chính trong nƣớc.
- Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, là Trung tâm thông tin dữ liệu tập trung với đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, đƣợc cập nhật và xử lý kịp thời, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của các TCTD và NHNN.
d. Hoàn thiện và đổi mới về mô hình tổ chức từ thanh tra Ngân hàng nhà nước Trung ương đến địa phương
- Cải cách và phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ trung ương đến địa phương
Trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN TW hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con ngƣời và phƣơng pháp). Đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hƣớng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành. Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác TTGS ngân hàng. Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra giám sát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ƣớc Basel.
- Nâng cao năng lực thể chế và hoàn thiện hoạt động của Thanh tra ngân hàng
Mô hình tổ chức và vị trí pháp lý của cơ quan TTGS ngân hàng cần thành lập Tổng cục TTGS ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN
TW, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thống đốc. Tổng cục thực hiện chức năng thanh tra (thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ngân hàng) và chức năng giám sát chuyên ngành ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tổng cục đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống từ trung ƣơng đến địa phƣơng và có cơ cấu tổ chức g m các phòng, ban nghiệp vụ TTGS. Thực hiện TTGS nhóm đối tƣợng, TTGS theo tính chất sở hữu hoặc quy mô hoạt động hoặc tính chất rủi ro của đối tƣợng TTGS, và các cục TTGS ngân hàng ở các tỉnh, thành phố do Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc thành lập.
- Tạo cơ chế để Thanh tra ngân hàng cấp tỉnh hoặc Khu vực hoạt động được độc lập.
Hiện nay, TTGS NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố thuộc tổ chức bộ máy của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, chịu sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của Cơ quan TTGSNH về chuyên môn nghiệp vụ nhƣng lại chịu sự quản lý hành chính của NHNN Chi nhánh, là đầu mối thống nhất thực hiện quản lý, TTGS hoạt động các TCTD trên địa bàn. Chế độ song trùng lãnh đạo này cần phải từng bƣớc đƣợc thay đổi do có một số hạn chế trong công tác thanh tra:
+ Hiên tại Chánh thanh tra NHNN TW không trực tiếp quản lý tổ chức nhân sự của Thanh tra NHNN tỉnh. Thanh tra NHNN TW chƣa đƣợc quyền phối hợp khi tham gia tuyển dụng cán bộ thanh tra ở chi nhánh. Vì vậy, khó có thể nói có đƣợc quan điểm thống nhất về chuẩn hoá cán bộ thanh tra theo yêu cầu;
+ Thanh tra NHNN TW chƣa đƣợc quyền quản lý, điều động và bổ nhiệm đối với cán bộ thanh tra Chi nhánh và các Phó chánh thanh tra NHNN tỉnh, thành phố. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chánh thanh tra chi nhánh NHNN vẫn do Giám đốc NHNN Chi nhánh quyết định;
đối với hội sở chính, sở giao dịch của các TCTD nhà nƣớc và tổng hợp chung cả hệ thống; còn Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra TCTD cổ phần và các chi nhánh của TCTD đóng trên địa bàn. Thanh tra NHNN Trung ƣơng chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị này khi xét thấy cần thiết.
Với sự phân cấp, uỷ quyền nhƣ trên, việc tổ chức, chỉ đạo, điều phối hoạt động thanh tra, giám sát của TTGS Chi nhánh tỉnh, thành phố cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các TCTD hoạt động trên phạm vi toàn quốc với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp và đang có xu hƣớng tập trung hoá điều hành kinh doanh, quản trị rủi ro chủ yếu tập trung ở hội sở chính của TCTD. Vì vậy, TTGS Chi nhánh đã gặp những khó khăn khi tiến hành thanh tra toàn diện TCTD trên địa bàn quản lý và triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
Có thể thấy rằng, mô hình tổ chức bộ máy, phƣơng pháp chỉ đạo và cơ chế thực thi thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay là không phù hợp; việc thanh tra định kỳ các chi nhánh của TCTD chƣa đem lại hiệu quả cao và chƣa phù hợp với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Nhƣ vậy, để tiến tới thực hiện đầy đủ thông lệ quốc tế về giám sát hợp nhất, NHNN phải đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, phƣơng pháp chỉ đạo và cơ chế thực thi thanh tra, giám sát, từng bƣớc thực hiện việc kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro trên nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và chỉ đạo trong hoạt động thanh tra còn ch ng chéo nhƣ trên dẫn đến cần thiết phải xây dựng hệ thống TTGS cấp tỉnh độc lập tách khỏi NHNN cấp tỉnh gọi là Cục. Trong đó, các Cục thanh tra trực thuộc Tổng cục có nhiệm vụ TTGS ngân hàng trong phạm vi địa bàn khu vực (một tỉnh hoặc nhiều tỉnh) theo phân cấp, uỷ quyền của Thống đốc và chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trƣởng.
Cục đƣợc thành lập theo khu vực có phạm vi hoạt động không bị giới hạn bởi địa giới hành chính trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng. Tiêu chí lựa chọn địa điểm đặt trụ sở Cục là số lƣợng TCTD, quy mô hoạt động ngân hàng, điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, vị trí địa lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục có các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Cục thanh tra có một số nhiệm vụ chính: Cấp, thu h i giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính quy mô nhỏ; giám sát thƣờng xuyên, liên tục và tiến hành thanh tra khi cần thiết đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính quy mô nhỏ và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; thanh tra các tổ chức không phải là TCTD, cá nhân trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Thực hiện TTGS các TCTD theo chỉ đạo của Tổng cục trƣởng. Và có thể thành lập Chi cục TTGS ở một số tỉnh, thành phố (cần thiết) mà ở đó không phải là nơi đặt trụ sở của Cục. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục không có các phòng. Chi cục thực hiện một số nhiệm vụ TTGS trong phạm vi tỉnh, thành phố theo uỷ quyền của Thống đốc và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Cục trƣởng trên địa bàn.
Sự phối hợp giữa Tổng cục, Cục, Chi cục thanh tra và NHNN chi nhánh tỉnh có mối quan hệ phù hợp: Cơ quan Tổng cục thực hiện giám sát tập trung tất cả các TCTD, trừ các QTDND, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ và các tổ chức khác không phải là TCTD có hoạt động ngân hàng. Cục, Chi cục phải gửi ngay kết quả thanh tra tại chỗ đối với các TCTD khi kết thúc đợt thanh tra và định kỳ gửi thông tin, kết quả giám sát từ xa về Tổng cục và các cấp trên để tổng hợp, xử lý và giám sát. Cục, Chi cục và NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trên cùng địa bàn quản lý có trách nhiệm trao đổi thông tin và phối hợp công tác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.