7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Mục đích thanh tra, giám sát đối với ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại là một ngành kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế hàng hoá, hoạt động của ngân hàng có ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thƣơng mại là trung gian, là cầu nối giữa ngƣời gửi tiền và ngƣời cần vay tiền. Một khi ngân hàng mất tính ổn định sẽ ảnh hƣởng đến các khâu khác và làm cho toàn bộ hệ thống tài chính bị ảnh hƣởng theo. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, rủi ro sụp đổ ngân hàng có tính dây chuyền, khi một NHTM bị vỡ nợ thì sẽ dễ dàng kéo theo sự đổ vỡ của các NHTM khác. Bên cạnh đó, có một bộ phận cán bộ ngân hàng ý thức chấp hành luật pháp còn yếu, hoặc tìm cách vận dụng những
kẽ hở, những điểm còn chƣa chặt chẽ của pháp luật và chính sách để mƣu lợi cho cá nhân, làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gây ảnh hƣởng xấu đến lợi ích và uy tín của nhà nƣớc, của ngành. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật của các NHTM, hoạt động thanh tra, giám sát của NHTW đối với các NHTM là hết sức cần thiết, vì các lý do sau:
- Thứ nhất: Nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Trên cơ sở thanh tra, giám sát hoạt động các đối tƣợng thanh tra ngân hàng, nhằm giúp NHNN tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hoạt động thanh tra, giám sát của NHTW đối với các đối tƣợng thanh tra ngân hàng sẽ giúp các đối tƣợng thanh tra ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, góp phần quan trọng tạo môi trƣờng thực thi chính sách tiền tệ quốc gia hữu hiệu. NHTW sử dụng các công cụ của mình để điều hành thị trƣờng tiền tệ nhƣ lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trƣờng mở…, để kiểm soát và điều tiết khối lƣợng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Trên cơ sở đó, NHTW khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của mình, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Thanh tra NHTW cũng giúp cho NHTM hoạt động có hiệu quả hơn, giảm bớt rủi ro, phát triển lành mạnh, đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa các NHTM và giữ ổn định trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM.
- Thứ hai: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của NHTM
Tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, chủ chốt trong hoạt động ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ có tính rủi ro cao nhất. Quyền lợi của ngƣời gửi tiền bị ảnh hƣởng do các NHTM trong tình trạng mất khả năng
chi trả và có nguy cơ phá sản. Thanh tra ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lƣợng và rủi ro các khoản tín dụng của các NHTM, phòng ngừa có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay đầu tƣ.
Thanh tra ngân hàng trong quá trình tiến hành kiểm tra các NHTM, khi phát hiện các sai phạm của NHTM sẽ tiến hành xử lý các vi phạm đó. Việc phát hiện và xử lý các vi phạm, kiến nghị khắc phục các t n tại, sai phạm trong hoạt động của NHTM bảo đảm hoạt động an toàn và hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và khách hàng của NHTM.
- Thứ ba: Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các NHTM
Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và ngân hàng, lòng tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự t n tại của hệ thống NHTM. Việc duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các NHTM là một việc làm cần thiết, nhằm thu hút vốn phục vụ cho hoạt động kinh tế, tài chính của đất nƣớc. Năng lực thu hút vốn của các NHTM đi đôi với việc đảm bảo khả năng chi trả cho ngƣời gửi tiền. Nếu một NHTM mất khả năng chi trả thì ngƣời gửi tiền sẽ mất lòng tin vào NHTM đó dẫn đến tình trạng rút tiền ạt, tạo nên một phản ứng dây chuyền, gây ảnh hƣởng xấu đến các NHTM khác vì công chúng không còn tin tƣởng để gửi tiền vào hệ thống các NHTM. Họ sẽ đ ng loạt rút vốn ra khỏi các NHTM, làm các NHTM mất khả năng thanh toán, không thu hút đƣợc vốn để hoạt động kinh doanh, dẫn đến nguy cơ đối mặt với tình trạng phá sản, từ đó sẽ ảnh hƣởng đến hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Vì vậy, các NHTM phải đƣợc thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của NHTM, tránh tình trạng NHTM mất khả năng thanh toán, không trả đƣợc nợ, dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Thứ tư: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật và hạn chế những sai phạm trong hoạt động của NHTM
Kết quả thanh tra nhằm chỉ ra những t n tại, sai phạm, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của NHTM. Trên cơ sở đó, thanh tra ngân hàng đƣa ra những yêu cầu, cảnh báo cần thiết. Với việc triển khai áp dụng phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro theo thông lệ quốc tế và giám sát ngân hàng hiệu quả, thanh tra ngân hàng thực hiện giám sát chặt chẽ, góp phần đảm bảo hoạt động của từng NHTM và toàn hệ thống NHTM nằm trong tầm kiểm soát của NHNN.
-Thứ năm: Bảo đảm việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
Thanh tra ngân hàng trong quá trình thực hiện việc kiểm tra tại các đối tƣợng thanh tra ngân hàng sẽ phát hiện ra các t n tại, sai phạm trong hoạt động của các đối tƣợng thanh tra ngân hàng và đƣa ra các kiến nghị khắc phục và xử lý các hành vi vi phạm. Từ đó bảo đảm hoạt động của các đối tƣợng thanh tra ngân hàng thực hiện đúng quy định của pháp luật, chấp hành đúng chính sách, pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
-Thứ sáu: Phát hiện sơ hở, vướng mắc trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục
Trong quá trình hoạt động, các đối tƣợng thanh tra ngân hàng đã lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để trục lợi. Trên cơ sở kiểm tra, xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động của các đối tƣợng thanh tra ngân hàng, NHTW phát hiện đƣợc những việc làm sai trái của đối tƣợng thanh tra ngân hàng để xử lý; phân tích nhằm tìm ra những sơ hở, những điểm chƣa phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phát hiện những bất hợp lý trong cơ chế, chính sách của Nhà
nƣớc liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ đó kiến nghị lên các cấp thẩm quyền có giải pháp điều chỉnh thích hợp để bổ sung, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các đối tƣợng thanh tra ngân hàng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động ngân hàng có tầm ảnh hƣởng sâu rộng không chỉ đến các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, Chính phủ mà còn tạo ra ảnh hƣởng lan truyền đối với toàn bộ nền kinh tế. Thêm vào đó, hoạt động ngân hàng lại mang tính rủi ro rất cao nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị... Điều này đã đòi hỏi hoạt động ngân hàng cần đƣợc thanh tra chặt chẽ nhằm tránh các nguy cơ đỗ vỡ, đảm bảo sự an toàn lành mạnh cho toàn hệ thống ngân hàng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Chính vì sự cần thiết phải thanh tra đối với NHTM, Uỷ Ban Basel đã đƣa ra 25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động có hiệu quả.