Tăng cƣờng sự chỉ đạo và phối hợp các đơn vị, cơ quan chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 108 - 111)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tăng cƣờng sự chỉ đạo và phối hợp các đơn vị, cơ quan chức

năng có liên quan trong công tác thanh tra ngân hàng

Điều 51 về Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng, Luật NHNN quy định “Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng”. Xuất phát từ nguyên tắc này, thì độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, vấn đề hoặc t n tại, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng và các quy định pháp luật có liên quan của TCTD đƣợc thanh tra là rất quan trọng, đòi hỏi hoạt động thanh tra không thể chủ quan trong nhận định, đánh giá mà cần có sự chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn, cũng nhƣ các cơ quan TW trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan trong quá trình thanh tra ngân hàng. Việc cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động của các TCTD trên địa bàn giúp thanh tra ngân hàng đánh giá chính xác và đƣa ra cảnh báo sớm cho các TCTD có vấn đề giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh những rủi ro có thể xảy ra. NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai cần tăng cƣờng sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác thanh tra ngân hàng thực hiện theo hƣớng sau đây:

- Thứ nhất, thanh tra NHNN chi nhánh cần tăng cường phối hợp với Kiểm soát nội bộ các NHTM trên địa bàn và đơn vị Kiểm toán độc lập

Chỉ đạo các NHTM thực hiện việc báo cáo định kỳ về TTGS NHNN chi nhánh để tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. Báo cáo thƣờng xuyên, kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát; những vi phạm lớn phát hiện qua kiểm tra...Thanh tra NHNN phải coi tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các NHTM nhƣ chân rết trong hệ thống thanh tra, kiểm soát hoạt động các NHTM. Vì nếu tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHTM hoạt động tốt sẽ góp phần cho hoạt động NHTM đó ổn định, làm đầu mối và hỗ trợ cho hoạt động thanh tra đạt kết quả cao. Vì vậy, thanh tra phải quan tâm và phối hợp giúp đỡ cả về củng cố tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ, về quy trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ, về phối hợp chƣơng trình công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không ch ng chéo hoặc bỏ sót.

Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần có quy định cho phép thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó.

- Thứ hai, TTGS NHNN Chi nhánh cần chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn

Thanh tra ngân hàng là cơ quan tiến hành thanh tra nghiệp vụ của các NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình TTGS ngân hàng, Thanh tra NHNN chi nhánh cần phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin liên quan với Thanh tra nhà nƣớc tỉnh chặt chẽ về việc thực hiện các quy trình, quy định, nguyên tắc trong việc tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả cho Thanh tra nhà nƣớc tỉnh và phối hợp xử lý trong trƣờng hợp vi phạm trong nhiều lĩnh vực khác ngoài hoạt động ngân hàng. Chủ động phối hợp với các cơ quan khác nhƣ Công an, Quản lý thị trƣờng, Kiểm toán nhà nƣớc… để thanh tra các tổ chức, cá nhân không phải là TCTD vi phạm các quy định trong hoạt động tiền tệ và các hoạt động

ngân hàng trái phép.

Việc cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động của các TCTD trên địa bàn giúp thanh tra ngân hàng đánh giá chính xác và đƣa ra cảnh báo sớm cho các TCTD có vấn đề giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ ba, kịp thời báo cáo các sai phạm trong quá trình TTGS cho cơ quanTTGS Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Luật NHNN Việt Nam năm 2010, NHNN có thẩm quyền trong toàn bộ quá trình giám sát an toàn hoạt động của TCTD từ khâu cấp phép, xây dựng quy chế an toàn, theo dõi, giám sát hoạt động, can thiệp khi phát sinh khó khăn và chủ động xử lý khi có nguy cơ đổ vỡ; quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng. NHNN thực hiện hoạt động TTGS ngân hàng thông qua Cơ quan TTGS NH. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ TTGS của mình, thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai phải kịp thời báo cáo cho Cơ quan TTGS NH khi thực hiện kế hoạch thanh tra, giám sát và kết quả TTGS đối với các đối tƣợng thuộc trách nhiệm của chi nhánh, hoặc khi đƣợc giao chủ trì tiến hành thanh tra toàn bộ một TCTD theo kế hoạch và chỉ đạo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Thứ tư, phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN Việt Nam

Phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam (CIC) trong việc khai thác thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh nhƣ các thông tin về: tình hình dƣ nợ của khách hàng vay; tài sản đảm bảo tiền vay; lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng; xếp loại tín dụng doanh nghiệp…đây là các

ngu n thông tin bổ trợ nâng cao chất lƣợng cho hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 108 - 111)