Nội dung nghiên cứu thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung

2.1.6.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp và các ngành. Kế hoạch càng cụ thể, tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng. Cần cân đối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu hỗ trợ phát triển giáo dục, đảm bảo hài hòa giữa sự hỗ trợ của Nhà nước với phát huy sự đóng góp của người dân.

Nghiên cứu đánh giá của cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, các hộ dân về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Quá trình xây dựng kế hoạch ngoài cơ quan nhà nước thì có sự tham gia của hộ dân hay không? Các hộ dân có được cần – biết – bàn – làm và nêu nguyện vọng của mình vào kế hoạch triển khai tại địa phương hay không? Cơ quan lập kế hoạch đã làm tốt công tác lập kế hoạch chưa? Đánh giá của hộ về mức độ phù hợp của cách thức bình xét nhóm đối tượng thụ hưởng tại địa phương (Nguyễn Hải Hoàng, 2011).

2.1.6.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Việc làm này cần được tăng cường đầu tư trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động. Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng biết, củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, vv... tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách phụ thuộc nhiều vào phương tiện truyền thông và cán bộ phụ trách tuyên truyền chính sách. Ở một số địa phương chưa phổ biến phương tiện truyền thông đại chúng thì việc tuyên truyền chính sách có ít nhiều

khó khăn, cần sự tận tâm của cán bộ và sự hợp tác từ phía người dân (Nguyễn Hải Hoàng, 2011).

Đánh giá phương thức phổ biến, tuyên truyền chính sách của cán bộ có đạt hiệu quả hay không? Người dân có dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin về chính sách hỗ trợ hay còn khó khăn khi tiếp cận?.

2.1.6.3. Huy động nguồn lực thực thi chính sách

Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách cần phải phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức phát triển và sự đóng góp của nông dân. Trong điều kiện nông dân còn nghèo sự đóng góp có thể không phải bằng tiền thì bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương (cát, đá, đất, tre, gỗ, công lao động…) (Nguyễn Hải Hoàng, 2011).

Huy động nhân lực cho thực thi chính sách bao gồm các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các cấp ngành thành phố, huyện, cấp xã và thôn cụm dân cư thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Đội ngũ cán bộ này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự án, xây dựng báo cáo, quản lý ngân sách; đồng thời phải cập nhật thường xuyên các quy định điều chỉnh, bổ sung chính sách để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.

Xem xét, đánh giá việc huy động nguồn lực có phù hợp với thực tế hay không? Tức là nguồn lợi mang lại từ thực thi chính sách so với nguồn lực tài chính và nhân lực hỗ trợ có phù hợp hay không?

2.1.6.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các nhân tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách (Nguyễn Hải Hoàng, 2011).

Đánh giá phân công, phối hợp thực thi chính sách giữa các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với hộ dân đã hợp lý chưa? có sự

chồng chéo không?. Cần phân công, phân bổ nguồn nhân lực cho hợp lý, phân chia công việc công bằng và hiệu quả thì thực thi chính sách mới hiệu quả. Các cơ quan thực trực tiếp thực thi chính sách và người hưởng lợi phối hợp với nhau có chặt chẽ hiệu quả hay không?

2.1.6.5. Duy trì, điều chỉnh thực hiện chính sách

Đối với cán bộ thực thi chính sách, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm thực hiện duy trì chính sách phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng được hưởng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách. Nếu việc thực thi chính sách gặp khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách. Việc duy trì chính sách phải phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Đối với người chấp hành chính sách (các đối tượng hưởng thụ và cộng đồng xã hội) có trách nhiệm tham gia thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành thực hiện chính sách Nhà nước. Những hoạt động đồng bộ trên sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chính sách. Đánh giá trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách, các cơ quan, đơn vị nhà nước, việc chấp hành chính sách của đối tượng thụ hưởng có thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hay không có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thực thi chính sách (Nhữ Thị Duyên, 2013).

Trong quá trình thực thi chính sách, chính sách có thể còn có những hạn chế hay thiếu tính địa phương, cần có những điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thực tế và điều kiện của mỗi địa phương cụ thể. Khi hoạch định và ban hành chính sách có thể còn có những thay đổi của điều kiện thực tế nhất định nên việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp là quan trọng để chính sách đạt mục tiêu hiệu quả tối ưu. Sau khi triển khai thực hiện, các cán bộ thực thi trực tiếp điều chỉnh chính sách cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế ở địa phương. Cán bộ thực thi chính sách và hộ dân đánh giá những điều chỉnh, bổ sung chính sách đã thực sự phù hợp hay còn chưa hợp lý?. Việc điều chỉnh này phải đảm bảo giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp thực hiện, cơ chế thực hiện hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế.

2.1.6.6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách

Công tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực thi chính sách là nội dung quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chính sách. Công tác này bao gồm việc xác lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá chính sách. Các cơ quan giám sát cần khách quan, công bằng và trung thực, nghiêm túc thì việc đánh giá thực hiện chính sách mới có hiệu quả tốt. Đồng thời, hiệu quả của việc giám sát, đánh giá thực hiện chính sách cũng chính là hiệu quả của quá trình thực thi chính sách (Nhữ Thị Duyên, 2013).

2.1.6.7. Kết quả thực hiện chính sách

Kết quả thực hiện chính sách được thể hiện cụ thể thông qua các nội dung hỗ trợ của chính sách bao gồm:

a. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật

Đối tượng hỗ trợ là nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; hỗ trợ các đơn vị, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao tập huấn kỹ thuật theo kế hoạch được duyệt và có trong dự toán hàng năm; hỗ trợ giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật tham gia giảng dạy, cán bộ quản lý lớp tập huấn.

Nội dung và mức hỗ trợ của chính sách: Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp tập huấn; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp tập huấn; vật tư thực hành (nếu có) theo đơn giá, định mức chi tiêu tài chính hiện hành nhà nước hoặc theo hợp đồng thực tế. Chi bồi dưỡng giảng viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trả tiền công giảng dạy mức 450.000 đồng/buổi. Giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật có trình độ kỹ sư và tương đương trả tiền công giảng dạy mức 25.000 đồng/giờ (100.000 đồng/buổi). Chi hỗ trợ tiền ăn cho người sản xuất tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/học viên. Hỗ trợ tiền đi lại đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên/khóa tập huấn; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán 150.000 đồng/học viên/khóa tập huấn. Phương thức thực hiện: Ngân sách thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị được giao tổ chức tập huấn.

b. Hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân); hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo quy hoạch, nằm trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ giống cây trồng, thủy sản, giống vật nuôi; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi theo mức quy định.

c. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã tiêu thụ nông sản trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung được cấp có thẩm quyền cử tham gia hội chợ, triển lãm trong nước theo kế hoạch và dự toán hàng năm. Nội dung và mức hỗ trợ: Các khoản chi phí tham gia hội chợ, triển lãm theo mức quy định. Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua các hợp đồng cung ứng dịch vụ trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua các đơn vị chủ trì thực hiện, đơn vị quản lý chương trình xúc tiến thương mại. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

d. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã có diện tích đang sản xuất trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung chưa có hệ thống cấp nước tưới cho cây trồng; chưa có thùng (bể) lưu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật; chưa có hệ thống xử lý môi trường trong chăn nuôi và hệ thống làm giàu ôxy trong nuôi trồng thủy sản có trong kế hoạch và dự toán hàng năm. Nội dung và mức hỗ trợ: Chi phí khoan giếng, thùng chứa thuốc Bảo vệ thực vật, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, thiết bị làm giàu oxy nuôi trồng thủy sản. Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua Ủy ban nhân dân xã hoặc Hợp tác xã khi đầu tư hệ thống tưới và xử lý môi trường trong lĩnh vực cây trồng; Ngân sách cấp huyện hỗ trợ sau đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng đối với xử lý chất thải trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, kết quả hỗ trợ được đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của cán bộ triển khai thực hiện chính sách và nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách cụ thể ở cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)