Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

* Bài học từ nước ngoài

Bài học kinh nghiệm của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc đã triển khai và thực hiện tốt việc tổ chức lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất,.. làm căn cứ chỉ đạo thống nhất các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn

Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc thực hiện chương trình “Đốm lửa” phát triển mạnh các xí nghiệp Hương Trấn, áp dụng mô hình “Ly nông bất ly hương” đó là nông thôn mới huyện Phú Ninh sẽ có nhiều thay đổi so với ngày nay, ở đó sẽ xây dựng khu công nghiệp, các cụm công nghiệp - thương mại - dịch vụ, phát triển hệ thống đô thị như “ huyện Phú Ninh” góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần (Lê Mạnh Hùng và cs., 1998).

Mô hình phòng trào làng mới - Saemaul Undong của Hàn Quốc - Bài học về phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự hình thành các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn nhờ đó bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh hiện đại (Đỗ Đức Định, 2000).

- Thực hiện tốt việc tạo mặt bằng cho các chủ thể kinh tế như: vùng sản xuất chuyên canh cây hàng hoá, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tạo cơ sở pháp lý về giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể kinh tế (trang trại, doanh nghiệp, tổ chức, hộ dân) có mặt bằng sản xuất ổn định.

- Huy động được nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn vay, vốn trong dân) cho đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng. ưu tiên đầu tư

các công trình phục vụ sản xuất gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi ...

- Khuyến khích việc mở rộng hoạt động các ngân hàng, quỹ tín dụng trong việc cho các chủ thể kinh tế vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Đẩy mạnh xúc tiến chương trình phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững trong tương lai.

- Cơ chế thông thoáng cho các chủ thể kinh tế trong việc phát triển thị trường đầu vào, đầu ra cho phát triển sản xuất.

*Bài học về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Hội Cựu chiến binh tiếp tục nêu cao bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (Điều lệ Hội CCB), đặc biệt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới Hội Cựu chiến binh phải xác định rõ tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM; nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng NTM để truyền đạt các thông tin của Đảng và Nhà nước tới hội viên và nhân dân, hiểu được lợi ích từ sự tham gia xây dựng NTM giúp cộng đồng chủ động trong các giai đoạn dự án phát huy cao nhất nội lực, các nguồn lực xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững (Bộ NN&PTNT, 2009).

Đồng thời, Cựu chiến binh cần tiếp thu ý kiến của nhân dân về cơ chế chính sách, cán bộ địa phương, cách thức thực hiện... chắt lọc các thông tin hữu ích đóng góp cho Ban chỉ đạo, cấp ủy Đảng và chính quyền từ đó các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc.

* Bài học về quy hoạch nông thôn mới

Quy hoạch NTM là nội dung phải được triển khai thực hiện trước một bước để làm căn cứ thực hiện các nội dung khác. Cần rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xây dựng các quy hoạch theo yêu cầu của chương trình xây dựng NTM (quy hoạch chung, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng). Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần chú ý quy hoạch phải đồng bộ, dài hạn. Đối với những quy hoạch đã được phê duyệt cần thường xuyên rà soát lại để đảm

bảo chất lượng, tầm nhìn và sự phù hợp với từng địa bàn, gắn với sự phát triển chung của cả huyện, thành phố và của cả vùng. (Đỗ Đình Giao, 2000).

* Bài học về huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM

Để công tác huy động nguồn lực được thành công từ mọi khía cạnh, các cơ quan chính quyền cần xác định lực lượng Cựu chiến binh không chỉ đóng góp công sức, kinh nghiệm…họ còn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động người dân đóng góp và đặc biệt tuyên truyền thu hút đầu tư doanh nghiệp, quản lý nguồn vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, HTX vay để phát triển sản xuất…

Đồng thời, Cựu chiến binh tham gia phát triển sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất trong đó có các tổ chức kinh tế tập thể do Cựu chiến binh làm chủ phải được củng cố và phát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, là cầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thị trường.

* Một số nghiên cứu có liên quan: Lê Thanh Hải (2014). Nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế khẳng định tổ chức Đảng có vai trò quan trọng trong chỉ đạo xây dựng NTM; Trịnh Quang Hưng (2014). Nâng cao vai trò của các cấp hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Luận văn đã nêu lên vai trò khá quan trọng của Hội nông dân trong xây dựng NTM; Vũ Thị Quỳnh Hường (2014). Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Luận văn đã đánh giá vai trò của Hội nông dân trong xây dựng NTM là rất quan trọng. Lương Hoàng Dương (2015). Giải pháp Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)