Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý

Sơ đồ 3.1. Bản đồ huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây bắc thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ; phía nam, đông giáp huyện Quốc Oai; phía tây giáp huyện Lương Sơn - Hoà Bình, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây; có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện tích đất tự nhiên là 18.459,05 ha, có độ phì nhiêu cao, trong đó đất nông nghiệp 9.016,17 ha chiếm 48,84%, đất phi nông nghiệp 8.437,35 ha chiếm 45,71 %, đất chưa sử dụng 969,53 ha bằng 5,25% (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

Huyện cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Đông, gồm 22 xã và 01 thị trấn; có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thủ đô được Chính phủ quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc, khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học quốc gia Hà Nội. Huyện có các trục giao thông lớn chạy qua như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, quốc lộ 21, tỉnh lộ 419, 420 và các trục giao thông lớn sẽ được đầu tư trong tương lai như trục kinh tế Bắc -

Nam, trục Hồ Tây - Ba vì. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế với cả nước, tạo cho Thạch Thất nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

* Khí hậu thủy văn

Tình hình khí hậu thuỷ văn của huyện Thạch Thất thể hiện tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Đặc điểm về chế độ nhiệt, ẩm độ ở huyện Thạch Thất

Tháng Nhiệt độ (00C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%)

1 12,8 9,3 71 2 17,7 17,5 83 3 17,1 105,9 81 4 23,8 42,0 80 5 27,2 149,0 76 6 29,5 388,3 80 7 29,9 255,3 78 8 28,9 313,2 81 9 27,6 247,3 81 10 24,5 177,6 79 11 23,8 31,8 77 12 17,4 51,5 68 Trung bình 23,4 1788,7 78 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạch Thất (2016)

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,40C, với tổng tích ôn cả năm khoảng 8.4000C và biến đổi theo mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27,30C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 17,80C.

Lượng mưa trung bình năm 1788,7 mm, được phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, có lượng mưa 1572,7 mm chiếm 87,9% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm tương đối trung bình năm 78%. Từ tháng 2 đến tháng 4 độ ẩm cao các tháng 6, 7, 11, 12 độ ẩm thấp (khoảng 68 - 80%).

Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ

(mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa Đông). Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận 4.696-5.788 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ tháng không dưới 2.877 Kcal/m2 (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa lạnh, lạnh và ẩm ướt tháng 2 và 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và 1 song ít gây thiệt hại cho sản xuất.

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết tuy có gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng lại cho phép huyện Thạch Thất phát triển một nền nông nghiệp đa dạng (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

* Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 18.459,05 ha, chủ yếu là vùng bán sơn địa và đồng bằng. Tính chất đất của huyện cũng được phân vùng rõ rệt. Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (chiếm 36,92% diện tích tự nhiên), tuy nhiên đất có độ phì khá cao, địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng bán sơn địa chủ yếu là đất hình thành trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong gồm các loại đất: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá trung tính, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, tầng đất canh tác mỏng nên được sử dụng trồng luân canh lúa và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Với những nơi ở đồi cao nên sử dụng cho lâm nghiệp. Trong 18.459,05 ha đất, đất nông nghiệp 9.016,17 ha chiếm 48,8%, đất phi nông nghiệp 8.473,35 ha chiếm 45,9%, đất chưa sử dụng 969,53 ha chiếm 5,25%. Đất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng trồng lúa (diện tích đất lúa chiếm 58% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện). Đất trồng rừng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (26,5% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện). Phần diện tích còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm, trồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng tương đối lớn (trên 50% diện tích tự nhiên). Hiện tại số diện tích này đã được khai thác để xây

dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và các công trình phát triển kinh tế. Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi, diện tích đất bằng chưa sử dụng toàn huyện chỉ còn 209 ha.

Nông thôn huyện Thạch Thất chịu ảnh hưởng khá mạnh của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng của huyện không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách.

Nguồn tài nguyên đất đai của Thạch Thất có điều kiện đa dạng hoá cây trồng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là các cây lương thực, thực phẩm, cây lâu năm.

Các nhóm đất phân bố thành các vùng tạo ra các vùng sản xuất tập trung (vùng chuyên canh) có điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá cao (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

*Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa. Bên cạnh đó còn có nguồn nước từ các suối bắt nguồn từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như: Suối Linh Kiêu, suối Quan, suối Trắng, các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi nhỏ và vừa (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

Nước ngầm: Được chia làm 2 khu vực: Vùng gò đồi phía phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70-80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía tả sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8 m đều có nước, nhiều giếng có độ sâu 5 m.

Nước mưa: Với lượng nước mưa trung bình 1.628 mm trong năm, mặc dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 57% so với lượng mưa nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao hồ, đầm và các sinh hoạt khác của nhân dân.

Lợi thế về nguồn nước: Nhìn chung nguồn nước tương đối dồi dào đáp

Hạn chế chủ yếu: Nước trong ao hồ ngày càng bị ô nhiễm do hệ thống cống cấp và thoát nước trong ao đã bị san lấp, các ao trở thành cô lập là nơi hội tụ của rác, nước thải gây ô nhiễm môi trường (UBND huyện Thạch Thất, 2016). * Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện không có nhiều và không có các loại khoáng sản quý hiếm, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Các khoáng sản chính gồm đá Bazan có trữ lượng lớn tập trung tại các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Ngoài đá bazan trên địa bàn huyện còn có nguồn đá ong (Laterite)là sản phẩm phong hoá tại chỗ của dăm, cuội dung nham núi lửa thành phần bazơ-kiềm (giàu nhôm, sắt và quặng sulfua đa kim) có tuổi trẻ, trong điều kiện khô, nóng và trên mực nước thuỷ tĩnh, phần lớn đá ong trong khu vực được người dân sử dụng trong xây dựng các công trình dân dụng, hiện nay trữ lượng đá ong còn lại rất ít do người dân địa phương khai thác trong thời gian dài.

* Danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hóa

Thạch Thất là vùng đất có bề dày lịch sử hơn 600 năm hình thành và phát triển, vùng đất nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Trên địa bàn huyện Thạch Thất có 132 di tích lịch sử văn hoá gồm các Đình, Chùa, Quán, Miếu, Văn chỉ, trong đó có 81 di tích được xếp hạng. Tiêu biểu là đền thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, đặc biệt là chùa Tây Phương (xã Thạch Xá) là một công trình kiến trúc độc đáo, nghệ thuật điêu khắc tinh xảo được Bộ Văn hóa xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia do có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc, đồng thời là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội. Cùng với chùa Tây Phương, huyện còn có các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng như: Đình chùa Hữu Bằng, Đình Phú Đa, Đình Yên xã Thạch Xá, Đình chùa Chàng Sơn, Đình Đồng Trúc. Đi cùng với các di tích lịch sử này là các lễ hội truyền thống gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử của từng vùng đất, của các làng xã. Nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền được lưu giữ, bảo tồn và được khôi phục như: hát chèo (xã Canh Nậu, Đại Đồng), múa rối nước (xã Chàng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá), Nghệ thuật cồng chiêng ở xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, hát Tuồng ở Phùng Xá, hát Ví tại các làng ven sông Tích. Đặc biệt rối nước làng Da (thôn Phú Hòa xã Bình Phú) hiện vẫn còn lưu giữ được những con rối cổ. Cùng với hệ thống đình, đền, chùa phong phú, trên địa bàn huyện còn có tượng đài núi Nứa và nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm cũng là một di tích lịch sử thu hút khách du lịch. Bên cạnh văn hóa vật thể, phi vật thể ở Thạch Thất hết sức phong phú Thạch Thất với nhiều làng nghề nổi

tiếng của xứ Đoài có truyền thống hàng trăm năm cũng được xem là nét văn hóa của địa phương như: Nghề mộc Chàng Sơn, mây giang đan Bình Phú, cơ khí Phùng Xá, bánh chè lam Thạch Xá (UBND huyện Thạch Thất, 2016).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội * Tình hình sử dụng đất * Tình hình sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện Thạch Thất (thể hiện tại bảng 3.2) cho thấy, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 18459,05 ha, trong đó đất đai được phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:

+ Đất nông nghiệp 6260,70 ha chiếm 32,92% diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp 8478,61 ha, chiếm 45,93 % diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng 684,13 ha, chiếm 3,71% diện tích tự nhiên.

Những năm gần đây, qua tìm hiểu thực tế đất đai trong các xã ít biến động về cơ cấu và quyền sử dụng đất, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm. Đất nông nghiệp tương đối ổn định về diện tích.

Trong quá trình phát triển, thì diện tích đất chuyên dùng, đất ở sẽ tăng mạnh, đất nông nghiệp ngày càng giảm, cần có quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2016

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 18459.05 100,00 I Đất nông, lâm nghiệp 9296.31 50,36 1 Đất sản xuất nông nghiệp 6260.70 32,92 1.1 Đất trồng cây hàng năm 5584.84 30,26 1.1.1 Đất trồng lúa 5142.50 27,86 1.1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi - - 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 442.34 2,40 1.2 Đất trồng cây lâu năm 675.86 3,66 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 199.95 1,08 3 Đất lâm nghiệp 2753.94 14,92 4 Đất nông nghiệp khác 81.72 0,44 II Đất phi nông nghiệp 8478.61 45,93 III Đất chưa sử dụng 684.13 3,71 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạch Thất (2016)

38

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và thu nhập chia theo ngành nghề

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Giá trị sản xuất (giá năm 2010) 683.103 100,00 750.356 100,00 830.900 100,00 109,85 110,73 110,29

1. Công nghiệp – xây dựng 382.866 56,05 410.115 54,66 460.350 55,40 107,12 112,25 109,68

2. Thương mại, dịch vụ 117.768 17,24 180.720 24,08 205.120 24,69 153,45 113,50 133,48 - Thương mại 92.919 78,90 145.660 80,60 161.840 78,90 156,76 111,11 133,93 - Khách sạn, nhà hàng 24.849 21,10 35.060 19,40 43.280 21,10 141,09 123,45 132,27 3. Nông nghiệp 182.246 26,71 159.521 21,26 165.430 19,91 87,53 103,70 95,68 - Trồng trọt 135.227 74,20 115.972 72,70 114.147 69,00 85,76 98,42 92,09 + Cây lương thực 75.456 55,80 57.638 49,70 54.220 47,50 76,38 94,07 85,23 + Cây thực phẩm 28.127 20,80 32.472 28,00 34.701 30,40 115,45 106,86 111,16

+ Cây công nghiệp, cây ăn quả 23.800 17,60 20.179 17,40 18.834 16,50 84,78 93,33 89,06

+ Cây khác 7.843 5,90 5.683 4,80 6.392 5,60 72,45 112,49 92,47

- Chăn nuôi, thuỷ sản 47.019 25,80 43.549 27,30 51.283 31,00 92,62 117,76 105,19

* Tình hình chung về kinh tế

Qua bảng số liệu (Bảng 3.3) ta thấy giá trị sản xuất của huyện Thạch Thất tính theo giá cố định năm 2010 thì năm 2014 đạt được là 683.103 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 750.356 triệu đồng (tăng 9,85% so với năm 2014). Đến năm 2016 con số này là 830.900 triệu đồng (tăng 10,73% so với năm 2015). Bình quân qua 3 năm tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện là 10,29%.Trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện thì ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2016 giá trị sản xuất của ngành này là 460.350 triệu đồng chiếm 55,4%, thấp nhất là ngành nông nghiệp, năm 2016 giá trị sản xuất chỉ đạt 165.430 triệu đồng chiếm 19,91% tổng giá trị sản xuất của huyện.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện thì ngành trồng trọt chiếm phần lớn, năm 2016 là 114.147 triệu đồng chiếm tới 69% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên con số này giảm dần qua ba năm. Còn lại là giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2016 chỉ đạt 51.283 triệu đồng và chiếm 31%.

Tóm lại qua 3 năm (2014 - 2016) giá trị sản xuất của huyện Thạch Thất tăng với tốc độ khá cao, tuy nhiên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã có sự biến động giảm, bình quân qua 3 năm giảm tới 4,32%, trong đó cây lương thực giảm mạnh nhất, bình quân qua 3 năm giảm tới 14,77%. Tuy nhiên trong cơ cấu trên đã có sự thay đổi theo hướng tích cực đó là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

* Tình hình dân số và nguồn lao động

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số hộ trên địa bàn huyện năm 2014 là 31.780 hộ, đến năm 2016 tăng lên 33.398 hộ, bình quân qua ba năm tăng 2,51%, trong đó số hộ nông nghiệp giảm qua các năm, giảm từ 23.120 hộ năm 2014 xuống còn 22.706 hộ năm 2016, bình quân qua ba năm giảm 0,9%. Trong khi số hộ dịch vụ tăng mạnh qua ba năm, tăng từ 4.540 hộ năm 2014 lên 6.352 hộ năm 2016, bình quân qua ba năm tăng 18,38%. Qua số liệu trên ta thấy xu hướng thay đổi cơ cấu ngành nghề của các hộ trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Tổng dân số trên địa bàn huyện tăng nhẹ qua ba năm, năm 2014 là 130.298 người tăng lên 138.603 người năm 2016, bình quân qua ba năm tăng 3,14%. Trong đó dân số ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng và tăng trung bình qua ba năm xấp xỉ 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 44)