Đánh giá thực hiện về kinh tế và tổ chức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

4.1.4.1. Kết quả thực hiện chung toàn huyện

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất toàn huyện năm 2016 đạt 7.156,04 tỷ đồng; trong đó nông nghiệp đạt 1,100,208 tỷ đồng, CN-TTCN-XD đạt 4.764,389 tỷ đồng, thương mại-dịch vụ và du lịch đạt 1.291,442 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2016 như sau: CN-XD 66,58%; Thương mại-dịch vụ 18,05%; Nông nghiệp 15,37%.

b. Phát triển nông nghiệp

Sản lượng một số cây trồng chính năm 2016 như sau: Thóc 55.745 tấn, ngô 2.705 tấn; rau 8.247 tấn; đậu tương 1.101 tấn, lạc 603 tấn.

Chăn nuôi phát triển khá và có xu hướng trở thành ngành chính trong nông nghiệp. Tổng đàn trâu năm 2016 có 5.087 con, tăng 2,6% so với 2015. Đàn bò có 7.455 con, tăng 3,5%/năm so với 2015, đàn lợn có 79.772 con, tăng 3,4% so với năm 2015. Đàn gia cầm có 703.750 con, tăng 11,3%/năm so với 2015. Toàn huyện hiện có 45 trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa và nhỏ, diện tích lớn nhất là 5 ha, tập trung ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân, Thạch Hòa, Lại Thượng.

Ngành thủy sản phát triển theo hướng vừa mở rộng quy mô vừa phát triển theo hướng thâm canh. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 610 ha, sản lượng đạt 1.400 tấn, tăng 11,1% so với năm 2015.

Lâm nghiệp: Từ khi sáp nhập thêm 3 xã mới, diện tích đất lâm nghiệp của huyện từ 361 ha lên 2.468,54 ha, trong đó rừng sản xuất có tới 1.796,61 ha. Diện tích rừng phòng hộ có 346,03 ha, rừng đặc dụng là 325,9 ha, chủ yếu tập trung ở 3 xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân.

Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong những năm qua đã có bước phát triển đáng khích lệ song vẫn còn thể hiện một số tồn tại:

+ Sản xuất nhỏ lẻ, các mô hình trang trại chưa nhiều.

+ Trình độ thâm canh của các hộ nông dân còn hạn chế, tập quán canh tác theo kiểu cũ thay đổi chậm. Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng là một địa bàn ở gần các có nhiều thuận lợi về đất đai, nguồn lực và thị trường tiêu thụ nông sản.

+ Các vùng sản xuất chuyên canh hoa, cây cảnh, rau an toàn, sản phẩm quả, lợn nạc, gà ta chưa phát triển mạnh.

+ Chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái. + Chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn non yếu, chủ yếu do nông dân tự sản tự tiêu.

c. Công nghiệp -TTCN và xây dựng

Giai đoạn 2010-2016, CN-TTCN và xây dựng ở các xã nông thôn huyện Thạch Thất đã có bước phát triển tiến bộ. Giá trị sản xuất CN-TTCN-XD năm 2016 theo giá cố định đạt 1.556,99 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp, TTCN chính đang phát triển ở khu vực nông thôn huyện Thạch Thất hiện nay là: Sản xuất cơ kim khí và các sản phẩm từ thép, sản xuất và chế biến đồ gỗ, song mây giang đan xuất khẩu, dệt may. Các làng nghề chính của huyện được tập trung tại các xã sau:

- Làng nghề cơ kim khí ở Phùng Xá, Bình Phú

- Sản phẩm mây giang đan phát triển tập trung ở Bình Phú, Chàng Sơn, Thạch Xá và đang phát triển ở Hạ Bằng, Cần Kiệm.

- Sản phẩm chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất ở Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Nguyên liệu gỗ được nhập về Hữu Bằng, Chàng Sơn, Thạch Xá từ đó được chế biến thành sản phẩm thô và được sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ.

- Hữu Bằng là một làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất với các sản phẩm mộc dân dụng và dệt may.

- Sản phẩm chè lam - đặc sản Thạch Thất - là sản phẩm của làng nghề Thạch Xá, Đại Đồng.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch và xây dựng 1 khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai (Trong đó huyện Thạch Thất có 68,5 Ha), 2 cụm công nghiệp tập trung và 6 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 264 Ha, đã có 774 doanh nghiệp và hộ kinh doanh được giao đất.

Tuy nhiên, phát triển CN-TTCN ở khu vực nông thôn huyện Thạch Thất đang gặp phải một số khó khăn sau:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nhất là ở các làng nghề Canh Nậu, Hữu Bằng, Chàng Sơn có chiều hướng gia tăng nhưng chưa có hướng khắc

phục hiệu quả, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên.

+ Quy hoạch mặt bằng cho các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng kịp thời so với nhu cầu phát triển sản xuất.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ở các khu công nghiệp và các làng nghề còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển CN-TTCN ở vùng nông thôn huyện Thạch Thất.

d. Phát triển thương mại, dịch vụ

Trong cơ cấu kinh tế của huyện, thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng 18%. Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ năm 2016 tính theo giá cố định đạt 422,04 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại, dịch vụ ở nông thôn phát triển khá đa dạng đã tạo ra các điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Du lịch được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn nhưng các tiềm năng này chưa được đầu tư thỏa đáng và đúng mức để khai thác có hiệu quả. Đặc biệt, nhu cầu dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch làng nghề ngày càng phát triển nhưng Thạch Thất vẫn chưa khai thác được tiềm năng này.

e. Đánh giá về thu nhập, đời sống và kết quả giảm nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính theo giá thực tế năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Thạch Thất đạt 15,68 triệu đồng/người/năm (bình quân chung toàn thành phố là 17,6 triệu đồng/người), chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

Kết quả giảm nghèo đạt kết quả đáng ghi nhận. Theo chuẩn nghèo mới, đầu năm 2016 toàn huyện còn 3.111 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 7,58% giảm 2,98% so với năm 2015. Tuy nhiên vẫn chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

f. Đánh giá đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng gồm kinh tế hộ gia đình, trang trại, HTX nhưng hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Kinh tế hộ đang từng bước phát triển theo

hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tại 22 xã nông thôn có 26.543 hộ nông nghiệp. Kinh tế trang trại đang từng bước phát triển. Toàn vùng có 45 trang trại, gia trại, chủ yếu là các trang trại, gia trại chăn nuôi và thủy sản.

Về kinh tế hợp tác và HTX: Tại 22 xã hiện có 37 HTXDVNN. Các HTX chủ yếu đảm nhiệm 1 số khâu dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, hoạt động hỗ trợ nông dân về đầu ra còn rất hạn chế.

+ Về phát triển doanh nghiệp CN-TTCN-XD: Trên địa bàn huyện hiện có

708 doanh nghiệp (trong đó có 7 HTX TTCN hoạt động theo luật HTX), 350 DN CN, 100 DN XD, 244 DN DL-TM và 14 DN khác. Hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến trong ngành CN-TTCN với hơn 20.000 hộ sản xuất và kinh doanh. + Phát triển các hình thức tổ chức SX trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ: Thương mại dịch vụ là ngành còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả. Trên địa bàn nông thôn chưa có doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Đến nay toàn huyện mới có 10 HTX tín dụng, các HTX này hoạt động khá hiệu quả. Trong kinh doanh thương mại-dịch vụ chủ yếu là các hộ cá thể. Các hình thức HTX cũng bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 4.11. Đánh giá hình thức tổ chức sản xuất

Hình thức tổ chức Tổng số xã

Số tổ chức/doanh

nghiệp

1. Phát triển kinh tế hợp tác & HTX (HTX) 22 33 2. Phát triển doanh nghiệp CN-TTCN-XD (DN) 22 708 3.Phát triển các hình thức tổ chức SX trong lĩnh vực

TM – DV (HTX) 22 10

Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình NTM huyện Thạch Thất (2016)

g. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đến cuối năm 2015 là 38%, chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

4.1.4.2. Đánh giá thực hiện tại các xã điều tra

Kết quả thực hiện các nội dung về kinh tế và tổ chức sản xuất được tổng hợp tại bảng 4.12. Tất cả các chỉ tiêu trong đó có những chỉ tiêu khá khó khăn đối với nhiều xã ở các vùng khác (chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo không quá 5%) đều đạt được ở 3 xã khảo sát. Qua tìm hiểu, các xã này tuy về cơ bản vẫn là thuần nông,

công nghiệp chưa phát triển nhưng dịch vụ khá mạnh, bên cạnh đó một lực lượng đông đảo lao động đi làm ở khu vực thành phố, thị xã, xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho địa phương, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong những năm gần đây. Điển hình như xã Chàng Sơn, có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp và lao động xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đã đạt 50 triệu đồng/năm, mức khá cao so với mặt bằng chung của huyện Thạch Thất cũng như so với bình quân chung của cả nước, trong khi mức chỉ tiêu kế hoạch của huyện chỉ là 32 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các nội dung về Kinh tế và tổ chức sản xuất

Nội dung Mục tiêu/kế

hoạch Đánh giá thực hiện Đồng Trúc Chàng Sơn Lại Thượng

Thu nhập bình quân đầu

người/năm (triệu đồng) 32 38 (đạt) 50 (đạt) 38 (đạt) % hộ nghèo 5 2,62 (đạt) 2,35 (đạt) 2,96 (đạt) % LĐ trong độ tuổi làm việc

trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 35 33 (đạt) 30 (đạt) 34 (đạt) Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả có có có có Nguồn: UBND các xã Đồng Trúc, Chàng Sơn, Lại Thượng (2016)

Kết quả khảo sát từ phía người dân (bảng 4.13) cũng cho thấy rằng, công tác tuyên truyền, triển khai, chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của người dân đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện. Vai trò của các HTX cũng thể hiện rất rõ, không những góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân còn góp phần khong nhỏ vào việc thực hiện chủ trương đường lối của đảng về phát triển các hình thức tổ chức, các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp với điều kiện của các vùng như huyện Thạch Thất.

Tuy nhiên, để có được sự thành công này, không thể không nói đến sự chỉ đạo, hỗ trợ từ phía nhà nước thể hiện qua các cấp chính quyền, cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các địa phương trong việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng sự năng động trong phát triển ngành nghề, tạo thêm các nghề mới, việc làm mới. Có tới 84/90 (trên 90%) ý kiến đánh giá ở mức trung bình trở

lên về sự hỗ trợ từ phía nhà nước, thể hiện ở việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của các đối tác nước ngoài có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đó là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nên được người dân đồng tình ủng hộ rất cao, thể hiện ở có rất ít ý kiến (2/90) đánh giá thấp về thực hiện nội dung này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về thực hiện các nội dung về kinh tế và tổ chức sản xuất

Nội dung đánh giá

Mức tốt/khá Mức trung bình Mức yếu/kém Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Công tác tuyên truyền 36 40,00 52 57,78 2 2,22 Chỉ đạo của cấp uỷ đảng,

chính quyền 39 43,33 48 53,33 3 3,33 Triển khai thực hiện kế hoạch 35 38,89 50 55,56 5 5,56 Sự tham gia của các tổ chức

đoàn thể 33 36,67 53 58,89 4 4,44 Hỗ trợ từ phía nhà nước 20 22,22 64 71,11 6 6,67 Huy động nguồn lực từ bên

ngoài 20 22,22 63 70,00 7 7,78 Sự đồng tình ủng hộ của

người dân 27 30,00 60 66,67 3 3,33 Sự công khai, dân chủ trong

thực hiện 22 24,44 66 73,33 2 2,22 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)