Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới (Chính phủ, 2009)

* Đánh giá thực hiện chương trình xây dựng NTM từ phía người dân qua một số khía cạnh sau đây:

+ Đánh giá công tác tuyên truyền

+ Đánh giá chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền + Đánh giá triển khai thực hiện kế hoạch

+ Đánh giá sự tham gia của các tổ chức đoàn thể + Đánh giá sự hỗ trợ từ phía nhà nước

+ Đánh giá sự huy động nguồn lực từ bên ngoài + Đánh giá sự đồng tình ủng hộ của người dân + Đánh giá sự công khai, dân chủ trong thực hiện

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thôn mới

2.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

a. Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách phù hợp, sát với thực tiễn sẽ là một nguồn động lực to lớn để huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM và ngược lại.

Trong xây dựng NTM, nếu được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp quan tâm và có cơ chế, chính sách tốt sẽ là điều kiện hết sức thuận cho xây dựng NTM. Đó chính là nhân tố mở đường, dẫn dắt cho công cuộc xây dựng NTM. Ngược lại nếu thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý, cán bộ lãnh đạo các cấp, xây dựng NTM sẽ trở lên nan giải, khó đi tới thành công (Chính phủ, 2009). b. Điều kiện về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

sở hạ tầng kinh tế - xã hội là nhân tố cơ bản, nền móng. Điều kiện về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tốt sẽ đảm bảo cho việc xây dựng NTM triển khai thực hiện thuận lợi và nhanh chóng đạt mục tiêu. Ngược lại cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém sẽ rất trở ngại cho tiến trình xây dựng NTM. ( UBND huyện Thạch Thất, 2015).

2.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

a. Nhận thức và khả năng đóng góp của người dân

Người dân nông thôn là chủ thể của xây dựng NTM vì vậy nếu người dân nhận thức đầy đủ và tích cực đóng góp tiền của, công sức cho xây dựng NTM thì đó là điều kiện quyết định đến sự thành công của xây dựng NTM. Ngược lại người dân nhận thức không đầy đủ, thờ ơ, ít ủng hộ thì việc xây dựng NTM sẽ thất bại (UBND huyện Thạch Thất, 2015).

b. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí để xây dựng NTM được huy động từ nhiều nguồn trong xã hội. Nguồn kinh phí cũng là nhân tố quyết định đến công cuộc xây dựng NTM. Huy động tập trung được nhiều kinh phí từ nhiều nguồn trong xã hội, như trong dân, cộng đồng doanh nghiệp, ngân sách Nhà nước,…để đầu tư cho xây dựng NTM sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, tiêu chí xây dựng NTM. Nhưng nếu nguồn kinh phí không đảm bảo, việc thực hiện sẽ bị dàn trải, thiếu nguồn lực thì việc thực hiện các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế sẽ thực sự khó khăn, không thể đạt được mục tiêu đề ra (UBND huyện Thạch Thất, 2015).

c. Công tác cán bộ và vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền

Để công tác xây dựng NTM thành công, công tác vận động quần chúng của cán bộ huyện phải hết sức tinh tế và toàn diện. Trong đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác; đồng thời biết kết hợp sức mạnh với các cấp chính quyền. Có thể nói, vai trò của chính quyền có tính chất quyết định cho sự thành công trong tổ chức và vận động nhân dân trong xây dựng NTM (UBND huyện Thạch Thất, 2015).

Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị giữ vững ổn định chính trị cơ sở là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn cán bộ trong huyện (UBND huyện Thạch Thất, 2015).

d. Tính minh bạch trong xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển nông thôn, bao gồm nhiều hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, y tế, hệ thống chính trị… Để thực hiện được những hoạt động đó đòi hỏi một nguồn lực tổng thể của toàn xã hội, trong đó nguồn lực cộng đồng giữ vai trò chủ yếu, nguồn lực từ Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, là động lực để kêu gọi, thu hút các nguồn lực khác trong xã hội. Chính vì thế, vấn đề minh bạch, dân chủ, công khai trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó vào công cuộc xây dựng NTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở đâu, địa phương nào mà sự minh bạch, dân chủ, công khai càng rõ ràng thì ở đó sự tham gia của cộng đồng càng lớn và tạo được niềm tin trong nhân dân và ngược lại (Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Nông thôn mới, 2015).

Phải dân chủ, công khai, khách quan tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào đề án xây dựng NTM ở địa phương. Do đề án xây dựng NTM thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, ảnh hưởng tích cực, trực tiếp đến đời sống của nhân nhân ở nông thôn, vì vậy, việc tổ chức để người dân tham gia đóng góp ý kiến một mặt là quán triệt cho người dân hiểu, mặt khác là phải huy động sự đóng góp và phát huy trí tuệ của nhân dân ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án và lập các dự án. Công việc lập quy hoạch có nhiều việc, nhiều khâu có liên quan đến đất đai, nhà ở, đời sống của dân nên phải lấy ý kiến của nhân dân nhiều lần, trình bày với dân thật kỹ để dân hiểu và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng. Khi đề án được phê duyệt thì phải công khai công bố trên các phương tiện thông tin của địa phương; tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và nơi công cộng để dân được biết và thực hiện (Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Nông thôn mới, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)