Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 99)

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THẠCH THẤT

4.3.1. Chủ trương, định hướng

Phát huy lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá với việc ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra các nông sản có chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn như: lúa gạo, thịt lợn ...

Phát triển mạnh các ngành công nghiệp truyền thống, du nhập thêm các nghề mới tạo ra sản phẩm độc đáo, có tính cạnh tranh cao đáp ứng được thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước. Tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn

Phát triển dịch vụ tổng hợp về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm của địa phương, xuất khẩu lao động nước ngoài tạo ra cơ cấu kinh tế chung của cụm xã: Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp.

Mỗi người dân trên địa bàn đều được hưởng môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hội và nhân văn lành mạnh, tình làng nghĩa xóm được củng cố và phát triển theo hướng hợp tác kinh tế gắn với văn hoá nông thôn truyền thống.

Thứ nhất: Về kinh tế

(1). Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 - 2 lần so với hiện trạng (2). Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% và đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo.

Thứ hai: Về kết cấu hạ tầng nông thôn

(1). Đảm bảo 80% số hộ sử dụng nước sạch vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2030.

(2). Đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất trong phạm vi toàn xã vào năm 2020.

(3). Đường giao thông liên thôn, và đường trục chính ra các khu sản xuất được bê tông hoá 100% vào năm 2020.

(4). Kiên cố kênh mương chính đạt 100% vào năm 2020.

(5). Đảm bảo đủ giường bệnh, trang thiết bị để phục vụ tốt về khám và điều trị cho bệnh nhân. Đảm bảo 100% trẻ em được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thứ ba: Về văn hoá xã hội và phát triển cộng đồng

(1). Phấn đấu số máy điện thoại trên 100 dân đạt từ 50 - 80 máy (2). Tất cả các xã có bưu điện văn hoá xã

(3). Tất cả các thôn có trụ sở làm việc, có điểm vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ

(4). Có nối mạng Internet đến trung tâm xã

(5). Phấn đấu đến năm 2020 quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn đạt khoảng 70 - 85%.

(6). Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1% giai đoạn 2020 - 2030.

(7). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 25% năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030.

(8). Phổ cập giáo dục phổ thông trung học vào năm 2020.

(9). Cải tạo môi trường sống của người dân: nhà ở, vệ sinh môi trường ..., phấn đấu 90% số hộ đạt hộ gia đình văn hoá mới.

(10). Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, dòng tộc

(11). Thực hiện tốt quy chế dân chủ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững.

4.3.2. Các giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Trong xây dựng chương trình nông thôn mới, cần phát huy tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Muốn vậy, nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên, đội ngũ cán bộ làm NTM các cấp cần phải đi trước một bước thì mới có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân và cộng đồng. Để khơi dậy, phát huy tinh thần đó cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình, từ đó chủ động, tích cực tham gia cùng đoàn kết chung sức xây dựng NTM. Xây dựng được NTM, không đơn giản người dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tự họ chỉnh trang nhà cửa, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Kinh nghiệm của nhiều nơi trong thời gian triển khai vừa qua cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để họ được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được ý nghĩa, trách nhiệm, vai trò to lớn của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công.

Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được đổi mới bằng nhiều nội dung, hình thức khác nhau. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM, cán bộ cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp với cộng đồng dân cư, người dân,…Ngoài ra, cần chú ý nêu gương những điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời.

Qua điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ cơ sở và người dân cho thấy: Đại bộ phận cán bộ các cấp nhất là cơ sở và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ về các nội dung xây dựng NTM, đặc biệt là các vấn đề: Vai trò chủ thể của người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân trong xây dựng NTM; Việc thu hút nguồn lực trong xây dựng NTM; Quy hoạch NTM; Cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; Nội dung, phương pháp bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái nông thôn; Cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn.v.v. Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn) hiểu đầy đủ hơn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để tự giác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình...

Nội dung tuyên truyền:

- Yêu cầu cấp thiết của xây dựng NTM ở nước ta cũng như huyện Thạch Thất. - 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM

- Những nội dung xây dựng nông thôn mới (11 nội dung cơ bản của Chương trình)

- Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng NTM.

- Phương pháp, các cơ chế chính sách trong xây dựng NTM của Trung ương và của địa phương.

- Các tấm gương điển hình, mô hình mẫu trong xây dựng NTM. Tài liệu chủ yếu sử dụng để tuyên truyền:

- Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị đính số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã. Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị quyết 26; Quyết định 800; Quyết định 491

- Các văn bản khác về xây dựng NTM của Trung ương và địa phương Phương pháp tuyên truyền, vận động:

BCĐ các cấp, BQL xã, Ban phát triển thôn nghiên cứu và biên soạn tài liệu để giới thiệu các nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.

Tổ chức họp và phổ biến tài liệu trên, thảo luận và lấy ý kiến tham gia của các đại biểu tại hội nghị: Hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng hoặc Hội đồng nhân dân xã; Hội nghị chi bộ các thôn, xóm; Tổ chức nhiều buổi phát thanh trong toàn xã; Nơi có điều kiện có thể tổ chức giới thiệu cho hội nghị đại biểu nhân dân từng thôn. Các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến kiến thức qua sinh hoạt đoàn thể cho hội viên. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tiếp tục cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" gắn với xây dựng NTM.

Đảng ủy phân công cho mỗi đảng ủy viên phụ trách một mảng công tác xây dựng nông thôn mới giao cho mỗi đoàn thể nhận thực hiện 1-2 nội dung trong Đề án xây dựng nông thôn mới của xã.

Các thôn tổ chức cam kết giữa các hộ trong việc thực hiện xây dựng các nội dung xây dựng nông thôn mới tại gia đình mình (nâng cao thu nhập trên đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh; cải tạo, chỉnh trang làm đẹp nơi ở; làm đủ các công trình vệ sinh; nâng cấp các công trình nhà ở, công trình phụ, khuôn viên, cải tạo ao, vườn, tường rào, cổng ngõ để có cảnh quan đẹp, tham gia đóng góp đầy đủ theo quy ước...)

Mỗi cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hiện tại hộ của mình, đồng thời phải phụ trách giúp đỡ một nhóm hộ nơi cư trú hoặc cụm dân cư khác thực hiện. 4.3.2.2. Giải pháp về đất đai

Thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông thôn như:

Nên xem xét việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho chính quyền cấp xã thực hiện mà trực tiếp là UBND xã.

Nên xem xét dành một phần đất công ích 5% của địa phương cho hoạt động sản xuất ngoài nông nghiệp có như vậy phần thu từ đất này mới cao mà lại không có sự co kéo về nguồn thu giữa người sản xuất nông nghiệp và bên cho thuê.

4.3.2.3. Giải pháp về phát triển sản xuất

a. Phát triển nông nghiệp

Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghệ cao, dự án sản xuất rau an toàn chất lượng cao và dự án sản xuất hoa chất lượng cao ở các xã.

Tập trung chỉ đạo gieo cấy lúa đúng thời vụ, cơ cấu với các giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng chiếm 100% diện tích để đạt năng suất bình quân trên 12,5 tấn/ha/năm, chỉ đạo thực hiện gieo trồng vụ đông đạt diện tích 1300 ha và 220 ha rau an toàn, 30 ha hoa chất lượng cao, 150- 200 ha cây ăn quả chủ yếu là thanh long ruột đỏ, bưởi diễn, bưởi da xanh, nhãn chín muộn, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có, phấn đấu trồng bổ xung mỗi năm từ 70- 100 ha rừng.

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng cao. Tập trung lãnh đạo chỉ đạo mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau, hoa, cây dược liệu, cây ăn quả và thủy sản; đầu tư hỗ trợ để thực hiện một số mô hình điểm như hoa, rau trái vụ, cây ăn quả, tiếp tục tạo cơ chế hỗ trợ để thay thế bộ giống mới năng suất, chất lượng; hỗ trợ kinh phí và có chính sách ưu đãi để các hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư mua sắm máy móc và nhân rộng một số mô hình chăn nuôi điển hình theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, duy trì và thâm canh diện tích mặt nước 750 ha, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 52.2% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tổng giá trị ngành sản xuất nông, lâm thủy sản ước đạt 618.066 triệu đồng chiếm 11,6% giá trị sản xuất trên địa bàn; trong đó nông nghiệp 562.440 triệu đồng; lâm nghiệp 30.626 triệu đồng; thủy sản: 25.000 triệu đồng.

b. Sản xuất công nghiệp- TTCN, thương mại dịch vụ và du lịch

Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Trung ương và Thành phố để tháo gỡ khó khăn, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cụm công nghiệp làng nghề; hoàn thiện hạ tầng của 6 cụm công nghiệp và đầu tư xây dựng mới 4 cụm công nghiệp, tạo điều kiện về mặt bằng để các doanh nghiệp, các hộ gia đình ở các xã làng nghề phát triển sản xuất ổn định, tập trung, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích và thúc đẩy các sở sản xuất đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên thị trường; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Phối hợp với các sở, ngành Thành phố tổ chức hội chợ làng nghề, quảng bá sản phẩm, xúc tiến đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển, mở rộng thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thôn; đầu tư 01 trung tâm thương mại tại thị trấn Liên Quan phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân.

4.3.2.4. Giải pháp về huy động nguồn lực * Nguồn lực Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn nhà nước cần tập trung hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn càng sớm càng tốt để hạn chế sự thua thiệt của các doanh nghiệp nông thôn.

Ưu đãi về vay vốn đối với các doanh nghiệp đầu trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực làm kinh tế trang trại, phát triển ngành nghề, dịch vụ cơ khí nông nghiệp ...

Hỗ trợ sản xuất giống cây con, và đào tạo khoa học kỹ thuật cho nông dân ... Hỗ trợ công tác tiếp thị đối với các sản phẩm được sản xuất từ các vùng nông thôn, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin từ trung ương đến địa phương, đặc biệt chuyền tải nhanh các vấn đề về pháp luật và thị trường giá cả tới các vùng nông thôn, cụ thể là:

+/ Trợ cấp hình thành các kênh thông tin qua phương tiện truyền thông đại chúng với cước giá rẻ để nông dân có thể sử dụng được.

+/ Hình thành các cơ quan đủ mạnh để thu thập, xử lý, phân tích dự báo và cung cấp thông tin thị trường sản phẩm.

* Nguồn lực khác

Để đẩy nhanh phát triển nông thôn theo hướng CNH nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như:

- Thủ tục cho vay cần nhanh, gọn không phiền phức (hạn chế tình trạng mất cơ hội cho người vay).

- Lượng tiền cho vay không nên khống chế quá cứng nhắc, mà cần phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng tổ chức, từng giai đoạn.

Phát huy nội lực để xây dựng hạ tầng nông thôn, ngoài ra cần xem xét các vấn đề tạo vốn để xây dựng hạ tầng nông thôn như:

- Theo chúng tôi vấn đề “đổi đất lấy hạ tầng” cần phải thực hiện dưới sự quản lý của nhà nước và trên nguyên tắc thị trường là phù hợp để tránh những bê bối, thất thoát như nhiều địa phương đã trải qua.

- Xem xét cho đấu thầu một số công trình nhỏ mà các tổ chức, cá nhân ở địa phương có thể đảm nhận được như: chuyển giao các trạm bơm, hệ thống kênh mương, điện dân dụng... cho các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân đảm nhận và chính họ phải huy động vốn đầu tư khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ đó theo cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 99)