Đánh giá thực hiện về văn hoá xã hộ i môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

4.1.5.1. Kết quả thực hiện chung toàn huyện

a. Giáo dục-đào tạo

Kết quả thực hiện về giáo dục đào tạo của huyện Thạch Thất được tổng hợp tại bảng 4.14.

Các xã nông thôn huyện Thạch Thất đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, một số xã đã phổ cập Trung học phổ thông.

Đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non 821 người, 100% giáo viên đạt chuẩn. Cán bộ và giáo viên tiểu học có 772 người, 100% giáo viên đạt chuẩn. Cán bộ và giáo viên THCS có 976 người, 100% giáo viên đạt chuẩn.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc trung học (phổ thông, bổ túc, dạy nghề) là 97,7%.

Bảng 4.14. Đánh giá về giáo dục - đào tạo của huyện

Nội dung Tổng

Thực trạng giáo dục-đào tạo của huyện Đạt chuẩn Tỷ lệ (%) Không đạt chuẩn Tỷ lệ (%)

1. Đội ngũ giáo viên mầm non (người) 821 821 100 - - 2.Đội ngũ giáo viên tiểu học (người) 772 772 100 - - 3. Đội ngũ giáo viên THCS (người) 976 976 100 - -

Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Đến năm 2016, tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo là 35% nguồn lao động. Nếu tính cả các lao động đào tạo theo hình thức truyền nghề, đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn thì tỷ lệ này còn cao hơn. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

b. Y tế

Tổng số cán bộ công nhân viên trong các cơ sở y tế huyện là: 301 người, trong đó: Bác sỹ:150 người. Trong đó bệnh viện huyện có 90 bác sỹ (chiếm 60% tổng số bác sỹ của huyện). Y tá có 70 người chiếm 58,33% và còn lại là cán bộ khác 20 người chiếm 66,51%

Tuyến còn lại có 60 bác sỹ, chiếm 40% trên tổng số bác sỹ của huyện; còn lại là y tá và các cán bộ khác chiếm tư 35 đến 41 % tổng số cán bộ trong các cơ sở y tế của huyện.

Y tế ngoài công lập có 34 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân (cả Đông y và Tây Y) với 47 người hoạt động được cấp phép. Sự phát triển lực lượng y tế tư nhân chưa mạnh, nên chưa hỗ trợ tích cực cho lực lượng y tế công lập.

Bảng 4.15. Đánh giá trình độ y tế của huyện

Nội dung Tổng Thực trạng trình độ y tế của huyện

Tuyến huyện Tỷ lệ (%) Tuyến còn lại Tỷ lệ (%)

Tổng số (người) 301 180 100,00 121 100,00 + Bác sỹ 150 90 60,00 60 40,00 + Y tá 120 70 58,33 50 41,66 + Khác 31 20 64,51 11 35,45 Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

Đến nay 21/22 xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đội ngũ cán bộ y tế công lập làm việc tại các trạm y tế xã có 138 người gồm 22 Bác sỹ, 80 y sỹ, 24 Y tá, hộ lý, kỹ thuật viên. Cán bộ ngành dược có 12 người gồm 7 dược sỹ và 5 dược tá. Cả 22 xã đều đã có Bác sỹ hoạt động thường xuyên tại trạm y tế xã.

Công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, nhiều chương trình được triển khai đạt và vượt chỉ tiêu của Thành phố như: Chương trình tiêm chủng mở rộng 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại Vac xin. Tỷ lệ sinh tự nhiên 16,4%o.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,21%. Khu vực nông thôn hiện có 42,7% dân số tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

c. Đời sống văn hóa, thể thao và truyền thông nông thôn

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức.

Đến năm 2016 có 131 làng xây dựng được quy ước văn hóa, có 110 thôn được công nhận đạt danh hiệu làng văn hóa, đạt tỷ lệ 55,3%. Khu vực nông thôn có 70,05% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tuy nhiên, chất lượng làng văn hoá, gia đình văn hoá, các hoạt động lễ hội còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút…) có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Phong trào văn hóa, thể thao ở các xã ngày càng phát triển. Phong trào thể dục thể thao phát triển tốt, hiện tại toàn huyện có 101 vận động viên cấp huyện trở lên. Tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao đạt 40,29%. Năm 2016 đã tổ chức được 86 cuộc thi đấu bóng đá, 100 cuộc thi đấu cầu lông, 40 cuộc thi đấu cờ tướng và tổ chức nhiều cuộc thi đấu các môn thể thao khác.

Các di tích lịch sử, văn hoá từng bước được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển.

d. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn * Công trình cấp nước sinh hoạt.

Đến nay có 85% hộ gia đình được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhưng chủ yếu là nước giếng khơi và giếng khoan có bể lọc. Tại 22 xã đến nay mới có 01 xã có trạm cấp nước máy là xã Hữu Bằng, xã Đại Đồng dùng nước sạch của nhà máy nước Sơn Tây.

Để đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước máy, trong những năm tới cần đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước lấy nước từ dự án nước Sông Đà, nước sạch Sơn Tây cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xử lý nước thải, rác thải, chất thải chăn nuôi

Là huyện có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống nên vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường làng nghề và nước thải, rác thải trong khu dân cư đang là một vấn đề cấp bách cần giải quyết:

+ Tình hình ô nhiễm môi trường: Môi trường nông thôn Thạch Thất đang có

nguy cơ cao về ô nhiễm do nước thải, rác thải của các cơ sở CN-TTCN đan xen trong các khu dân cư. Ở các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước do rác thải, nước thải, khói và bụi đã trở nên bức xúc, như ở Phùng Xá, Hữu Bằng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Thạch Xá, Bình Phú chưa khắc phục được. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước của huyện Thạch Thất là do:

1) Các cơ sở sản xuất CN-TTCN đan xen trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa được bố trí mặt bằng để chuyển ra sản xuất xa khu dân cư;

2) Tại các khu vực làng nghề, cụm công nghiệp nước thải chứa dầu mỡ, kim loại nặng, hóa chất không qua xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước sinh hoạt để từ đó thoát vào hệ thống thủy văn của huyện;

3) Nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa cao;

4) Một nguyên nhân khác cũng gây ô nhiễm nguồn nước đó là toàn bộ nước thải sinh hoạt đều chưa được xử lý trước khi tiêu ra hệ thống kênh tiêu thoát nước thải.

+ Xử lý chất thải: Bước đầu công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở khu vực nông thôn đã được chú trọng. Rác thải sinh hoạt được thu gom khoảng 100 tấn/ngày, rác thải sản xuất thu gom được khoảng 35 tấn/ngày để chở đi xử lý theo quy định. Tại 22 xã hiện có 99 điểm tập kết rác thải (chân bãi rác) nhưng có tới 95 điểm tập kết rác thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Để đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải chở đi xử lý theo quy định cần phải đầu tư xây dựng 33 điểm tập kết rác thải ở các thôn và cải tạo, nâng cấp 95 điểm thu gom rác thải, xóa bỏ một số bãi rác không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Các công trình xử lý chất thải chăn nuôi (hầm Biogas) hiện có 1.904 công trình, trong đó có 1.751 công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh, 146 công trình xuống cấp cần được cải tạo.

* Các công trình vệ sinh trong khu dân cư

Tại 22 xã nông thôn hiện có 32.183 công trình nhà tắm, trong đó có 22.107 công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh (75,43%); bể chứa nước sinh hoạt có 27.664 công trình, trong đó có 24.275 công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh (83,61%); nhà tiêu có 32.391 công trình trong đó có 22.107 công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh (68,25%). Tỷ lệ số hộ có 3 công trình sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 73,48%.

* Nghĩa trang

Khu vực nông thôn hiện có 83 nghĩa trang, trong đó 29 nghĩa trang đã có quy hoạch, 23 nghĩa trang đã thành lập ban quản trang và xây dựng được quy chế quản lý.

Do tập quán lâu đời, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng mai táng trên đất ruộng của gia đình vừa mất mỹ quan, vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc vận động nhân dân quy tập các ngôi mộ cát táng về các khu nghĩa trang không phải là vấn đề dễ dàng do vấn đề tâm linh và nhiều ngôi mộ đã được xây kiên cố, việc di chuyển sẽ gây ra tốn kém kinh phí.

4.1.5.2. Đánh giá thực hiện tại các xã điều tra

Kết quả đánh giá thực hiện các nội dung về văn hoá - xã hội - môi trường được tổng hợp tại bảng 4.16.

Xã Đồng Trúc đã hoàn thành tất cả các tiêu chí này. Các tiêu chí cả ba xã đều đã đạt là: phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp >=85%,

tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế >=30%, cơ sở y tế đạt chuẩn, >=70% số thôn đạt thôn văn hoá và >=85 % số hộ dân được dùng nước sạch. Tiêu chí khó khăn duy nhất mà xã Chàng Sơn và Lại Thượng chưa đạt được là thu gom chất thải đúng nơi quy định. Tiêu chí này không chỉ khó đối với hai xã được khảo sát mà qua tìm hiều khá nhiều xã ở các địa phương khác cũng gặp phải khó khăn tương tự.

Bảng 4.16. Kết quả thực hiện các nội dung về văn hoá - xã hội - môi trường

Nội dung Mục tiêu/kế

hoạch Đánh giá thực hiện Đồng Trúc Chàng Sơn Lại Thượng Phổ cập giáo dục trung học Đạt Đạt Đạt Đạt % hs tốt nghiệp 85% 96,5 (đạt) 100,0 (đạt) 80,0 (đạt) % người dân tham gia bảo

hiểm 30% 98,0 (đạt) 80,3 (đạt) 90,0 (đạt) Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt Đạt đat 70% số thôn đạt thôn văn hóa Đạt 9/9

(đạt) 7/7 (đạt) 6/6 (đạt) % hộ được dùng nước sạch 85% 90 (đạt) 89 (đạt) 97 (đạt) Chất thải thu gom đúng quy

định Đạt Đạt Chưa đạt Chưa đạt Nguồn: UBND các xã Đồng Trúc, Chàng Sơn, Lại Thượng (2016)

Qua khảo sát người dân (tổng hợp tại bảng 4.17) cũng cho thấy rằng, công tác triển khai thực hiện kế hoạch đối với các nội dung này cũng chưa thực sự tốt (8,89% đánh giá yếu kém), ngoài ra có tới 11/90 (12,22%) số ý kiến cho rằng nhà nước quan tâm rất ít đến hỗ trợ công nghệ thu gom, tập kết, xử lý rác thải cho người dân. Số ý kiến đánh giá thấp về việc huy động nguồn lực trong công tác này cũng khá nhiều (14/90=15,56%). Như vậy cũng có thể kết luận rằng 3 lý do dẫn đến chưa thực hiện tốt tất cả các nội dung về văn hoá - xã hội - mội trường cần phải can thiệp tích cực trong thời gian tới. Điều này cũng có thể lý giải được, đầu tư vào quản lý rác thải sinh hoạt xét về hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư, khả năng đóng góp từ phía người dân cũng ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, xu thế khi đời sống nâng cao, thu nhập người dân

được cải thiện, khả năng sẵn lòng chi trả của người dân cho lĩnh vực môi trường sẽ tăng cao, huy động nguồn để đầu tư sẽ thuận lợi hơn.

Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về thực hiện các nội dung về văn hoá - xã hội - môi trường

Nội dung đánh giá

Mức tốt/khá Mức trung bình Mức yếu/kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số ý

kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Công tác tuyên truyền 34 37,78 51 56,67 5 5,56 Chỉ đạo của cấp uỷ đảng,

chính quyền 37 41,11 47 52,22 6 6,67 Triển khai thực hiện kế

hoạch 33 36,67 49 54,44 8 8,89 Sự tham gia của các tổ

chức đoàn thể 31 34,44 52 57,78 7 7,78 Hỗ trợ từ phía nhà nước 17 18,89 62 68,89 11 12,22 Huy động nguồn lực từ bên ngoài 11 12,22 65 72,22 14 15,56 Sự đồng tình ủng hộ của người dân 25 27,78 59 65,56 6 6,67 Sự công khai, dân chủ

trong thực hiện 18 20,00 67 74,44 5 5,56 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)