Quy trình và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát đang áp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 73 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Quy trình và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát đang áp

dụng tại NHNN CN tỉnh Gia Lai

a. Hoạt động giám sát từ xa

Công tác GSTX tại Thanh tra chi nhánh đƣợc thực hiện theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Ngày 07/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Theo quy chế 398/1999/QĐ-NHNN thì đối tƣợng giám sát của Thanh tra chi nhánh bao g m các chi nhánh TCTD trên địa bàn.

* Quy trình thực hiện hoạt động GSTX

- Bước 1: Hàng tháng tiếp nhận Bảng cân đối tài khoản kế toán bậc 3 quy đổi của chi nhánh TCTD.

- Bước 2: Xử lý thông tin theo chƣơng trình phần mềm để kết xuất các mẫu biểu g m: Bảng phân tổ tài sản nợ, tài sản có; Bảng phân tích dƣ nợ;

Bảng phân tích thu nhập và chi phí; Bảng tổng hợp ngu n vốn; Bảng tổng hợp sử dụng vốn.

- Bước 3: Từ số liệu đã tập hợp và kết xuất theo bƣớc 2 thanh tra tiến hành phân tích diễn biến của ngu n vốn, sử dụng vốn, chất lƣợng tín dụng, kết quả kinh doanh và việc chấp hành các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Bước 4: Xác định những vấn đề cần chú trọng qua giám sát đ ng thời thông báo kết quả giám sát đến chi nhánh TCTD kèm theo các kiến nghị và các yêu cầu khắc phục qua giám sát.

- Bước 5: Chuyển kết quả GSTX cho TTTC để sử dụng trong thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất nếu cần, đ ng thời tổng hợp báo cáo gửi NHNN TW, Ban giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai.

* Nội dung GSTX trong lĩnh vực tín dụng tại NHNN Chi nhánh tỉnh

Định kỳ hàng tháng, trên cơ sở số liệu cân đối kế toán cấp 3 của chi nhánh TCTD gửi đến NHNN theo quy định đƣợc truyền qua mạng máy tính dƣới dạng cấu trúc file, thanh tra Chi nhánh thực hiện công tác GSTX các chi nhánh TCTD trên địa bàn theo chƣơng trình phần mềm quy định. Bộ phận TTGS của Chi nhánh vận hành tuần tự quy trình GSTX nhƣ trên với các nội dung: diễn biến về cơ cấu của vốn và tài sản; chất lƣợng Tài sản có; việc bảo đảm khả năng chi trả; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu.

Tuy nhiên, do đặc thù các TCTD trên địa bàn là các Chi nhánh TCTD hạch toán phụ thuộc, do vậy một số nội dung chỉ thực hiện đƣợc một phần hoặc không thực hiện đƣợc (hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR); Tỷ lệ tối đa ngu n vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung, dài hạn; Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 so với vốn tự có…) và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là thanh tra trong lĩnh vực tín dụng thì hoạt động GSTX đối với các Chi nhánh

TCTD trên địa bàn mà chƣơng trình GSTX kết xuất ra là các mẫu biểu phân tích, biểu phân tổ và các thông tin khác liên quan đến hoạt động tín dụng g m một số các thông tin chủ yếu sau:

- Các chỉ số về chất lượng Tài sản có:

+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. + Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với Tài sản có.

+ Dự phòng rủi ro so với nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. + Dự phòng rủi ro so với nợ nhóm 5.

- Chi tiết về dư nợ cho vay:

+ Dƣ nợ cho vay nhóm 1; tỷ lệ nhóm 1 so với tổng dƣ nợ. + Dƣ nợ cho vay nhóm 2; tỷ lệ nhóm 2 so với tổng dƣ nợ. + Tổng nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ.

+ Nợ nhóm 3,4,5; tỷ trọng từng loại so với tổng nợ xấu.

+ Tổng dƣ nợ cho vay trung dài hạn; ngắn hạn; tỷ trọng so với tổng dƣ nợ.

+ Tổng dƣ nợ cho vay bằng ngoại tệ; tỷ trọng so với tổng dƣ nợ.

Dựa vào các thông tin trên đƣợc kết xuất ra mẫu biểu, thanh tra Chi nhánh tiến hành phân tích, đánh giá chất lƣợng tín dụng của từng chi nhánh TCTD. Các tỷ lệ phản ánh chất lƣợng tín dụng nhƣ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ, nợ xấu/tổng dƣ nợ đƣợc theo dỏi diễn biến và mức độ biến động ở các kỳ trƣớc so với hiện nay, sự biến động đó do nguyên nhân gì?. Tỷ lệ tăng giảm do yếu tố tử số hay mẫu số hoặc do cả hai, trên cơ sở đó mới có những đánh giá chính xác về chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá tốt khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ cho vay ở mức độ <3% và nợ khó đòi chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nợ xấu; xác định những vấn đề cần chú trọng qua giám sát và thực hiện các yêu cầu cần khắc phục qua GSTX.

Nhà nƣớc, Chánh thanh tra, giám sát nắm đƣợc tình hình hoạt động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn để có những chỉ đạo kịp thời; (ii) thông báo đến các chi nhánh TCTD những vấn đề biến động bất thƣờng và yêu cầu giải trình; (iii) chuyển kết quả giám sát cho bộ phận thanh tra trực tiếp để để phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ định kỳ hay đột xuất nếu cần.

* Những hạn chế trong công tác GSTX tại NHNN Chi nhánh tỉnh

- Thông tin đầu vào phục vụ cho công tác GSTX đang thực hiện tại chi nhánh là Bảng cân đối kế toán bậc 3 (cả nội bảng và ngoại bảng), thiếu sự kết hợp với các chỉ tiêu thống kê khai thác từ mạng nội bộ NHNN liên quan nhƣ: báo cáo tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh bất động sản, tín dụng phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế…Do vậy, nội dung báo cáo kết quả giám sát còn đơn điệu, chƣa phong phú chỉ chú ý tập trung phân tích diễn biến ngu n vốn, tài sản, tình hình tăng/giảm nợ xấu.

- Việc phân tích, đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM chủ yếu dựa trên tỷ lệ nợ xấu là chƣa đầy đủ, thiếu các yếu tố định tính để hiểu rõ tình hình hoạt động, chất lƣợng tín dụng của NHTM và nguyên nhân của các diễn biến.

- GSTX tại chi nhánh chƣa thực hiện đƣợc việc đánh giá tình hình tài sản có ngoại bảng nhƣ: bão lãnh vay vốn; bão lãnh thanh toán; bão lãnh thực hiện hợp đ ng; bão lãnh dự thầu…Nguyên nhân là bộ phận giám sát thiếu các thông tin liên quan để có cơ sở đối chiếu, phân tích, đánh giá.

b. Hoạt động thanh tra tại chỗ

Cùng với các hoạt động GSTX, các hoạt động thanh tra đƣợc tiến hành trực tiếp tại các NHTM cũng đƣợc tiến hành định kỳ hoặc đột xuất khi có những biến động bất thƣờng của NHTM.Việc tiến hành thanh tra tại chỗ nhằm kiểm tra, thanh tra NHTM trong việc tuân thủ các quy định của NHNN.

* Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ:

Bước 1: Chuẩn bị thanh tra

- Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra. - Ra quyết định thanh tra.

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. - Phổ biến kế hoạch thanh tra.

- Xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo. - Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

Bước 2: Tiến hành thanh tra - Công bố Quyết định thanh tra.

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. - Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu.

- Kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra.

Bước 3: Kết thúc cuộc thanh tra

- Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra. - Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. - Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra. - Ra kết luận thanh tra.

- Công bố kết luận thanh tra.

- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra. - Lập, bàn giao, lƣu trữ h sơ thanh tra.

* Nội dung chủ yếu thanh tra tại chỗ của NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai trong lĩnh vực tín dụng

- Kiểm tra hoạt động cho vay, bảo lãnh và các khoản đầu tư khác

Nội dung thanh tra của NHNN Chi nhánh Gia Lai trong lĩnh vực tín dụng tập trung vào các mặt: Kiểm tra việc chấp hành quy chế cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay; Việc chấp hành nguyên tắc, điều kiện vay vốn; Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt và lƣu giữ h sơ; Các biện pháp bảo

đảm và xử lý tài sản; Điều chỉnh, gia hạn, chuyển nợ quá hạn; Công tác kiểm tra, quản lý nợ vay; Công tác xử lý nợ quá hạn...; Kiểm tra một số khách hàng có dƣ nợ lớn, trƣờng hợp nghi vấn có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu trực tiếp khách hàng tại thời điểm tiến hành thanh tra. Cụ thể, thanh tra trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh TCTD g m các nội dung chủ yếu sau:

+ Xem xét các văn bản, chính sách, các quy định, quy trình nội bộ, phân cấp, ủy quyền về cấp tín dụng của TCTD.

+ Kiểm tra việc tuân thủ chính sách và quy chế tín dụng g m:

(i) Kiểm tra h sơ pháp lý và h sơ vay vốn của khách hàng: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và xác thực của h sơ pháp lý và h sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với quy định và yêu cầu về h sơ pháp lý và h sơ vay vốn với danh mục h sơ (hồ sơ khoản vay, hồ sơ khách hàng) theo quy định;

(ii) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và xác thực của h sơ đảm bảo tiền vay của khách hàng đối chiếu với quy định và yêu cầu về h sơ đảm bảo tiền vay; Kiểm tra việc chấp hành đầy đủ các quy định và thủ tục về thẩm định, định giá, bàn giao, quản lý và giải chấp tài sản đảm bảo theo quy định; Kiểm tra việc chấp hành chính sách cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

+ Kiểm tra nội dung thẩm định và trình tự cấp tín dụng: (i) Kiểm tra việc chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các nội dung theo quy đinh về thẩm định khách hàng và phƣơng án/dự án vay vốn; (ii) Kiểm tra việc chấp hành trình tự và thẩm quyền phê duyệt tín dụng bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật và của TCTD.

+ Kiểm tra việc thực hiện hợp đ ng tín dụng/bảo lãnh và hợp đ ng bảo đảm tiền vay: (i) Kiểm tra việc chấp hành trình tự và thẩm quyền ký kết các hợp đ ng tín dụng/bảo lãnh và hợp đ ng bảo đảm tiền vay, bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật và của TCTD; (ii) Kiểm tra việc chấp

hành đầy đủ quy trình các bƣớc phải làm sau khi ký hợp đ ng tín dụng/hợp đ ng bảo lãnh và hợp đ ng bảo đảm tiền vay từ khi phát tiền vay hoặc phát hành cam kết bảo lãnh đến khi thu h i hết nợ gốc và lãi nhƣ: đăng ký giao dịch đảm bảo; Kiểm tra quá trình giải ngân; kiểm tra việc thu nợ, thu lãi, miễn giảm lãi ...

+ Xác minh thực tế đối với khách hàng vay vốn hoặc đối tƣợng có liên quan về những vấn đề chƣa rõ khi kiểm tra h sơ.

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thông tin tín dụng.

+ Đánh giá công tác kiểm tra, KSNB đối với hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh.

- Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay

+ Cụ thể tuân thủ: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tƣ số 14/2014/TT- NHNN ngày 20/5/2014 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN; (v) Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN; Điều 1 Thông tƣ 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 và Khoản 2 Điều 6 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 của NHNN về bảo lãnh ngân hàng; Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 02 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro

trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.; Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài...Các trƣờng hợp không đƣợc, hạn chế, giới hạn cấp tín dụng quy định tại Điều 126,127,128 Luật TCTD.

+ Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình hoạt động tín dụng hiện hành (bao g m cả việc đánh giá sự phù hợp của bản thân các chính sách và các quy định và quy trình quản lý tín dụng của TCTD so với các quy định của Nhà nƣớc và của NHNN).

- Đánh giá và nhận xét sau thanh tra

Sau các đợt thanh tra, từng thanh tra viên phải viết báo cáo về hoạt động kiểm tra của mình theo nội dung, công việc đƣợc Trƣởng đoàn thanh tra phân công. Trong báo cáo bao g m các phần sau:

+ Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng.

+ Đánh giá cụ thể những sai sót, vi phạm phát hiện đƣợc trong quá trình thanh tra về các vấn đề sau: Thủ tục h sơ vay vốn; Tƣ cách pháp nhân, thể nhân của đơn vị vay, ngƣời vay; Nguyên tắc và điều kiện vay vốn; Chất lƣợng và công tác thẩm định; Tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; Chất lƣợng kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị trong thời hạn cho vay; Mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, gia hạn cho vay, gia hạn nợ, khả năng thu h i nợ; Thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay; Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, khách quan; Các sai sót, vi phạm khác.

+ Yêu cầu giải trình: Trƣớc khi lập báo cáo chính thức, từng thanh tra viên làm việc trực tiếp với những cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm cho các sai phạm đƣợc phát hiện, yêu cầu cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo trực tiếp giải trình nhằm đảm bảo tính khách quan, không áp đặt khi nêu ra những sai phạm đó. Sau đó, thanh tra viên sửa lại báo cáo chính thức, rút ra những dạng

vi phạm chủ yếu trong công tác tín dụng (theo các tiêu thức trên), nêu nguyên nhân dẫn đến sai phạm đó...

+ Kiến nghị đối với đối tƣợng đƣợc kiểm tra: (i) Những vi phạm cần chỉnh sửa ngay; (ii) Những vi phạm cần tìm biện pháp khắc phục (quy định rõ thời gian khắc phục, chỉnh sửa); (iii) Những vi phạm do nguyên nhân chủ quan phải làm rõ trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan trong quá trình giải quyết cho vay; (iv) Kiến nghị với cấp có thẩm quyền các hình thức xử lý kỹ luật cán bộ sai phạm; (v) Kiến nghị với cấp có thẩm quyền về việc tăng cƣờng các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy chế, cơ chế, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ hiện hành nhằm phòng tránh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh gia lai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 73 - 82)