Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 59)

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của của huyện tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm dần nông nghiệp; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Từ bảng 3.3, cơ cấu giá trị kinh tế (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng chiếm 48,6%, dịch vụ chiếm 41,55%, nông nghiệp chỉ chiếm 9,85%.

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế qua các năm 2013-2015

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Cộng 100 100 100

I Nông nghiệp – thủy sản 11,75 10,79 9,85 II Công nghiệp – xây dựng 50,70 49,26 48,60 III Dịch vụ 37,55 39,95 41,55

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đan Phượng (2016)

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá cố định 2010) trên địa bàn huyện năm 2015 đều tăng so năm 2013, nông nghiệp – thủy sản tăng 2,14%, công nghiệp – xây dựng tăng 15,77%, đặc biệt dịch vụ tăng mạnh đạt 35%; tăng trưởng kinh tế chung toàn ngành đạt 22,22%. Nguyên nhân tăng do nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây ăn quả được đưa vào trồng, đã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, sản xuất đem lại hiệu quả cao; công nghiệp – xây dựng phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế chung cả nước và Hà Nội, các doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, phát triển, tạo việc làm cho lao động địa phương; thương mại dịch vụ phát triển theo tốc độ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng là kết quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện có thấp hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất nhưng cũng đạt khá cao trong giai đoạn 2010 - 2015, đạt mức 14,33%.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất (theo giá trị cố định 2010) các ngành kinh tế qua các năm 2013-2015

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2015/2013

(%)

Tổng cộng 7305,41 7993,00 8928,80 122,22

I Nông nghiệp – thủy sản 888,40 894,80 907,40 102,14 1 Trồng trọt 438,00 452,90 458,50 104,68 2 Chăn nuôi 407,20 410,20 418,50 102,78 3 Thủy sản 43,20 31,70 30,40 70,37 II Công nghiệp – xây dựng 3350,51 3603,80 3878,90 115,77 1 Công nghiệp 2649,90 2908,30 3163,70 119,39 2 Xây dựng 700,61 695,50 715,20 102,08 III Dịch vụ 3066,50 3494,40 4142,50 135,09 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đan Phượng (2015)

Thực hiện Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3,5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cả về kinh tế và chính trị, mối quan hệ liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô của nhiều nước trên thế giới sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho huyện Đan Phượng trong việc du nhập các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế và quản lý xã hội.

Kết cấu cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng được xây dựng, kiên cố hóa đồng bộ. Toàn huyện có 6 cụm điểm công nghiệp – làng nghề Đan Phượng, Tân Hội, Thị trấn Phùng, Liên Hà, Liên Trung, Đồng Tháp với tổng diện tích 64 ha, các ngành nghề sản xuất – kinh doanh đa dạng; huyện có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến lâm sản xã Liên trung, mộc xã Liên Hà, chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Song Phượng…; có 2 trung tâm thương mại (Trung

tâm Tuấn Quỳnh – siêu thị Lanchi, Trung tâm điện máy xanh – siêu thị Vinmart), 7 chợ quy mô cấp xã và nhiều trung tâm buôn bán nhỏ lẻ khác. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số, lao động và thu nhập

Tính đến 31/12/2015 dân số, lao động và việc làm của huyện Đan Phượng như sau: Tổng dân số của huyện năm 2015 là 149.900 người, với tổng số hộ là 32.743 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,58 người/hộ. Dân cư của huyện tập trung trong 16 xã, thị trấn, đông dân nhất là xã Tân Hội 17.694 người, xã Tân Lập 14.985 người; ít dân nhất là xã Song Phượng, chỉ có 4.486 người.

Bảng 3.5. Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập huyện Ðan Phượng qua các nãm

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng số nhân khẩu Người 144.633 147.285 149.900 Nữ Người 74.667 76.588 77.854 Nam Người 69.966 70.697 72.046 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 2,78 1,83 1,78 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,25 1,43 1,40 Tỷ lệ PTDS cơ học % 1,53 0,40 0,38 3 Tổng số hộ Hộ 31.819 32.403 32.743 4 Tổng số lao động Lao động 84.300 86.800 89.400 5 Biến động dân số (tăng/giảm) Người 3.911 2.652 5.267 6 Quy mô số người/hộ Người/hộ 4,55 4,55 4,58 7 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đ/người/tháng 23,70 26,50 28,80 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đan Phượng (2015)

Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2015 là 89.400 người, chiếm 59,64% dân số, Trong đó lao động nông nghiệp 31.218 người, chiếm tỷ lệ 34,92%; lao động công nghiệp 27.463 người, chiếm tỷ lệ 30,72%; lao động dịch vụ, thương mại 21.295 người, chiếm tỷ lệ 23,82%; Lao động làm nghề khác 7.857, chiếm tỷ lệ 9,45%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 tăng 5,1 triệu đồng so với năm 2013.

b. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Bảng 3.6. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Đan Phượng năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

I. Công trình thủy lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trạm bơm nước cái 25

2. Kênh mương tưới km 158,3

- Kênh cấp 1 km 58,0

- Kênh cấp 2 km 48,9

- Kênh cấp 3 km 51,4

3. Kênh tiêu km 69,8

II. Đường giao thông

1.Đường Quốc lộ 32 km 3,2 2.Đường tỉnh lộ km 11,5 3. Đường liên xã km 37,8 4. Đường trục thôn km 72,2 5. Đường ngõ xóm km 198,5 6. Đường trục chính nội đồng Km 114,2 7. Đường đê (đê Hữu Hồng, Vân Cốc, Tiên Tân, Tả Đáy) Km 27,8 III. Điện

1. Trạm biến thế trạm 225 (dung lượng 119.498 KVA) 2. Tỷ lệ hộ dùng điện % 100 IV. Trưòng học

1 Trường trung học phổ thông trường 03 2. Trường trung học cơ sở trường 16 3. Trường tiểu học trường 18 4. Trường mầm non trường 18 V. Y tế

1. Bệnh viện BV 01

2. Trạm y tế Trạm 16

3. Trung tâm y tế dự phòng TT 01 VI. Văn hóa – thể thao

1. Nhà văn hóa cấp xã Cái 15 2. Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư Cái 93 3. Sân thể thao cấp xã Cái 15 VII. Chợ nông thôn

1. Trung tâm thương mại, siêu thị TT 02

2. Chợ nông thôn Chợ 07

VIII. Bưu điện

1. Bưu điện trung tâm huyện cái 01 2. Bưu điện cấp xã Cái 10 IX. Nước sạch

1. Nhà máy nước NM 03

2. Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh % 100 3. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch % 25 Nguồn: Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới huyện (2016)

Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa cơ bản 100% trục đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện.

Toàn huyện có 158,3 km kênh mương tưới và 25 trạm bơm phục vụ tưới cho 3.309,03 ha, đã kiên cố hóa được 126,06 km, đạt 79,6%; kênh tiêu có 69,8 km, năm 2015-2016 đã tổ chức nạo vét được hơn 20 km phục vụ tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn. Xây dựng, nâng cấp 04/25 trạm bơm đạt công suất mỗi máy 33 Kw/h.

Ngành điện và các xã đã đầu tư xây dựng 235,787 km điện trung thế nâng tổng chiều dài đường dây trung thế lên 311,042 km; 111,726 km điện hạ thế nâng tổng chiều dài đường dây hạ thế lên 422,768 km; 28 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn là 225 trạm với tổng dung lượng là 119.498 KVA. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ngành điện được thiết kế xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên địa bàn huyện đạt 100%.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và học tập. Toàn huyện có 55 trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT), có cơ sở vật chất đạt chuẩn 38/55 trường (tỷ lệ đạt 69,09%), trong đó 10/17 trường mầm non đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 58,82%), 19/19 trường tiểu học đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 100%), 8/16 trường THCS đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 50%), 1/3 trường THPT đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 33,33%).

Huyện có 15 nhà văn hóa xã, 15 sân thể thao xã và 93 nhà văn hóa - nhà hội họp thôn, cụm dân cư được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đạt chuẩn theo Thông tư 06/2011/TT- BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Huyện còn đầu tư xây dựng các công trình văn hóa lịch sử như: nhà thi đấu đa năng huyện, đài tưởng niệm liệt sỹ huyện. quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hệ thống các thiết chế văn hóa đều khắp từ huyện đến xã và tận các thôn, kết hợp với tập trung khai thác công năng sử dụng của các thiết chế văn hóa làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao.

Toàn huyện có 7 chợ được quy hoạch, đã chuyển giao 2 chợ cho công ty TNHH và HTX Nông nghiệp quản lý; huyện có 2 trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng tốt nhu cầu mua bán hàng hóa, tiêu dùng của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhân dân. Việc phát triển mạng lưới truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành lãnh đạo thực hiện công việc, tạo ra bước thay đổi mới trong quy trình xử lý thông tin, giải quyết công việc chuyên môn góp phần giảm được thời gian, công sức, tiết kiệm được nhân lực và giải quyết nhanh, kịp thời công việc hàng ngày, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Huyện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế được triển khai đến tất cả các trạm y tế; tỷ lệ người có thẻ BHYT đạt 70%. Cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục được đầu tư, bệnh viện huyện được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa hạng II có 279 giường bệnh (kế hoạch 200 giường) tăng 79 giường, có 42 bác sỹ. Trạm y tế được trang bị máy điện tim, máy siêu âm, máy xét nghiệm đơn giản sẵn sàng cho khâu khấm chữa bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 59)