Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 60 - 61)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.7. Nguồn thu thập tài liệu thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất, lao động, dân số, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ huyện 3 Số liệu về các chính sách và kết quả thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện và các xã trong huyện; Các văn bản quy định chính sách đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện

Tìm hiểu, khảo sát, phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, tổng hợp từ các báo cáo của huyện

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại các xã được chọn điểm nghiên cứu phân tổ theo quy mô sản xuất:

- Hộ quy mô nhỏ: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nhỏ hơn 3 sào (1 sào = 360m2), dưới 1.080 m2.

- Hộ quy mô TB: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ 3 sào – 5 sào (1 sào = 360m2), từ 1.080 m2 đến 1.800 m2.

- Hộ quy mô lớn: có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung lớn hơn 5 sào (1 sào = 360m2), trên 1.800 m2.

Bảng 3.8. Số lượng mẫu điều tra Chỉ tiêu Tổng Xã Hạ Mỗ Xã Phương Đình Xã Song Phượng Hộ sản xuất 90 30 30 30 Cán bộ thực thi chính sách, cán bộ

chuyên môn kỹ thuật huyện; xã 20 4 4 4

Tổng 110 34 34 34

Phương pháp điều tra hộ: Điều tra các thông tin theo mẫu bảng hỏi có sẵn, sử dụng với tất cả các hộ trong cuộc điều tra để thu thập thông tin chung của hộ và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà hộ nhận được, tình hình kinh tế của hộ trước và sau khi thực hiện chính sách, đánh giá của hộ về thực thi chính sách.

Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin chung về hộ; các hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đánh giá của hộ; thay đổi tình hình kinh tế hộ trước và sau chính sách; bình xét của hộ về đối tượng thụ hưởng; tác động tổng thể của chính sách.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên một số hộ và phỏng vấn

sâu, cả những thông tin sẵn có theo bản hỏi, và các câu hỏi bên ngoài của người điều tra. Phỏng vấn chi tiết và cụ thể, giải thích các ý kiến của người được phỏng vấn về mỗi câu trả lời trong bảng hỏi để thu thập các thông tin mang tính chất cá nhân điển hình, các thông tin sâu và cụ thể hơn so với điều tra bảng hỏi. Dùng để phân tích trường hợp điển hình. Thông tin chung của hộ; tình hình kinh tế của hộ; các chính sách hỗ trợ sản xuất mà hộ nhận được; tác động của thực thi chính sách đối với kinh tế hộ; nguyên nhân của các tác động; ưu điểm và hạn chế của thực thi chính sách. Đề xuất của hộ, nguyện vọng của hộ.

Phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn kỹ thuật: bằng bảng hỏi, sử dụng những câu hỏi đóng về tình hình thực thi chính sách, hiệu quả tuyên truyền chính sách…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 60 - 61)