Khái quát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59 - 68)

Thạch Thất (2010-2015)

4.1.1.1. Công tác tuyên truyền, vận động

Về công tác tập huấn: Sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương (khóa X) và Chương trình 02-CTr/TU ngày 29/8/2008 của Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo nghiêm túc việc tuyên truyền, quán triệt nội dung Nghị quyết, Chương trình đến cán bộ chủ chốt, các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy cơ sở tổ chức quán triệt sâu rộng, kịp thời Nghị quyết, Chương trình đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tổ chức 45 lớp học tập quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị Quyết số 26-NQ/TW, Chương trình 02-CTr/TU (trong đó: 05 lớp cán bộ chủ chốt huyện, 23 lớp Đảng bộ xã, thị trấn, 17 lớp cho cán bộ, đảng viên khối cơ quan, trường học, ủy viên BCH các đoàn thể ở cơ sở). Thông qua việc học tập, quán triệt Nghị quyết 26-NQ/TW, Chương trình 02-CTr/TU, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ đảng viên và nhân dân đã nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu, mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết và Chương trình, từ đó có quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền toàn huyện đã treo: 1702 băng zôn; 6512 m2 pano áp phích; 782 khẩu hiệu tường, lắp đặt được trên 345 cổng trào tại các thôn, xóm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; đã biên tập và phát sóng hơn 711 chương trình thời sự, 543 chuyên đề, phát thanh buổi với 12519 tin; sản xuất 789 chương trình phát thanh có nội dung tuyên truyền về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa. Đã tổ chức 3150 hội nghị nhân dân ở thôn, cụm dân cư với trên 300 nghìn lượt người tham gia để tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa.

Các ban Đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch tích cực tổ chức các buổi tọa đàm, hội thi với trên 92% đoàn viên, hội viên tham dự, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tổ

chức, đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất phát triển kinh tế và phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, nêu cao và phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị, xã hội về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, để người dân hiểu mình vừa là chủ thể vừa là người thụ hưởng thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân, đã huy động được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 4.1.1.2. Thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình

Thực hiện kế hoạch Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đảng bộ huyện Thạch Thất đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII, Đại hội đã bầu được 43 đồng chí trong Cấp ủy, bầu được 13 đồng chí trong Ban thường vụ.

Sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành liên tục của Chương trình UBND huyện đã kiện toàn BCĐ chương trình “Phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới từng bước nâng cao đời sống nhân dân” tại Quyết định số 7146/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2015 của UBND huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban; đồng chí Phó bí thư Huyện ủy, các PCT UBND huyện làm phó ban; đồng chí Trưởng phòng kinh tế làm ủy viên Thường trực BCĐ gồm 30 đồng. Đồng thời đã tiến hành kiện toàn lại Hội đồng thẩm định và tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xây dựng nông thôn mới.

* Thuận lợi:

- Ban chỉ đạo là các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, các đồng chí là Trưởng các phòng, ban, ngành đoàn thể; trong quá trình triển khai, chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình 02- CTr/TU tạo sự đồng thuận, thống nhất, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở.

vụ phụ trách cụm, cấp ủy phụ trách xã, gắn với việc phân công các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình phụ trách các xã.

* Hạn chế:

- Ban chỉ đạo chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa thành lập được văn phòng điều phối của Chương trình, chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi Chương trình nên việc theo dõi, tổng hợp còn nhiều hạn chế; sự phối kết hợp giữa các ngành còn chưa thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong việc tổng hợp báo cáo số liệu do ngành phụ trách.

* Giải pháp:

- Sớm thành lập Văn phòng điều phối Chương trình theo Quyết định 1996 Thủ tướng Chính phủ; bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã.

- Đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, tổng hợp riêng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Trang bị máy tính, cài đặt phần mền theo dõi Chương trình cho các huyện và xã tham gia thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội.

4.1.1.3. Ban hành cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện

a. Việc ban hành các văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Trung ương, Thành phố

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”. Căn cứ vào các Văn bản, hướng dẫn, Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và thành phố Hà Nội về các cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ thực hiện Chương trình; Huyện ủy đã ban hành Nghị Quyết số 05-NQ/HU ngày 17/12/2010 về chương trình xây dựng nông thôn mới; HĐND huyện ban hành Nghị Quyết số 24/2011/NQ- HĐND ngày 20/12/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2020; UBND huyện ban hành Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của UBND huyện về phê duyệt đề án nông thôn mới huyện Thạch Thất.

Về công tác dồn điền đổi thửa: Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ- HU ngày 20/4/2012 về thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; UBND huyện ban hành Kế hoạch 75/KH-UBND ngày 11/5/2012 về thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch xây dựng

nông thôn mới; Kế hoạch số 127/KH-BCĐ ngày 11/6/2013 về việc tập trung chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT. Trong đó Nghị quyết của HĐND huyện hỗ trợ thêm công tác tuyên truyền vận động của các xã thực hiện dồn điền đổi thửa thêm 500.000 đồng/ha và hỗ trợ công tác di dời mồ mả 500.000 đồng/ngôi mộ. Ngoài ra huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển trong sản xuất nông nghiệp: Huyện đã trích 5,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương phát triển cơ giới hóa, hỗ trợ các giống tiến bộ khoa học trong trồng trọt và chăn nuôi. Đến nay đã hình thành nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình chuối tiêu hồng, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, đu đủ, hoa lily, hoa hồng, hoa cúc, khoai tây Đức và Hà Lan, các mô hình sử dụng giá thể trong sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, rau bản địa. Trong chăn nuôi có các mô hình chăn nuôi lợn rừng đang phát triển và mở rộng ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Đại Đồng, Yên Trung, phát triển bò siêu thịt BBB, chăn thả gà dưới tán rừng, phát triển lợn siêu nạc và nuôi lợn theo phương pháp an toàn sinh học.

b. Việc ban hành các cơ chế đặc thù của địa phương * Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn

Hàng năm UBND huyện chủ động rà soát các danh mục dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư; đối với nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án lồng ghép, tập trung ưu tiên đối với những xã nằm trong chương trình phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới, những xã khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.

* Cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/08/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đối với các công trình kỹ thuật đơn giản với tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng UBND huyện giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản một số tuyến đường làng ngõ xóm, cấp vật tư để nhân dân tự làm, tự quản lý, trong quá trình triển khai thực hiện Ban quản lý xã có trách nhiệm cử cán bộ chuyên môn

hỗ trợ thi công. Ban quản lý xã, Ban giám sát cộng đồng, ban phát triển thôn tổ chức nghiệm thu công trình thi công theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, người dân tham gia kiểm tra, giám sát kết quả các công trình thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng.

* Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; chính sách hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất

- Thực hiện Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016. Hàng năm UBND huyện trích một khoản ngân sách nhất định để thực hiện hỗ trợ 20% kinh phí hỗ trợ mua vật tư để thực hiện cứng hóa đường giao thông ngõ xóm và 20% tiền công đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng; tiếp tục duy tu bảo dưỡng nâng cấp đường giao thông nông thôn bằng nguồn kinh phí sự nghiệp với tổng kinh phí 82.110 triệu đồng.

- Việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn huyện được làm thường xuyên, liên tục. UBND huyện đã trích 1,1 tỷ đồng đầu tư mua 433 xe thu gom rác thải cho các xã trên địa bàn huyện, các thôn, xã thành lập tổ thu gom rác thải, thu gom tập kết ra điểm tập kết rác thải tạm thời của xã; các rác thải sinh hoạt, chất thải cơ bản được HTX Thành Công và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ cao tổ chức xúc và vận chuyển, xử lý trong ngày đạt 98%.

- Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ngân hàng Nông nghiệp huyện có chính sách và cơ chế cho bà con nông dân vay vốn với lãi suất thấp thông qua các Hội nông dân, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và các Tổ vay vốn của các xã để giúp bà con phát triển sản xuất. Tổng dư nợ cho vay của các Ngân hàng ước đạt 1.860,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2014 trong đó Ngân hàng NN - PTNT chi nhánh Thạch Thất 987 tỷ đồng, tăng 9,66%; ngân hàng NN - PTNT chi nhánh Hòa Lạc 630 tỷ đồng, tăng 7%; ngân hàng chính sách xã hội 243,8 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2014); ngân hàng công thương tổng số dự nợ đến nay là 774.627 triệu đồng.

* Cơ chế chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nguồn huy động từ nhân dân

Với sự quyết tâm và đồng thuận cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với tinh thần, “ Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới“ và mỗi người dân

góp sức xây dựng nông thôn mới các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chỉ đạo tổ chức thực hiện với nhiều cách làm hay sáng tạo, sử dụng nguồn vốn công khai dân chủ, cộng đồng dân cư cùng nhau tự quản, tự làm đường giao thông, kênh mương. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nguồn nội lực với nhiều cách làm phong phú như hiến đất mở đường, xây dựng trường học, góp công sức tiền của vật tư để xây dựng cổng làng hay các công trình văn hóa tâm linh ở địa phương đã mang lại hiệu quả. Kết quả trong 5 năm xây dựng nông thôn mới toàn huyện đã huy động được 45.051 triệu đồng trong đó có 28.682 triệu đồng tiền mặt, 190.682 ngày công lao động; 21.905 m2 đất thổ cư; 35.090 m2 đất nông nghiệp và một số hộ dân đã ủng hộ rất nhiều các hiện vật cung tiến cho các công trình tâm linh như xây dựng đình chùa.

* Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hành hóa hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định 5664/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 của UBND huyện. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chọn khâu giống làm khâu đột phá với phương châm đi tắt đón đầu đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Huyện đã chủ động làm việc với các cơ quan khoa học nông nghiệp, các Trung tâm giống lớn của Trung ương và một số tỉnh để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới, những giống mới phù hợp đưa về gieo trồng trên địa bàn huyện, đã ký hợp đồng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với Viện Cây lương thực & cây thực phẩm với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo huyện đã tạo ra sức chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng, đặc biệt là bộ giống lúa. Đến nay toàn huyện có 93% giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng.

- Tập trung quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung xã khu dân cư theo quy hoạch nông thôn mới. Đồng thời đưa nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất. Từng bước nâng cao tỷ lệ lợn ngoại, lợn hướng nạc, phát triển chăn nuôi lợn rừng, lợn lửng, gia cầm siêu thịt, siêu đã cơ bản sind hóa được đàn bò, đang triển khai mô hình bò siêu thịt BBB.

Trong những năm qua cùng với quan tâm đầu tư vào công nghệ giống và các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, UBND huyện đã trích ngân sách để đầu tư hỗ trợ cho các địa phương đưa nhanh cơ giới hóa nông nghiệp vào trong sản xuất. Trong những năm qua UBND huyện đã trích ngân sách 5,6 tỷ

đồng để đầu tư hỗ trợ cho các địa phương đưa nhanh cơ giới hóa nông nghiệp vào trong sản xuất. Đến nay toàn huyện có 450 máy làm đất các loại, 02 kho lạnh bảo quản nông sản, 08 máy gặt các loại, 244 máy tuốt lúa, 3 máy cấy, 58 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 02 máy gieo hạt tự động làm mạ khay và 18.000 khay gieo mạ; 02 máy sấy hạt tự động. Qua đó đã nâng tỷ lệ cơ giới hóa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 59 - 68)