Kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 103 - 107)

Kiểm toán nội bộ ở SCB thực hiện chức năng giám sát, là vòng bảo vệ

thứ ba trong hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, nhưng với thực tại, bộ phận này chưa đáp ứng được chức năng của mình. Vì thế, kiểm toán nội bộ buộc phải kiện toàn bộ máy của mình, xây dựng các hướng dẫn để thực hiện được việc đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB tín dụng. Sau hợp nhất, việc tăng trưởng tín dụng của SCB chậm lại và

được NHNN giám sát kỹ nhưng trong thời gian đến sau khi đã ổn định hoạt

mở rộng ngành nghề cho vay, đa dạng hoá sản phẩm cho vay thì buộc bộ máy KTNB phải hoạt động gắt gao và hiệu quả hơn để thực hiện việc đánh giá, phân tích đưa ra những cảnh bảo, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng đệ trình lên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành của ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn. Do đó, việc kiện toàn bộ máy KTNB phải đặt ra ngay từ đây. Những đề xuất mà bộ phận KTNB phải thực hiện gồm:

- Xây dựng chính sách kiểm toán nội bộ: Chính sách kiểm toán nội bộ

là toàn bộ hệ thống các quy định, chuẩn mực trong hoạt động KTNB của các NHTM nhằm để thi hành các mục tiêu đã được HĐQT ngân hàng thông qua. Như vậy khi có chính sách KTNB thì hoạt động của nó dựa trên những nội dung cơ bản của chính sách này từ đường lối, chủ trương, mục tiêu…Để từ

chính sách này bộ phận KTNB mới tiến hành xây dựng các quy trình nghiệp vụ tiếp theo, định hướng việc mình cần phải thực hiện.

- Xây dựng quy trình KTNB

Ngay trong hoạt động đầu tiên của bộ phận kiểm toán nội bộ, điều lệ

kiểm toán nội bộ cần được ban hành dưới sự phê duyệt của hội đồng quản trị

sau khi đã tham khảo ý kiến của ban giám đốc và ban kiểm soát. Đồng thời trưởng ban kiểm soát cũng cần phê duyệt sổ tay kiểm toán nội bộ bao gồm các quy trình kiểm toán. Hàng năm hoặc định kỳ phải luôn luôn cập nhật những thông tin về quy trình kiểm toán, chương trình kiểm toán mẫu đối với các lĩnh vực chưa được đề cập trong cuốn sổ tay lần đầu tiên để hoàn thiện và phù hợp với thực tế của ngân hàng … Quy trình kiểm toán nội bộ trong ngân hàng cần phải được xây dựng đầy đủ các giai đoạn:

Hình 3.1: Lưu đồ quy trình kim toán ni b

* Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, đặc biệt chú trọng các bước công việc sau:

+ Thứ nhất, tìm hiểu mong muốn của các bên hữu quan. Bộ phận KTNB cần có hiểu biết rõ ràng và hoàn chỉnh về mong muốn của các bên liên quan đến hoạt động kiểm toán, để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch.

+ Thứ hai, thu thập thông tin vềđơn vịđược kiểm toán + Thứ ba, lập chương trình kiểm toán

* Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán nội bộ. Các bước công việc cần thực hiện:

+ Thứ nhất, thực hiện các thủ tục kiểm toán. Khâu này bao gồm việc thực hiện các thủ tục và các bước kiểm toán đã được thể hiện trong kế hoạch kiểm toán

+ Thứ hai, ghi chép hồ sơ kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các Giai đoạn 1: Lập kế hoạch cuộc kiểm toán.

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán nội bộ

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán

Giai đoạn 4: Theo dõi việc thực hiện kiến nghị

KTVNB cần tiến hành ghi chép một cách đầy đủ, hợp lý các công việc của họ

vào giấy tờ làm việc. Các phát hiện trong quá trình kiểm toán cần được ghi chép một cách kịp thời với các bằng chứng đi kèm.

* Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán Trong giai đoạn này, trưởng đoàn kiểm toán thông báo kết quả KTNB dưới hình thức báo cáo KTNB. Khi lập báo cáo KTNB, KTVNB cần làm rõ các yếu tố sau: tiêu chí đánh giá, thực tế thu thập kèm theo các bằng chứng thu thập trong quá trình KTNB, nguyên nhân, ảnh hưởng của sự khác biệt giữa tiêu chí đánh giá và thực tế; kết luận và ý kiến là những đánh giá về ảnh hưởng của các vấn đề ghi nhận và ý kiến đối với các hoạt động được rà soát.

* Giai đoạn 4: Theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của KTNB là giai đoạn cuối của một qui trình KTNB nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được sử dụng để cải tiến hoạt động quản lý

- Xây dựng và phát triển nhân sự kiểm toán nội bộ

Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bộ phận kiểm toán nội bộ. Việc xây dựng và phát triển nhân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Về năng lực chuyên môn: Tuyển dụng những người có trình độ, kinh nghiệm phù hợp để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kiểm toán viên nội bộ có năng lực. Đội ngũ KTNB cần thể hiện các kiến thức chuyên môn chuyên sâu về các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, năng lực về quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro.

Về số lượng kiểm toán nội bộ: Số lượng kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào phạm vi kiểm toán của từng năm và mức độ phức tạp của từng cuộc kiểm toán. Các ngân hàng nên xem xét việc tăng số lượng kiểm toán viên, tăng chất

lượng KTVNB thông qua đào tạo để đáp ứng với việc mở rộng quy mô kiểm toán và sự tăng trưởng của mạng lưới và các hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)