KSNB hoạt động tín dụng tại SCB vẫn còn tồn tại những mặt nhược điểm, những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau: - Thứ nhất, phần lớn CBCNV hiểu không đúng về chức năng kiểm soát nội bộ, chức năng quản lý rủi ro tín dụng. Hầu hết đều cho rằng trách nhiệm này thuộc về Khối quản lý rủi ro (phòng QLRRTD, phòng QLRRVH) chứ
chưa ý thức được KSNB nằm trong từng khâu của quy trình nghiệp vụ, đến từng cá nhân trong Ngân hàng. Tuy SCB đã xây dựng được hệ thống KSNB,
đã ban hành đầy đủ các văn bản có liên quan đến khái niệm, chức năng cũng như mục tiêu của công tác này nhưng việc triển khai chưa triệt để, chưa sâu sát. Các cấp lãnh đạo chưa phổ biến hoặc nhấn manh vai trò và chức năng của hệ thống KSNB đến toàn thể CBCNV.
- Thứ hai, chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Việc nhận dạng rủi ro tại SCB chủ yếu chú trọng đến các sự việc đã xảy ra trong quá khứ, gây ra tổn thất cho ngân hàng mà chưa chú trọng đến các rủi ro tiềm tàng, chỉ khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng mới đưa ra những đánh giá và các biện pháp phòng ngừa. Đến thời điểm hiện tại, SCB vẫn chưa xây dựng
được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho danh mục tín dụng và RRVH có thể
xảy ra. Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới
được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước,
đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư
chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống.
Bởi lẽ việc này đòi hỏi thời gian, công sức và chi phí lớn mà SCB đang trong giai đoạn mới hoàn thiện, củng cố bộ máy và con người sau khi hợp nhất nên có thể chưa thể tập trung để thực hiện việc này. Chất lượng đội ngũ
CBNV có chuyên môn và kinh nghiệm cao tại PQLRRTD chưa nhiều, sự
phối hợp công việc giữa các phòng ban với nhau chưa được nhịp nhàng, đồng thuận. Ngoài ra chức năng quản lý rủi ro nằm ngoài quy trình nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, hỡ trợ và giám sát sau nên chưa nhận diện và đánh giá kịp thời đối với từng khoản vay.
- Thứ ba, thiếu sự giám sát và quản lý sau cho vay. Mặc dù nhận thức
được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý sau khi cho vay, tại Chi nhánh vẫn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Nếu có kiểm tra, thì việc này cũng thực hiện cho qua loa, lấy lệ mang nặng tính hình thức và ứng phó với bộ phận KSNB chuyên trách. Nguyên nhân xuất phát từ một phần do nhận thức của CBNV làm công tác tín dụng, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, phần khác do bị áp lực bởi các chỉ tiêu kinh doanh và thiếu sự giám sát, đôn đốc của lãnh đạo.
- Thứ tư, chất lượng của công tác KSNB chuyên trách không cao. Hầu hết các cuộc kiểm tra, kiểm soát tín dụng hiện nay là mang tính hậu kiểm (kiểm tra lại), nặng về hình thức nên các sai sót phát hiện được ít, không trọng yếu và lặp đi lặp lại. Không phát hiện được các gian lận, rủi ro tiềm tàng trong khoản vay, không đánh giá được rủi ro tín dụng cho từng danh mục.
Nguyên nhân là đội ngũ nhân sự thuộc bộ phân kiểm soát nội bộ
chuyên trách chủ yếu là các cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, chuyên môn không thuộc lĩnh vực tín dụng ngân hàng. SCB chưa đề cao vai trò con người trong bộ phận KSNB chuyên trách, xem công tác này như một phần để
hoàn thiện hệ thống KSNB cho nên khâu tuyển dụng đầu vào chưa được chú trọng. Phương pháp kiểm tra thủ công, truyền thống. Tại các bộ phận này tính
tự giác học hỏi của CBNV chưa cao, tinh thần trách nhiệm với công việc không nhiều.
- Thứ năm, bộ phận kiểm toán nội bộ hiện chưa phát huy vai trò giám sát của mình. Bộ phận này hiện nay chưa thực hiện được chức năng kiểm soát, đánh giá độc lập về hệ thống KSNB tín dụng. Chưa xây dựng được chính sách kiểm toán, chưa ban hành quy trình KTNB. Đội ngũ CBNV đều
được tuyển dụng từ nội bộ, đa phần là trẻ tuổi, chuyên môn chưa sâu. Hơn nữa, HĐQT, BKS của Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu này của KTNB.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1, chương 2 đã mô tả thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại SCB thông qua việc sử dụng công cụ đánh giá COSO và Basel áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy SCB đã xây dựng hệ thống KSNB trên cơ sở vận dụng lý thuyết kiểm soát nội bộ vào thực tế để kiểm soát và quản lý hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng còn mang tính tự phát, hình thức nên chưa phát huy được hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng một cách tốt nhất. Những mặt hạn chế nêu trên là căn cứ để tác giả trình bày một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn nhằm làm cho việc kiểm soát rủi ro tín dụng hữu hiệu hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN