Khái niệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

1.2.1.1. Khái niệm thanh tra

Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc La Tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động một đối tƣợng nhất định. Theo từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tƣợng bị thanh tra. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tƣợng đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc. Theo từ điển tiếng Việt năm 1994, thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phƣơng, cơ quan xí nghiệp. Với ý nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái qui định. Thanh tra thƣờng đi kèm với một chủ thể nhất định, nhƣ: ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra hay đoàn thanh tra của Bộ, v.v… và đặt trong phạm vi quyền hành của một một chủ thể nhất định.

Trong khoa học quản lý có ba yếu tố cấu thành: Ban hành quyết định quản lý; tổ chức thực hiện quyết định quản lý và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyết định quản lý. Nhƣ vậy, thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nƣớc, là một giai đoạn của chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý Nhà nƣớc.

Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Luật thanh tra,thanh tra Nhà nƣớc là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật quy định.

1.2.1.2. Khái niệm về thanh tra ngân hàng

Hoạt động của các TCTD, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có những đặc thù riêng, là lĩnh vực kinh tế rất nhạy cảm, hoạt động ngân hàng ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, tác động đến tăng trƣởng và ổn định kinh tế vĩ mô… Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua có bƣớc phát triển nhanh về quy mô và phạm vi hoạt động, dẫn đến rủi ro đối với các NHTM ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là một thách thức đối với sự an toàn và phát triển bền vững của hệ thống các NHTM. Chính vì vậy, những yếu kém của từng ngân hàng, hệ thống ngân hàng cần đƣợc đặc biệt quan tâm, để đảm bảo hoạt động của ngân hàng nằm trong tầm kiểm soát và những rủi ro của ngân hàng không dẫn đến hậu quả xấu cho bản thân ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng, cũng nhƣ không gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Để thực hiện đƣợc vai trò này, NHTW phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với các NHTM nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra, bảo đảm việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của các TCTD

hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là đảm bảo các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định.

Ở Việt Nam, Luật Thanh tra (số 56/2010/QH12 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010) nêu: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”. Theo đó, NHNN thực hiện thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng; Thanh tra ngân hàng chính là công cụ hữu hiệu giúp NHNN hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Khoản 1, Điều 50, Luật NHNN Việt Nam quy định: Thanh tra ngân hàng là thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành về ngân hàng, đƣợc tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy NHNN. Mục đích của thanh tra ngân hàng là nhằm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, phục vụ việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Như vậy, thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của NHNN thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với các TCTD trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro và xử lý những vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, tăng cường pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn của NHNN chi nhánh bao g m 2 phƣơng thức là Giám sát từ xa (GSTX) và thanh tra tại chỗ (TTTC). Đây là các hoạt động trung tâm, có vai trò rất quan trọng giúp NHNN chi nhánh hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực

tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)