Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 117 - 118)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng

Hệ thống luật pháp phục vụ cho công tác thanh tra còn nhiều bất cập, chƣa đ ng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh tra giám sát trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc hoàn thiện môi trƣờng pháp luật đủ sức điều chỉnh các quan hệ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là một đòi hỏi khách quan hiện nay. Vì vậy, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động TTGS ngân hàng bảo đảm để TTGS ngân hàng có đủ thẩm quyền cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các TCTD. Bên cạnh việc xây dựng các luật, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn có liên quan để tạo tính đ ng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

b. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong trao đổi, cung cấp thông tin liên quan trong quá trình thanh tra, giám sát ngân hàng

Theo quy định hiện nay, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN và thanh tra, giám sát thị trƣờng chứng khoán, bảo hiểm của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính còn nhiều hạn chế

trong việc thanh tra, giám sát toàn bộ thị trƣờng tài chính.

Để việc thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng có hiệu quả, Chính phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan thanh tra giám sát tài chính không bị ch ng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành. Có nhƣ vậy mới xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, cơ quan trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc trách nhiệm đƣợc giao phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 117 - 118)