Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nhà nước có nhiều chính sách hướng tới các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy cho đến nay, tình hình kinh tế của huyện Đan Phượng đã có những thay đổi nhất định theo xu hướng chung của sự phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong khi triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.

Huyện Đan Phương là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hà Nội, năm 2015 huyện đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và đã được Thủ tướng chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hiên nay trên địa bàn huyện Đan Phượng có 15 xã và 1 thị trấn trong đó điển hình 3 xã Hạ Mỗ, Phương Đình, Song Phượng làm tốt công tác chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, sản xuất nông nghiệp có nhiều mô hình hiệu quả, tại 3 xã đã có quy hoạch và đã áp dụng nội dung hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ năm 2012 đến nay, chính vì vậy tôi chọn 3 xã trên làm điểm nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.7. Nguồn thu thập tài liệu thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất, lao động, dân số, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ huyện 3 Số liệu về các chính sách và kết quả thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện và các xã trong huyện; Các văn bản quy định chính sách đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện

Tìm hiểu, khảo sát, phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, tổng hợp từ các báo cáo của huyện

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại các xã được chọn điểm nghiên cứu phân tổ theo quy mô sản xuất:

- Hộ quy mô nhỏ: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nhỏ hơn 3 sào (1 sào = 360m2), dưới 1.080 m2.

- Hộ quy mô TB: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ 3 sào – 5 sào (1 sào = 360m2), từ 1.080 m2 đến 1.800 m2.

- Hộ quy mô lớn: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung lớn hơn 5 sào (1 sào = 360m2), trên 1.800 m2.

Bảng 3.8. Số lượng mẫu điều tra Chỉ tiêu Tổng Xã Hạ Mỗ Xã Phương Đình Xã Song Phượng Hộ sản xuất 90 30 30 30 Cán bộ thực thi chính sách, cán bộ

chuyên môn kỹ thuật huyện; xã 20 4 4 4

Tổng 110 34 34 34

Phương pháp điều tra hộ: Điều tra các thông tin theo mẫu bảng hỏi có sẵn, sử dụng với tất cả các hộ trong cuộc điều tra để thu thập thông tin chung của hộ và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà hộ nhận được, tình hình kinh tế của hộ trước và sau khi thực hiện chính sách, đánh giá của hộ về thực thi chính sách.

Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin chung về hộ; các hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đánh giá của hộ; thay đổi tình hình kinh tế hộ trước và sau chính sách; bình xét của hộ về đối tượng thụ hưởng; tác động tổng thể của chính sách.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên một số hộ và phỏng vấn

sâu, cả những thông tin sẵn có theo bản hỏi, và các câu hỏi bên ngoài của người điều tra. Phỏng vấn chi tiết và cụ thể, giải thích các ý kiến của người được phỏng vấn về mỗi câu trả lời trong bảng hỏi để thu thập các thông tin mang tính chất cá nhân điển hình, các thông tin sâu và cụ thể hơn so với điều tra bảng hỏi. Dùng để phân tích trường hợp điển hình. Thông tin chung của hộ; tình hình kinh tế của hộ; các chính sách hỗ trợ sản xuất mà hộ nhận được; tác động của thực thi chính sách đối với kinh tế hộ; nguyên nhân của các tác động; ưu điểm và hạn chế của thực thi chính sách. Đề xuất của hộ, nguyện vọng của hộ.

Phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn kỹ thuật: bằng bảng hỏi, sử dụng những câu hỏi đóng về tình hình thực thi chính sách, hiệu quả tuyên truyền chính sách…

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý thông tin thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp: thông tin định tính được tổng hợp và so sánh, thông tin định lượng được kiểm tra, được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của mức hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, thực hiện trên đối tượng là kết quả thực hiện hỗ trợ hàng năm, hàng kỳ báo cáo.

- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh giữa các thôn về tình hình kinh tế hộ, tình hình tiếp nhận, thực thi và kết quả của chính sách đối với các hộ sản xuất nông nghiệp để so sánh tình hình, kết quả hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của các xã qua các giai đoạn, các năm, so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp phân tích trường hợp điển hình: Để phân tích sâu đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách, phân tích những đánh giá của hộ trong phỏng vấn sâu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực của hộ

Tuổi bình quân; trình độ văn hóa; loại hộ; số nhân khẩu; số lao động; đất đai, vốn, tài sản, …

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai chính sách

- Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng.

- Tỷ lệ số hộ dân biết về nguồn thông tin hỗ trợ phát triển trồng trọt, hỗ trợ phát triển chăn nuôi và hỗ trợ về thủy sản.

- Tỷ lệ số hộ tham gia tập huấn về chính sách.

- Tỷ lệ số cán bộ được bồi dưỡng tập huấn về chính sách hỗ trợ.

- Tỷ lệ số hộ được vay vốn tín dụng, hỗ trợ lãi suất để phát triển kinh tế. 3.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của chính sách

- Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về trồng trọt. - Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về chăn nuôi. - Tỷ lệ số hộ được hưởng hỗ trợ về thủy sản.

- Tổng số vốn được hỗ trợ cho các hộ từ ngân sách thành phố, huyện, xã kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích giữa hộ có hỗ trợ và hộ không có hỗ trợ.

- So sánh năng suất, sản lượng trước khi có hỗ trợ và sau khi được tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ.

3.2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách - Tỷ lệ cán bộ xã, thôn có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Tỷ lệ cán bộ đã biết về chính sách và qua đào tạo, tập huấn về tình hình triển khai chính sách.

3.2.4.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của chính sách

- Đánh giá về mức hỗ trợ của chính sách có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu của các hộ dân trong huyện.

- Đánh giá về thủ tục nhận hỗ trợ có phù hợp với điều kiện của các hộ và thời gian hỗ trợ có kịp thời với mùa vụ canh tác.

- Đánh giá của các hộ về chính sách vay vốn tín dụng

- Số vốn vay của hộ có đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hộ dân. - Đánh giá của hộ về thủ tục vay vốn và thủ tục tiếp nhận chính sách

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHUYÊN CANH TẬP TRUNG TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

4.1.1. Nội dung hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng

Chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung đã triển khai trên địa bàn các xã với các hỗ trợ sản xuất nông nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi ... Bảng 4.1 thể hiện một số hỗ trợ chính đã triển khai trên địa bàn các xã tại huyện Đan Phượng.

Bảng 4.1. Một số hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung đã và tiếp tục triển khai trên địa

bàn huyện

Hỗ trợ Nội dung Kết quả

I Theo Nghị quyết số 25 (2012) của HĐND thành phố Hà Nội

1. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi in ấn, photo tài liệu, văn phòng phẩm, nước uống, thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ tập huấn, vật tư thực hành, bồi dưỡng giảng viên, hỗ trợ tiền ăn cho người sản xuất, hỗ trợ tiền đi lại

Người sản xuất nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất; biết về chủ trương, chính sách của nhà nước để phối hợp, giám sát thực hiện

2. Hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi; hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

Tăng nhanh diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hiệu quả; sản xuất tập trung gọn vùng theo hướng hàng hóa; sản phẩm nông sản làm ra an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường

thương mại và tiêu thụ sản phẩm

hội trợ, triển lãm; hỗ trợ cước phí vận chuyển; hỗ trợ lãi suất vốn vay; hỗ trợ chi phí điện bảo quản sản phẩm nông sản trong kho, tiền thuê kho bãi

phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

4. Hỗ trợ hạ tầng, thiết bị

Hỗ trợ chi phí khoan giếng, mua thùng chứa vỏ thuốc Bảo vệ thực vật, hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi, hỗ trợ thiết bị làm giàu oxy vùng nuôi trồng thủy sản

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường

II Theo Quyết định số 16 (2012) của UBND thành phố Hà Nội

1. Hỗ trợ khuyến khích dồn điền đổi thửa

Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; hỗ trợ Ban chỉ đạo cấp xã, thôn kinh phí hoạt động, tổ chức hội họp, tuyên truyền; hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng khi dồn điền đổi thửa; hỗ trợ toàn bộ bằng tiền 0để mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kỹ thuật quy định của Nhà nước) khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng, trong đó ngân sách cấp Thành phố hỗ trợ 80% cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20%.

Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng đồng bộ, thuận tiện

2. Khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây trồng,

Được hưởng chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; hỗ

Tạo ra nhiều khối lượng cây, con giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu

vật nuôi trợ lãi xuất vốn vay thị trường 3. Khuyến khích

đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến nông sản

Được hưởng chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ lãi suất vốn vay

Đảm bảo chất lượng nông sản, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản trong chuỗi sản xuất-tiêu thụ

4. Khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Hỗ trợ chi phí giết mổ Tạo ra khối lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường 5. Khuyến khích

đầu tư thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp

Hỗ trợ lãi suất vốn vay Tạo thuận lợi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư

III Cơ chế đầu tư của huyện 1. Hỗ trợ vùng

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thực hiện theo dự án quy mô 5 ha trở được UBND huyện phê duyệt.

Đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng nội đồng vùng dự án Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất tập trung 2. Hỗ trợ theo nhu cầu cấp thiết phục vụ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung

Đầu tư nạo vét, duy tu, sửa chữa các công trình nông nghiệp, thủy lợi; xây dựng trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức tập huấn; bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách hỗ trợ đã có tác động, là đòn bẩy thúc đẩy sự hình thành và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, tăng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người sản xuất. Các chính sách mang lại những kết quả tốt trong thời gian qua.

4.1.2. Thực trạng triển khai chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng 4.1.2.1. Lập kế hoạch thực hiện chính sách

Các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng đều được cụ thể hóa thành các kế hoạch, có sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo sát với tình hình thực tế. Quá trình lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách ở huyện Đan Phượng, gồm:

Cấp thành phố: UBND thành phố kiểm tra, phê duyệt kế hoạch. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện chính sách.

Cấp huyện: UBND huyện thẩm định, phê duyệt và tổng hợp kế hoạch hàng năm, kế hoạch cả giai đoạn báo cáo UBND thành phố trước kỳ giao dự toán.

Cấp xã: UBND xã chỉ đạo trưởng thôn tổ chức họp dân thông báo nội dung, đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ của chính sách để người dân thảo luận, thống nhất. Trưởng thôn tổng hợp, báo cáo nội dung với UBND xã.

UBND xã lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch cả giai đoạn trình UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Sơ đồ 4.1. Quy trình lập kế hoạch thực hiện

Bảng 4.2. Đánh giá của người dân và cán bộ về xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 59)