7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất và số lƣợng
Chất lƣợng và hiệu quả của công tác Thanh tra ngân hàng, đƣợc quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng đó là chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Yêu cầu này, hiện nay tại NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai còn đang thiếu về số lƣợng và cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đòi hỏi phải sớm có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức tốt để nâng cao cả số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra. Để đạt đƣợc các mục tiêu này, vấn đề đào tạo và đào tạo lại ngu n nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng, thông qua công tác cán bộ nhƣ tuyển dụng, sắp xếp cán bộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phƣơng pháp thanh tra, giám sát ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do vậy, kế hoạch đào tạo, phát triển ngu n nhân lực cho thanh tra ngân hàng tại NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai cần đƣợc xây dựng theo hƣớng sau:
- Thƣờng xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp b i dƣỡng đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo bình quân hàng năm mỗi cán bộ thanh tra ngân hàng đƣợc đào tạo tập trung ít nhất một lần để các cán bộ thanh tra nắm bắt nhanh chóng kịp thời yêu cầu đề ra.
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác thanh tra và các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn tại chi nhánh trên cơ sở đó định hƣớng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ thanh tra cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
hàng; Phân loại cán bộ thanh tra để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng; Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra để các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm; Bố trí việc hợp tác đào tạo và đào tạo ở nƣớc ngoài với mục tiêu xác đáng và rõ ràng.
Ngoài những kế hoạch tăng cƣờng đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thanh tra, việc trao d i kinh nghiệm cho các cán bộ còn đƣợc thể hiện ở công việc điều phối và quyết định phân công cán bộ trong quá trình thanh tra từ các lãnh đạo. Theo đó, việc sắp xếp công việc và vị trí công tác cho các cán bộ thanh tra, giám sát phải đảm bảo: Duy trì khối lƣợng công việc vừa phải; Xác định và lên kế hoạch những yêu cầu chuyên môn; Thúc đẩy đào tạo và phát triển chuyên môn cho cán bộ thanh tra; Tránh sự phân công ch ng chéo trong công việc; Hoàn thành công tác thanh tra đúng tiến độ.
Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ thanh tra là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hƣớng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc nhằm duy trì đƣợc chất lƣợng của hoạt động thanh tra, giám sát một cách ổn định và liên tục. Trong các cuộc thanh tra thực tế, việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự đƣợc Trƣởng Đoàn thanh tra đƣa ra trong báo cáo tiền thanh tra. Tuỳ vào mức độ rủi ro và mức độ phức tạp của nội dung thanh tra mà lựa chọn các cán bộ phù hợp với nội dung yêu cầu (nhƣ về thanh tra nợ, thanh tra ngoại hối, chứng khoán, vốn,…). Sử dụng phƣơng pháp này, Trƣởng đoàn thanh tra và lãnh đạo thanh tra sẽ thống nhất về nhân sự, về mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và nội dung thanh tra. Nhƣ vậy, sau khi xác định phạm vi cần thiết phải thanh tra của ngân hàng, Trƣởng đoàn thanh tra cần xác định mức độ chuyên môn cần thiết của các cán bộ cho từng lĩnh vực thanh tra chủ yếu. Với những lĩnh vực phức tạp, cần đòi hỏi có
mức chuyên môn cao thì cần chọn những cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Ngƣợc lại, lĩnh vực đơn giản, không có vƣớng mắc gì có thể lựa chọn những cán bộ ít kinh nghiệm hơn. Và nhƣ vậy, các cán bộ ít có kinh nghiệm sẽ có cơ hội nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình khi đƣợc lựa chọn và tham gia trong các kỳ thanh tra tại chỗ.
3.2.6. Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra của NHTM
Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ cần phải coi trọng đúng mức công tác xử lý sau thanh tra, xem đây là khâu cuối cùng, khâu quyết định đến việc các kết luận, kiến nghị của thanh tra có đƣợc đối tƣợng thanh tra và các đối tƣợng có liên quan thực hiện nghiêm túc hay không. Công tác thanh tra tại chỗ chỉ mang lại hiệu quả đích thực khi các kiến nghị của thanh tra đƣợc thực hiện. Trong thời gian tới, cần ban hành quy định, chế tài cụ thể, xác định nội dung các công việc phải xử lý sau thanh tra. Sau khi Kết luận thanh tra của các Đoàn thanh tra có hiệu lực pháp luật, trách nhiệm của thanh tra chi nhánh NHNN phải thực hiện các nội dung sau:
+ Trực tiếp ban hành văn bản, hoặc tham mƣu cho Giám đốc NHNN Chi nhánh ban hành văn bản chỉ đạo đơn vị đƣợc thanh tra (đối tƣợng thanh tra) thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Đoàn thanh tra và xử lý các vi phạm theo đúng phạm vi thẩm quyền của thanh tra Chi nhánh.
+ Báo cáo lên Thanh tra NHNN hoặc Thống đốc các kiến nghị vƣợt quá thẩm quyền của NHNN Chi nhánh nhƣ các kiến nghị có liên quan tới Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các NHTM, các kiến nghị có liên quan tới các Bộ, ngành, các kiến nghị về chỉnh sửa cơ chế, quy chế, các vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ để kết luận nhƣng vƣợt quá thẩm quyền của thanh tra chi nhánh.
tra việc thực hiện các kiến nghị của đối tƣợng thanh tra nếu xét thấy cần thiết. Định kỳ yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo tình hình thực hiện các kiến nghị và có những xử lý thích hợp tiếp theo nhằm buộc đối tƣợng thanh tra thực hiện một cách nghiêm túc các kiến nghị.