Đánh giá thực hiện về hạ tầng kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 70 - 81)

4.1.3.1. Kết quả thực hiện chung toàn huyện

a. Giao thông

Bảng 4.4. Đánh giá thực trạng giao thông của huyện

Nội dung Tổng (km)

Thực trạng giao thông của huyện Còn tốt (km) Tỷ lệ (%) Xuống cấp (km) Tỷ lệ (%)

Trải nhựa (đổ bê tông) 319,53 117,36 36,73 202,17 66,27 Đương đất 629,11 417,23 66,32 211,88 33,68 Tổng 948,64 534,59 100,00 414,05 100,00 Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Tại 22 xã hiện có 948,63 km đường giao thông nông thôn, đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 319,53 km (33,68%) trong đó 174,36 km (36,73%) còn tốt; 202,17 km (66,27%) xuống cấp và 629,11 km (66,32%) là đường cấp phối hoặc đường đất, cụ thể:

+ Đường trục xã, liên xã, liên thôn có 291,22 km, đã nhựa hóa, bê tông hóa được 213,33 km (73,26%), trong đó 129,99 km (60,93%) còn tốt, 83,34 km (39,07%) đã xuống cấp và còn 77,89 km (26,74%) là đường cấp phối.

+ Đường ngõ xóm có 322,42 km, đã bê tông hóa 88,4 km (27,42%). Trong đó 33,47 km còn tốt (38,88%), 54,03 km xuống cấp (54,03%) và còn 234,02 km (72,58%) là đường đất hoặc cấp phối cần được kiên cố hóa.

+ Đường trục chính nội đồng có 335 km, đã cứng hóa 17,8 km (5,31%). Trong đó 10 km (56,18%) còn tốt, 7,8 km xuống cấp (43,82%) và còn 317,2 km (94,69%) là đường đất, đi lại khó khăn.

b. Thuỷ lợi * Trạm bơm

Bảng 4.5. Đánh giá thực trạng thủy lợi của huyện

Nội dung Tổng

(trạm)

Thực trạng thủy lợi của huyện Còn tốt (trạm) Tỷ lệ (%) Xuống cấp (trạm) Tỷ lệ (%) Tổng 92 38 41,30 54 58,70 + Trạm bơm tưới 73 32 43,84 41 56,16 + Trạm bơm tiêu 19 6 31,58 13 68,42 Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Số trạm bơm do xã quản lý tại 22 xã là 92 trạm trong đó 38 trạm đang sử dụng tốt chiếm 41,30%; và 54 trạm đã xuống cấp cần cải tạo nâng chiếm 58,70%, cụ thể như sau:

+ Trạm bơm tưới có 73 trạm, trong đó 32 trạm sử dụng tốt chiếm 43,84%; và 41 trạm xuống cấp chiếm 56,16%. Trong thời gian tới cần phải xây dựng thêm trạm mới đảm bảo cung cấp nước chủ động cho sản xuất.

+ Trạm bơm tiêu có 19 trạm, kết hợp với các công trình thủy lợi do Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi huyện quản lý đã đảm bảo tiêu chủ động cho khoảng 70% diện tích gieo trồng. Hiện tại có 6 trạm đang sử dụng tốt chiếm 31,58% và 13 trạm xuống cấp chiếm 68,42% (trong đó có một số trạm xuống cấp cần đầu tư mới) và cần phải xây dựng thêm trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

Kênh mương do xã quản lý hiện có 386,78 km, đã kiên cố hóa 50,27 km (13%) trong đó có 19,88 km (39,55%) còn tốt, 30,39 km (60,45%) xuống cấp và 336,51 km (87%) là mương đất cần được kiên cố hóa.

c. Hệ thống điện

Đến nay, 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Hệ thống lưới điện hiện có:

Bảng 4.6. Đánh giá thực trạng hệ thống điện của huyện

Nội dung Tổng

Thực trạng hệ thống điện của huyện Còn tốt (trạm) Tỷ lệ (%) Xuống cấp (trạm) Tỷ lệ (%) 1. Trạm, biến áp (tram) 131 88 67,18 43 32,82 2. Hệ thống điện lưới (km) 647 647 100,00 - - + Lưới trung thế 281 281 43,43 - - + Lưới hạ thế đường trục 237 237 36,63 - - + Lưới hạ thế đường nhánh 129 129 19,94 - - Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Có 308 trạm biến áp, 336 máy biến áp, tổng công suất 147.830 KVA, trong đó 131 trạm và 138 máy biến áp do Công ty Điện lực quản lý còn lại do khách hàng đầu tư và quản lý. Hiện nay trong số các trạm biến áp do Công ty điện quản lý có 88 trạm còn tốt, 43 trạm xuống cấp và cần phải lắp đặt thêm 59 trạm mới đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

Hệ thống lưới điện có 281 km đường trung thế gồm 35 KV, 22 KV và 10 KV. Lưới hạ thế có 237 km đường trục và 129 km đường nhánh. Hệ thống đường trung thế có 67,36 km còn tốt và hệ thống đường hạ thế có 187,58 km đang sử dụng tốt.

Để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt cần lắp đặt thêm 129,1 km đường dây tải điện, gồm 16,15 km đường trung thế và 112,95 km đường hạ thế, cải tạo 287,97 km đường dây tải điện gồm 22,4 km đường trung thế và 264,67 km đường hạ thế. Hệ thống điện chiếu sáng cần làm mới 41,5 km và cải tạo 4 km. (Phụ lục 2.9).

d. Hệ thống trường học

Mạng lưới các cơ sở giáo dục được phân bố ở tất cả các xã trong huyện, tại 22 xã có 23 trường mầm non với 4 trường đạt chuẩn quốc gia, 25 trường tiểu học và 22 trường THCS. Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm hướng nghiệp tổng hợp.

Trên cơ sở dự báo quy mô dân số của huyện Thạch Thất đến năm năm 2020 số học sinh 3 cấp học trên địa bàn huyện là 52.513 học sinh, trong đó học sinh mầm non là 15.684, học sinh tiểu học là 21.019 và học sinh THCS là 15.828. Căn cứ vào mục tiêu về tỷ lệ học sinh đến trường các cấp và thực trạng số học sinh hiện có trên địa bàn nông thôn huyện Thạch Thất và căn cứ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng phát triển hệ thống trường học trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 4.7. Đánh giá hệ thống trường học của huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Tổng

Hệ thống các trường của huyện Đạt chuẩn QG Tỷ lệ (%) Chưa đạt chuẩn Tỷ lệ (%) 1. Trường mầm non 23 4 17,39 19 82,61 2.Trường tiểu học 25 12 48,00 13 52,00 3.Trường THCS 22 6 27,27 16 72,73 4.Trường THPT 8 2 25,00 6 75,00 5. Trung tâm GDTX 1 1 100,00 - - 6. Trung tâm hướng nghiệp 1 1 100,00 - - Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Trường mầm non: Tại 22 xã có 23 trường mầm non với 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện tại có 4/23 trường có cơ sở vật chất còn tốt, 19 trường xuống cấp cần được cải tạo. Tổng diện tích khuôn viên các trường mầm non là 86.315 m2 (bình quân 7,84 m2/hs). Phần lớn các trường mầm non chưa đạt chuẩn về diện tích và vị trí các trường học hiện nay không tập trung do dân cư phân bố không đồng đều.

Tổng số phòng học là 382 phòng, trong đó 229 phòng còn tốt, 153 phòng xuống cấp. Phòng chức năng có 39 phòng, trong đó 16 phòng còn tốt, 23 phòng xuống cấp.

Các công trình bổ trợ của các trường mầm non gồm: 16.776 m2 sân chơi, (trong đó 12.271 m2 xuống cấp); 200 m2 vườn hoa, (toàn bộ xuống cấp); chưa có bãi tập; 226 công trình vệ sinh (trong đó 64 công trình xuống cấp); 111 m2 nhà để xe (trong đó 51 m2 xuống cấp).

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non, cần đầu tư xây dựng 6 trường mầm non trên cơ sở tách trường mầm non tại các xã Canh Nậu, Bình Phú, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, Yên Bình và cải tạo nâng cấp 19 trường (gồm xây dựng mới 242 phòng học trong đó có cả những phòng xuống cấp cần làm mới lại, 213 phòng chức năng; trong 153 phòng xuống cấp cần nâng cấp, 17 phòng làm lại hoàn toàn, 4 phòng chức năng), xây dựng bổ sung và nâng cấp các công trình bổ trợ còn thiếu, đồng thời nâng cấp trang thiết bị tất cả các trường.

Trường tiểu học: Tại 22 xã có 25 trường tiểu học, tổng diện tích khuôn

viên 199.284 m2, (bình quân 7.971 m2/trường, bình quân 11,75 m2/hs), trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.

Tổng số phòng học hiện có 525 phòng, trong đó có 465 phòng đã kiên cố hóa, nhưng 60 phòng đã xuống cấp. Phòng chức năng có 147 phòng, trong đó có 101 phòng còn tốt, 46 phòng xuống cấp, các trường còn thiếu nhà tập đa năng.

Các công trình bổ trợ của các trường tiểu học gồm: 26.719 m2 sân chơi, (trong đó 8.430 m2 xuống cấp); 896 m2 vườn hoa, (220 m2 xuống cấp); 1.350 m2 bãi tập (toàn bộ đang sử dụng tốt); 67 công trình vệ sinh (trong đó 27 công trình xuống cấp); 1.025 m2 nhà để xe (trong đó 405 m2 xuống cấp).

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục tiểu học, cần tách 3 trường tiểu học: Bình Yên, Hữu Bằng và Bình Phú; nâng cấp 15 trường bao gồm xây dựng mới 174 phòng học, 206 phòng chức năng, cải tạo nâng cấp 60 phòng học, 46 phòng chức năng, xây dựng 25 nhà tập đa năng, xây dựng bổ sung và cải tạo các công trình bổ trợ, đồng thời, nâng cấp trang thiết bị cho các trường.

Trường trung học cơ sở: Hiện có 22 trường THCS ở 22 xã, tổng diện tích

khuôn viên 160.106 m2, có 6 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tổng số phòng học là 382 phòng, trong đó có 336 phòng đã kiên cố hóa, 46 phòng xuống cấp. Số phòng chức năng có 184 phòng, trong đó có 165 phòng còn tốt, 19 phòng xuống cấp, các trường vẫn còn thiếu nhà tập đa năng.

Các công trình bổ trợ của các trường THCS gồm: 30.870 m2 sân chơi, (trong đó 15.900 m2 xuống cấp); 9.306 m2 vườn hoa, (100 m2 xuống cấp); 1.760

m2 bãi tập (100 m2 xuống cấp); 51 công trình vệ sinh (trong đó 17 công trình xuống cấp); 708 m2 nhà để xe (trong đó 371 m2 xuống cấp).

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS, cần đầu tư xây dựng mới 2 trường THCS, cải tạo nâng cấp 18 trường gồm các hạng mục: Xây dựng mới 78 phòng học, 171 phòng chức năng, 20 nhà tập đa năng; nâng cấp 70 phòng học, 20 phòng chức năng và các công trình bổ trợ còn thiếu của các trường, đồng thời đầu tư bổ sung, nâng cấp trang thiết bị cho các trường.

e. Trạm Y tế

Mạng lưới cơ sở y tế huyện Thạch Thất hiện có 01 bệnh viện huyện với 140 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực Yên Bình, 1 trung tâm y tế và 23 trạm y tế xã, thị trấn, làm nhiệm vụ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh hệ thống y tế công lập có 2 phòng khám đa khoa của tư nhân, 24 đại lý quầy thuốc và 8 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền. Nhìn chung, mạng lưới cơ sở y tế công lập của huyện đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu trong phát triển y tế cấp huyện. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế ngoài công lập từng bước phát triển cũng góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.

Bảng 4.8. Đánh giá các cơ sở y tế trên địa bàn toàn huyện

Nội dung Tổng

Các cơ sở y tế của huyện Đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ (%) Chưa đạt chuẩn Tỷ lệ (%) 1. Bệnh viện huyện 1 1 100,00 - - 2. Trung tâm y tế huyện 1 1 100,00 - - 3. Phòng khám đa khoa 1 1 100,00 - - 4. Trạm y tế xã 23 23 100,00 - - Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

* Bệnh viện huyện: Bệnh viện huyện đang được xây dựng, ngoài các trang

thiết bị y tế thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh như: Máy siêu âm 4 chiều, máy X quang, máy xét nghiệm 21 chỉ số, thời gian qua bệnh viện huyện đã trang bị các trang thiết bị thông thường phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho người dân. Để thực hiện tốt mục tiêu là cấp khám chữa bệnh tuyến huyện nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến trên thì cơ sở vật chất như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu này.

* Trung tâm y tế huyện: Cùng với việc đầu tư đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được đổi mới cả về giường bệnh và trang thiết cơ bản. Cở sở vật chất kỹ thuật của trung tâm y tế dự phòng ngày càng được nâng cao, bước đầu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ y tế.

Hạn chế lớn nhất trong phát triển y tế của huyện là đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng viên còn quá ít, tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trên 1.000 dân của còn rất thấp, ngoài ra quy mô, trang thiết bị của bệnh viện huyện với tư cách là cơ sở chủ lực đầu đàn cho việc khám chữa bệnh tuyến huyện xã vẫn thiếu, không đồng bộ, chỉ có 140 giường bệnh (8 giường/10.000 dân). Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, vấn đề đặt ra cho phát triển y tế của Huyện trong những năm sắp tới đó là đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống bệnh viện tuyến huyện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương, giảm tải đối với tuyến Trung ương.

Mặc dù trên địa bàn đã có mạng lưới y tế tư nhân song mới chỉ có các phòng khám đa khoa và chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngoại trú mà chưa có các bệnh viện đa khoa tư nhân có chất lượng cao để góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến huyện cũng như các bệnh viện tuyến trên của Hà Nội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh được trang bị mới đảm bảo khám chữa bệnh thông thường và chưa đáp ứng yêu cầu chữa bệnh và mục tiêu đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ y tế tại chỗ. Một số xã đạt chuẩn quốc gia nhưng nhìn chung cơ sở vật chất cũng chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu đòi hỏi thời gian tới cần phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo các mội dung và quy mô khác nhau như: mở rộng khuôn viên trạm y tế, xây dựng nhà trạm, tủ thuốc, các phương tiện khám chữa bệnh nhằm bảo đảm nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng nâng cao của nhân dân trong huyện.

* Trạm y tế xã

Hiện có 22 trạm Y tế xã, trong đó có 13 trạm có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 36.270 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 11.900 m2 và cải tạo 1.600 m2 khuôn viên. Đồng thời, mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế cho tất cả các trạm y tế xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Cơ sở vật chất văn hoá Nhà văn hóa, khu thể thao xã

Hiện nay tất cả các xã trong huyện đều chưa có Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa xã. Để đạt tiêu chí nông thôn mới, trong giai đoạn 2012-2015 cần xây dựng mỗi xã một khu Trung tâm văn hóa xã.

Khu thể thao xã hiện có 16 khu với tổng diện tích 105.465 m2. Hầu hết các khu thể thao xã đều chưa đạt chuẩn.

Nhà văn hóa, khu thể thao thôn

Trong tổng số 199 thôn của 22 xã mới có 94 thôn có nhà văn hóa trong đó có 48 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Tại một số xã rất khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn, mặt khác có những thôn dân số ít, không cần thiết phải xây dựng nhà văn hóa thôn. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, trong thời gian tới cần xây dựng mới 68 công trình, đưa tổng số công trình nhà văn hóa thôn tại 22 xã trong huyện lên 162 công trình. Đồng thời cải tạo nâng cấp 47 công trình nhà văn hóa thôn hiện đã xuống cấp và không đạt chuẩn diện tích.

Số sân thể thao thôn hiện có 44 sân với tổng diện tích 55.152 m2, trong đó có 9 sân đạt chuẩn diện tích. Hiện tại có 40 sân thể thao thôn xuống cấp cần được cải tạo. Để đáp ứng nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao cần đầu tư xây dựng thêm 74 sân thể thao thôn và cải tạo 40 sân thể thao thôn xuống cấp.

Đài truyền thanh xã

Đến nay 100% số xã có đài truyền thanh, phục vụ khá tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân. Tuy nhiên, trong 22 đài truyền thanh xã hiện nay đã có 11 đài xuống cấp cần được cải tạo.

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Trên địa bàn huyện Thạch Thất có 132 di tích lịch sử văn hoá gồm các Đình, Chùa, Quán, Miếu, Văn chỉ, trong đó có 81 di tích được xếp hạng. Đặc biệt, chùa Tây Phương (xã Thạch Xá là một công trình kiến trúc độc đáo, nghệ thuật điêu khắc tinh xảo được Bộ Văn hóa xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia do có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc, đồng thời là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội. Cùng với chùa Tây Phương, huyện còn có các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như: Đình chùa Hữu Bằng, Đình Phú Đa, Đình Yên xã Thạch Xá, Đình chùa Chàng Sơn, Đình Đồng Trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 70 - 81)