Đánh giá thực hiện về hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

4.1.6.1. Kết quả thực hiện chung toàn huyện

a. Cơ sở vật chất trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã

Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND các xã đều đã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang, tuy nhiên một số trụ sở còn thiếu phòng làm việc hoặc có một số phòng xuống cấp. Trang thiết bị làm việc tại các trụ sở xã chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản lý xã hội, cần được đầu tư nâng cấp.

b. Hệ thống chính trị * Tổ chức Đảng

Tại 22 xã hiện có 22 Đảng bộ với 241 chi bộ trực thuộc. Tổng số Đảng viên là 4.172 người. Hệ thống chính trị ở nông thôn đang từng bước củng cố, kiện toàn; cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội nông thôn.

Năm 2016 có 10/22 Đảng bộ đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh (45%). Tỷ lệ Đảng viên đạt danh hiệu đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên đạt 85%.

* Hội đồng Nhân dân xã

Hội đồng nhân dân xã ở các xã mới được được bầu lại ngày 22/5/2011. Hội đồng nhân dân các xã vừa mới kiện toàn tổ chức. Các thành viên được bầu là các đại biểu có uy tín chính trị, được nhân dân tin cậy.

* Ủy ban nhân dân xã

Bộ máy cán bộ, công chức vừa mới được kiện toàn sau bầu cử hội đồng nhân dân. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức xã đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, tận tuỵ với công việc. Tuy nhiên cần có định hướng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao, đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý nhà nước để nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền trong giai đoạn tới.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở 22 xã có 420 người, gồm 245 cán bộ xã và 175 công chức xã. So với định biên ở 22 xã còn thiếu 95 cán bộ, công chức xã gồm 24 chức danh cán bộ và 71 chức danh công chức. Tỷ lệ cán bộ xã, công chức xã đạt chuẩn khoảng 83%. Đội ngũ cán bộ xã cần tiếp tục được bổ sung cho đủ biên chế và tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức hội nhập quốc tế, kiến thức quản lý, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và giám sát dự án xây dựng nông thôn mới.

c. Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị * Mặt trận Tổ quốc

Tổ chức Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các Ban công tác Mặt trận Tổ quốc ở các thôn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính quyền, vận đông nhân dân xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở. Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc ở cả 22 xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

* Hội Nông dân

Tại 22 xã có 22 tổ chức Hội nông dân với 189 Chi hội, tổng số hội viên là 13.019 người. Hoạt động của Hội nông dân có nhiều đóng góp tích cực trong việc giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế như: bảo lãnh vay vốn, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, giúp đỡ các hội viên phát triển kinh tế gia đình. Năm 2010 tỷ lệ Chi hội Nông dân hoạt động hiệu quả đạt 86,9%.

* Hội Phụ nữ

Tại 22 xã có 22 Hội Phụ nữ với 154 Chi hội, tổng số hội viên là 19.595 người. Hoạt động của Hội phụ nữ có những đóng góp tích cực trong việc giúp đỡ các hội viên phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, chăm lo xây dựng gia đình và tích cực tham gia phong trào xây dựng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Tỷ lệ Chi hội hoạt động hiệu quả đạt 90%.

* Hội Cựu chiến binh

Tại 22 xã có 22 Hội Cựu chiến binh với 153 chi hội. Cán bộ và các thành viên Hội Cựu Chiến binh có nhiều đóng góp trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia giám sát các chương trình, dự án đầu tư tại địa phương và hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Năm 2010 tỷ lệ Chi hội đạt tiêu chuẩn vững mạnh là 91,1%.

* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Tại 22 xã có 22 cơ sở Đoàn xã với 3.579 đoàn viên. Hoạt động của tổ chức đoàn Thanh niên có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo nghề cho thanh niên, xúc tiến việc làm, động viên thanh niên trong việc chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục thiếu niên nhi đồng…. Tỷ lệ Chi đoàn hoạt động hiệu quả là 79,1%. Các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã đã được tổ chức đầy đủ theo qui định và hoạt động tương đối hiệu quả, đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. d. Tình hình an ninh trật tự

An ninh chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn được giữ vững, 100% số xã có lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên. Hàng năm các xã đều thực hiện tốt nhiệm vụ khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Đội ngũ công an viên hoạt động khá hiệu quả. Các vụ việc khiếu kiện kéo dài đã giảm; Tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, văn hoá tư tưởng được củng cố và giữ vững.

Công tác trấn áp tội phạm và giải quyết khiếu kiện có nhiều tiến bộ. Các vụ án dân sự và hình sự có xu hướng giảm, các vụ khiếu kiện kéo dài đã cơ bản được giải quyết, đến nay chỉ còn 7 vụ.

Trong công tác này, sự tham gia của quần chúng nhân dân đóng một vai trò hết sức quan trọng, hầu hết các vụ việc đều có sự tham gia tích cực của người dân.

4.1.6.2. Đánh giá thực hiện tại các xã điều tra

Tất cả các nội dung về hệ thống chính trị ở 3 xã khảo sát đều đạt (bảng 4.18). Điều này thể hiện quyết tâm rất cao của các cấp lạnh đạo, ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân.

Bảng 4.18. Kết quả thực hiện các nội dung về hệ thống chính trị

Nội dung Mục tiêu/kế

hoạch Đánh giá thực hiện Đồng Trúc Chàng Sơn Lại Thượng Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị Đạt Đạt Đạt Đạt Đảng bộ trong sạch; tổ chức

đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến

Đạt Đạt Đạt Đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

An ninh, trật tự xã hội được

vững mạnh Đạt Đạt Đạt Đạt Nguồn: UBND các xã Đồng Trúc, Chàng Sơn, Lại Thượng (2016)

Hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể hoạt động đồng bộ dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, đó là cả một quá trình lâu dài tập trung phấn đấu mới có thể đạt được kết quả như vậy. Tuy nhiên, đối với tiêu chí An ninh, trật tự xã hội được vững mạnh là không hề dễ dàng. Đó là cả một quá trình thường xuyên liên lục, chứa đựng nhiều khó khăn, phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đạt được những tiêu chí này đã khó, giữ vững, duy trì được những tiêu chí này lại càng khó khăn hơn.

Tổng hợp ý kiến khảo sát từ người dân (bàng 4.19), các yếu tố như công tác tuyên truyền, sự đồng tình ủng hộ của người dân và công tác công khai dân chủ đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm thực hiện tốt các tiêu chí liên quan đến hệ thống chính trị.

Nhìn vào bức tranh tổng thể đánh giá được tổng hợp ở bảng 4.19, có thể nhận xét rằng nhóm tiêu chí này được người dân đánh giá cao nhất trong 5 nhóm lớn của bộ tiêu chí xây dựng NTM ở huyện Thạch Thất. Điều này rất quan trọng, góp phần tạo cơ sở, động lực và niềm tin để thực hiện các tiêu chí khác, đặc biệt là các tiêu chí còn chưa đạt được. Riêng đối với các nội dung này, người dân không quan tâm đáng kể đến nguồn lực từ bên ngoài, điều này khác biệt đối với các nhóm tiêu chí khác đã được trình bày ở các phần trên.

Bảng 4.19. Đánh giá của người dân thực hiện các nội dung về hệ thống chính trị

Nội dung đánh giá

Mức tốt/khá Mức trung bình Mức yếu/kém Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Công tác tuyên truyền 38 42,22 49 54,44 3 3,33 Chỉ đạo của cấp uỷ đảng,

chính quyền 41 45,56 45 50,00 4 4,44 Triển khai thực hiện kế

hoạch 38 42,22 47 52,22 5 5,56 Sự tham gia của các tổ

chức đoàn thể 36 40,00 50 55,56 4 4,44 Hỗ trợ từ phía nhà nước 38 42,22 47 52,22 5 5,56 Huy động nguồn lực từ bên ngoài 41 45,56 45 50,00 4 4,44 Sự đồng tình ủng hộ của người dân 31 34,44 57 63,33 2 2,22 Sự công khai, dân chủ

trong thực hiện 25 27,78 63 70,00 2 2,22 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)