thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh hết sức gay gắt đó là áp lực cạnh tranh. Và để phát triển thì NHTM phải đứng vững trong các môi trường cạnh tranh gay gắt đó. Mặt khác đối tượng kinh doanh của NHTM có tính nhạy cảm rất cao, những biến động của thị trường theo hướng nào cũng dẫn đến sự thay đổi nhất định của Ngân hàng.
Cấp tín dụng là một hoạt động quan trọng, một chức năng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng, là hoạt động thu lợi cao nhất và đem lại rủi ro cao nhất. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả và bảo toàn vốn của mình. Xuất phát từ
nhu cầu phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của Ngân hàng thì công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng hết sức quan trọng. Bằng chức năng, nhiệm vụ và hoạt
động cụ thể của mình, kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng nhằm những mục tiêu sau:
- KSNB đối với hoạt động tín dụng của NHTM nhằm đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng như: chiến lược, chính sách, các điều kiện trong kinh doanh tín dụng, phân chia về chức năng hoạt động, ủy quyền…
- KSNB nhằm phát hiện những sơ hở trong hoạt ododjng tín dụng, những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề xuất với Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín
dụng của Ngân hàng.
- Xác định tính phù hợp của các khoản vay, tính chính xác, đáng tín cậy và kịp thời trong hệ thống thông tin, sổ sách, báo cáo hoạt động tín dụng, báo cáo tài chính: dư nợ, dư nợ quá hạn, mức trích lập dự phòng…
- Đảm bảo hoạt động tín dụng trong ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, các cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, các chiến lược, các chính sách kinh doanh và quy trình nghiệp vụ mà các cấp lãnh đạo quản lý và
điều hành của ngân hàng đã quy định.