Bài học kinh nghiệm cho thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 48)

vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung

Từ thực tế sản xuất và kinh nghiệm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tại một số nước và địa phương khác, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của huyện Đan Phượng như sau:

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách ở địa phương: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền của cán bộ, các lớp tập huấn, hội nghị...để phổ biến về nội dung hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, giúp người sản xuất nắm bắt thông tin về chính sách, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, bền vững.

- Thực hiện đồng bộ, đầy đủ các chính sách liên quan hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nói chung và vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung nói riêng

đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu, kế hoạch đề ra; phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay: Để phát triển sản xuất thì nhu cầu đầu tư vốn của người dân rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần ưu đãi về điều kiện vay vốn, thời gian vay vốn, lãi suất vay và lượng vốn vay cho nông dân đầu tư sản xuất. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giúp người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường, phân tích thị trường để điều hòa đầu tư sản xuất cho phù hợp.

- Tổ chức phân công, phân cấp, phối hợp thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung từ cấp thành phố xuống chính quyền địa phương và người sản xuất được thường xuyên, kịp thời, khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách, đảm bảo việc thực thi chính sách đạt kết quả, hiệu quả cao.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 15 xã với 70 làng với 126 thôn, cụm dân cư và 6 khu phố.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.735,48 ha. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy, tiểu vùng Bãi ven sông Hồng, tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài.

- Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: Thọ An, Trung Châu, Phương Đình, Đồng Tháp, Đan Phượng, Song Phượng. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ.

- Tiểu vùng ven sông Hồng gồm có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Hồng nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây, hạn, úng cục bộ.

- Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 4 xã và 1 thị trấn: Thọ Xuân, Phương Đình, Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Thượng Mỗ là vùng đất phù sa cổ, mầu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng.

- Tiểu vùng Đan Hoài gồm 10 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Song Phượng, Thượng Mỗ, Tân Lập, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung là vùng đồng có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. Những năm gần đây, đã có

một số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô, cụm công nghiệp Thị Trấn Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng (22,2 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Sông Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Liên Hà (9,6 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Hồ Điền xã Liên Trung (3,3 ha); đang thực hiện mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà, Liên Trung, Đan Phượng. Song song với phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, dịch vụ, nông nghiệp của huyện được quan tâm chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, hướng tới sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

3.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn a. Khí hậu

Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230C, mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn với biên độ giao động từ 12- 130C. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12,1) nhiệt độ xuống thấp <180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng ẩm nhất là tháng 3, 4 với độ ẩm lên tới 98%.

b. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Đan Phượng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25 km trong đó sông Hồng dài khoảng 15 km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Hồng tại vùng Đan Phượng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập. Lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm.

3.1.1.4. Tài nguyên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 7.735,48 ha đất, diện tích đất nông nghiệp năm 2015 có 3.523 ha, chiếm 45,54% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi

nông nghiệp là 3.346,98 ha, chiếm 43,27% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn 865,5 ha, chiếm (11,19%) chủ yếu là đất bãi bồi sông Hồng. Khu vực nông thôn gồm 15 xã với tổng diện tích tự nhiên 7.442,18 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Từ bảng 3.1, 3.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm dần, năm 2015 giảm 213,97 ha so năm 2013, nguyên nhân giảm do phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, xây dựng nhà máy nước sạch…

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2014, 2015

TT Mục đích sử dụng Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015/2014 (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 7735,48 100 7735,48 100,00 100 1 Đất nông nghiệp 3625,98 46,87 3523,00 45,54 97,16 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3421,27 44,23 3309,03 42,78 96,72 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3053,97 39,48 2915,36 37,69 95,46 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1936,49 25,03 1926,87 24,91 99,50 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1117,48 14,45 945,92 12,23 84,65 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 367,30 4,75 436,24 5,64 118,77 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 173,72 2,25 165 2,13 94,98 1.3 Đất nông nghiệp khác 10,99 0,14 6,40 0,08 58,23

2 Đất phi nông nghiệp 3123,87 40,38 3346,98 43,27 107,14 2.1 Đất ở 1056,88 13,66 948,11 12,26 89,71 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1011,76 13,08 901,73 11,66 89,12 2.1.2 Đất ở tại đô thị 45,12 0,58 46,38 0,60 102,79 2.2 Đất chuyên dùng 1155,09 14,93 1180,28 15,26 102,18 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 13,28 0,17 11,36 0,15 85,54 2.2.2 Đất quốc phòng 16,61 0,21 16,75 0,22 100,84 2.2.3 Đất an ninh 0,35 0,00 0,35 0,00 100,00 2.2.4 Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp 286,25 3,70 279,83 3,62 97,76 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 765,06 9,89 871,99 11,27 113,98 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,17 0,26 20,17 0,26 100,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 55,71 0,72 60,63 0,78 108,83 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 835,25 10,80 1137,36 14,70 136,17 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,77 0,01 0,43 0,01 55,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đất chưa sử dụng 1050,52 13,58 865,50 11,19 82,39 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 985,63 13,58 865,50 11,19 82,39 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (2016)

b. Tài nguyên nước

Nước mặt, ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địa bàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng 211,02 ha. Nước ngầm, nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng.

c. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đan Phượng không có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Hồng, sông Đáy, trữ lượng cát ven sông Hồng nhiều và chất lượng cao.

Bảng 3.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua năm 2013-2015

Đơn vị: Ha

TT Xã, thị trấn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng cộng 3523,00 3421,27 3309,03 1 Đan Phượng 172,89 172,89 172,89 2 Song Phượng 130,19 130,19 127,64 3 Thị trấn Phùng 132,19 132,19 130,62 4 Đồng Tháp 167,06 167,06 167,04 5 Phương Đình 391,81 391,81 389,56 6 Thọ Xuân 239,51 239,51 223,55 7 Thọ An 292,09 292,09 287,42 8 Trung Châu 186,29 186,29 184,05 9 Hồng Hà 204,79 204,79 201,88 10 Liên Hồng 128,30 128,30 116,55 11 Liên Hà 143,67 143,67 137,52 12 Liên Trung 130,73 130,73 115,82 13 Thượng Mỗ 252,69 252,69 228,88 14 Hạ Mỗ 247,58 247,58 239,44 15 Tân Hội 378,41 315,67 310,67 16 Tân Lập 324,80 285,81 275,50

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của của huyện tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm dần nông nghiệp; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Từ bảng 3.3, cơ cấu giá trị kinh tế (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng chiếm 48,6%, dịch vụ chiếm 41,55%, nông nghiệp chỉ chiếm 9,85%.

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế qua các năm 2013-2015

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Cộng 100 100 100

I Nông nghiệp – thủy sản 11,75 10,79 9,85 II Công nghiệp – xây dựng 50,70 49,26 48,60 III Dịch vụ 37,55 39,95 41,55

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đan Phượng (2016)

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá cố định 2010) trên địa bàn huyện năm 2015 đều tăng so năm 2013, nông nghiệp – thủy sản tăng 2,14%, công nghiệp – xây dựng tăng 15,77%, đặc biệt dịch vụ tăng mạnh đạt 35%; tăng trưởng kinh tế chung toàn ngành đạt 22,22%. Nguyên nhân tăng do nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây ăn quả được đưa vào trồng, đã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, sản xuất đem lại hiệu quả cao; công nghiệp – xây dựng phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế chung cả nước và Hà Nội, các doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, phát triển, tạo việc làm cho lao động địa phương; thương mại dịch vụ phát triển theo tốc độ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng là kết quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện có thấp hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất nhưng cũng đạt khá cao trong giai đoạn 2010 - 2015, đạt mức 14,33%.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất (theo giá trị cố định 2010) các ngành kinh tế qua các năm 2013-2015

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2015/2013

(%)

Tổng cộng 7305,41 7993,00 8928,80 122,22

I Nông nghiệp – thủy sản 888,40 894,80 907,40 102,14 1 Trồng trọt 438,00 452,90 458,50 104,68 2 Chăn nuôi 407,20 410,20 418,50 102,78 3 Thủy sản 43,20 31,70 30,40 70,37 II Công nghiệp – xây dựng 3350,51 3603,80 3878,90 115,77 1 Công nghiệp 2649,90 2908,30 3163,70 119,39 2 Xây dựng 700,61 695,50 715,20 102,08 III Dịch vụ 3066,50 3494,40 4142,50 135,09 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đan Phượng (2015)

Thực hiện Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3,5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cả về kinh tế và chính trị, mối quan hệ liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô của nhiều nước trên thế giới sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho huyện Đan Phượng trong việc du nhập các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế và quản lý xã hội.

Kết cấu cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng được xây dựng, kiên cố hóa đồng bộ. Toàn huyện có 6 cụm điểm công nghiệp – làng nghề Đan Phượng, Tân Hội, Thị trấn Phùng, Liên Hà, Liên Trung, Đồng Tháp với tổng diện tích 64 ha, các ngành nghề sản xuất – kinh doanh đa dạng; huyện có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến lâm sản xã Liên trung, mộc xã Liên Hà, chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Song Phượng…; có 2 trung tâm thương mại (Trung

tâm Tuấn Quỳnh – siêu thị Lanchi, Trung tâm điện máy xanh – siêu thị Vinmart), 7 chợ quy mô cấp xã và nhiều trung tâm buôn bán nhỏ lẻ khác. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Dân số, lao động và thu nhập

Tính đến 31/12/2015 dân số, lao động và việc làm của huyện Đan Phượng như sau: Tổng dân số của huyện năm 2015 là 149.900 người, với tổng số hộ là 32.743 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,58 người/hộ. Dân cư của huyện tập trung trong 16 xã, thị trấn, đông dân nhất là xã Tân Hội 17.694 người, xã Tân Lập 14.985 người; ít dân nhất là xã Song Phượng, chỉ có 4.486 người.

Bảng 3.5. Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập huyện Ðan Phượng qua các nãm

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng số nhân khẩu Người 144.633 147.285 149.900 Nữ Người 74.667 76.588 77.854 Nam Người 69.966 70.697 72.046 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 2,78 1,83 1,78 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,25 1,43 1,40 Tỷ lệ PTDS cơ học % 1,53 0,40 0,38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 48)