Gắn chương trình hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 109)

chuyên canh tập trung với Chương trình Đào tạo giáo dục

Lồng ghép các Chương trình hỗ trợ Đào tạo giáo dục với Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, do trình độ học vấn của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận, hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách. Hộ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có ý thức và phương pháp nhận thức nhanh hơn, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật, với thông tin thị trường, trong cuộc sống luôn cầu thị, tự vươn lên làm giàu, không ỷ lại vào hỗ trợ từ bên ngoài và vì thế khi họ tiếp nhận hỗ trợ cũng tích cực hơn và thực thi đảm bảo hiệu quả hơn. Thực tế, trên địa bàn huyện hiện nay trình độ của nông dân vẫn ở mức thấp, do đó cần thiết phải lồng ghép Chương trình Đào tạo nghề vào đời sống sản xuất nông nghiệp của người dân. Giúp người dân tiếp cận các dịch vụ điện, nước, phúc lợi an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và y tế để người dân có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Ngoài ra một nền Giáo dục tốt sẽ tạo cho xã hội đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo ra nguồn nhân lực lao động nông nghiệp có trình độ, am hiểu, nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường để áp dụng vào sản xuất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chính sách như: Khái niệm về chính sách; khái niệm về phát triển nông nghiệp; khái niệm vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; khái niệm chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông ngh ệp; phân loạ , vai trò chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghıệp; nội dung nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực h ện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.

Nghiên cứu thực trạng cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của các hộ là 1.251,2 m2, diện tích này dao động tùy từng nhóm hộ, hộ sản xuất lớn có diện tích sản xuất lớn gấp 1,5 lần hộ sản xuất trung bình và gấp 2,4 lần hộ sản xuất nhỏ, trong đó phần lớn là đất được giao, các hộ có diện tích lớn là do có điều kiện nhận chuyển nhượng hoặc thuê thêm đất để mở rộng sản xuất. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ là 4,4 nhân khẩu. Đối với lao động trong nông nghiệp, độ tuổi lao động không có quy định, cả những người dưới và trên độ tuổi lao động nếu cảm thấy đủ sức khỏe đều có thể tham gia.

Nhìn chung tỷ lệ các hộ nông dân đã được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước, của thành phố, của huyện rất cao; tỷ lệ lớn các hộ được hỏi đều đã từng được nhận ít nhất 1 loại hỗ trợ của Nhà nước để phục vụ cho sản xuất. Tỷ lệ tiếp nhận chính sách hỗ trợ của các nhóm hộ cũng như các loại hỗ trợ khác nhau. Có 17 hộ chiếm 18,89% trong tổng số hộ được điều tra đánh giá các hỗ trợ từ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung là không phù hợp, trong đó có 4 hộ thuộc nhóm có diện tích sản xuất nhỏ, 8 hộ thuộc nhóm có diện tích sản xuất trung bình, 5 hộ thuộc nhóm sản xuất có diện tích lớn. Với 73 hộ chiếm 81,11% số hộ được điều tra đánh giá các hỗ trợ phù hợp, cho thấy hiện nay các hộ được nhận hỗ trợ khác nhau và tận dụng các nguồn hỗ trợ khác nhau cho sản xuất, việc hiệu quả của các hỗ trợ tới các hộ cũng khác nhau. Hiện nay chính sách được thông tin đến người dân thông qua 3 kênh chính đó là thông qua hệ thống phát thanh của huyện, xã; thông qua hội

nghị tập huấn kỹ thuật, hội nghị họp dân; thông qua tuyên truyền trực tiếp của cán bộ thực thi chính sách, cán bộ chuyên môn. Với 47,78% số hộ được điều tra cho biết hộ nhận được thông tin về chính sách thông qua hệ thống phát thanh của xã, có 33,33% số hộ được điều tra cho biết hộ biết thông tin về chính sách thông qua tập huấn, họp dân. Có 45,56% số hộ được điều tra đánh giá nguồn lực đóng góp vào thực thi chính sách thông qua hoạt động huy động nguồn lực của địa phương phù hợp với khả năng của hộ. Có 31,11% số hộ được nghiên cứu cho rằng khả năng của hộ dư để đóng góp nguồn lực phục vụ thực thi chính sách.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhờ thực hiện đầy đủ, đồng bộ các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, cùng với chủ trương, hướng đi đúng đắn của Huyện ủy, UBND huyện Đan Phượng về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm nông sản an toàn, có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường nên chỉ trong 5 năm từ 2011-2015 và đến 2016 nông nghiệp huyện Đan Phượng có bước phát triển mạnh mẽ; tổng số diện tích vùng chuyển đổi chuyên canh tập trung đạt 1.146 ha/3.309,3 ha đất canh tác; huyện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, huyện và xã hỗ trợ phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Toàn bộ các vùng chuyển đổi hàng năm đều cho thu nhập khá, đạt từ 220 đến 370 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 3-7 lần trồng lúa, nhất là các diện tích trồng hoa lily cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc, đời sống nông dân từng bước nâng cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được quan tâm thực hiện có hiệu quả; việc lựa chọn đối tượng hưởng chính sách thực hiện cơ bản công khai, minh bạch, rõ ràng; việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đúng quy định hiện hành của nhà nước, góp phần tiết kiệm ngân sách, đảm bảo hiệu quả thực thi chính sách. Các nội dung hỗ trợ và giai đoạn thực hiện chính sách được cán bộ thực thi chính sách và người sản xuất đánh giá là tương đối phù hợp với tình hình địa phương. Công tác tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân thường xuyên được quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm ra một số bất cập, hạn chế quá trình tổ chức thực thi chính sách: (1) Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách cấp xã có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ cao 34%; (2) Số lượng hỗ trợ được các hộ dân đánh giá chưa nhiều; (3) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; (4) Người dân chưa chủ động tham gia

kiểm tra, giám sát, đánh giá thực thi chính sách nên có lúc tính minh bạch có phần hạn chế, (5) Trong phân công, phân cấp, phối hợp thực thi chính sách đôi khi còn chống chéo giữa các chương trình, dự án, hiệu quả hỗ trợ chưa cao.

Qua nghiên cứu thực trạng đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng như: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; năng lực của cán bộ thực thi chính sách tại địa phương; kinh phí thực hiện chính sách; đối tượng thụ hưởng chính sách, yếu tố điều kiện tự nhiên. Từ đó đề tài có đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực thi chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện Đan Phương như: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân công phối hợp thực hiện chính sách; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách; nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực thi chính sách; huy động nguồn tài chính cho chính sách hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; đẩy mạnh hoạt động nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực thi chính sách; gắn Chương trình hỗ trợ phát tiển sản xuất nông nghiệp với Chương trình Đào tạo giáo dục cho người dân.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Trung ương

Tiếp tục ban hành những chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng hạn chế sự chồng chéo giữa các chương trình, dự án, chính sách. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phân bổ vốn để các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung được thực hiện kịp thời, đúng tiến độ. Nhà nước cũng cần ban hành những chính sách đãi ngộ, thưởng, phạt đối với những địa phương thực hiện có hiệu quả hoặc không có hiệu quả các chính sách nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

5.2.2. Đối với thành phố Hà Nội

Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung đang triển khai áp dụng đến năm 2020; song song triển khai chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình đầu tư được hưởng chính sách hỗ trợ; đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù khác đảm bảo phù hợp với tình hình mỗi địa phương. Các chính

sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cần chuyển dần từ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các hoạt động như hỗ trợ chi phí mua máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất; hỗ trợ xây dựng hạ tầng nội đồng; hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, kiến thức thị trường nông nghiệp, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến khích vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, thành phố cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực thi chính sách của địa phương.

5.2.3. Đối với huyện Đan Phượng

UBND huyện tiếp tục ban hành cơ chế, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, hướng tới sản xuất ứng dụng công nghệ cao; phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi trên toàn huyện; biểu dương, khen thưởng kịp thời các hộ sản xuất điển hình, các hộ vươn lên làm giàu và thành công nhờ vào thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của huyện.

Hàng năm, UBND xã cần có kế hoạch tổ chức các buổi họp dân, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, tạo điều kiện cho các hộ dân đóng góp ý kiến, kiến nghị, đề xuất nguyện vọng chính đáng lên cấp trên, báo cáo những bất cập trong quá trình triển khai chính sách cơ sở hoặc người dân phát hiện. Từ đó đề xuất lên cấp trên điều chỉnh, bổ sung chính sách kịp thời cho phù hợp, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ch cục thống kê huyện Đan Phượng (2016). N ên g ám thống kê huyện Đan Phượng từ năm 2011- 2015.

2. Đỗ Kim Chung và Phạm Văn Đình (2008). Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Kim Chung (2009). Bài giảng môn chính sách phát triển. Trường đại học nông nghiệp Hà Nội

4. Đỗ Kim Chung (2016). Bài giảng chính sách công. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

5. Hoàng Quốc Cường (2009). Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên.

6. Hà An (2013). Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân. Truy cập ngày 10/10/2016 tại:

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=165&NewsId=286326

7. Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội (2013). Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Huyện ủy Đan Phượng (2011). Chương trình số 05-CTr/HU ngày 07/4/2011 của Huyện ủy về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, sinh thái bền vững giai đoạn 2011 – 2015.

9. Huyện ủy Đan Phượng (2011). Chương trình số 12-CTr/HU ngày 12/10/2011 của Huyện ủy về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015;

10. Huyện ủy Đan Phượng (2012). Kế hoạch số 31-KH/HU ngày 03/01/2012 của Huyện ủy về thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.

11. Huyện ủy Đan Phượng (2016). Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

12. Huyện ủy Đan Phượng (2016). Chương trình số 07-CTr/HU ngày 15/7/2016 của Huyện ủy về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020.

13. Huyện ủy Đan Phượng (2016). Nghị quyết số 18-NQ/HU ngày 28/7/2016 của Huyện ủy về lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

14. Lường Trung Hiếu (2015), Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng với nhiều mô hình phát triển kinh tế. Truy cập ngày 10/10/2016 tại http://tapchicongthuong.vn/huyen-yen-chau-tinh-son-la-chuyen-bien-manh-me- sau-rong-voi-nhieu-mo-hinh-phat-trien-kinh-te-

20151014101520383p77c151.htm

15. Lê Xuân Cử (2015). Một số chính sách của Trung Quốc đối với nông dân và tham chiếu kinh nghiệm cho Việt Nam. Truy cập ngày 10/10/2016 tại: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-

kien/2015/36104/Mot-so-chinh-sach-cua-Trung-Quoc-doi-voi-nong-dan-va.aspx 16. Nguyễn Phượng Lê (2015). Bài giảng chính sách phát triển nông thôn. Học viện

Nông nghiệp Việt Nam.

17. Nguyễn Hải Hoàng (2011). Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

18. Nhữ Thị Duyên (2013). Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà nước ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Lân Dũng (2016). Nông nghiệp Mỹ: Một mô hình công nghiệp hóa. hiện đại hóa điển hình. Truy cập ngày 10/10/2016 tại: http://www.vacvina.org.vn/xem-tin-tuc/nong-nghiep-my-mo-t-mo-hi-nh-cong- nghie-p-ho-a-hie-n-da-i-ho-a-die-n-hi-nh.html

20. Phạm Bảo Dương (2016). Bài giảng chính sách nông nghiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

21. Phạm Vân Đình và cs., (2009). Giáo trình chính sách nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

22. Thành ủy Hà Nội (2011). Chương trình 02 (2011) của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân,giai đoạn 2011-2015.

23. Thành ủy thành phố Hà Nộ (2016). Văn k ện Đạ hộ Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

24. Thành ủy Hà Nội (2016). Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 109)